Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20, Tiết 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Đỗ Thị Hoa

 I. MỤC TIÊU .

1.Kiến thức:

Học sinh nắm được.

- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. –So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.

2Thái độ:

- Giáo dục học sinh niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước có ý thức bảo vệ tổ quốc.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đánh giá tình hình của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc, đánh giá tình hình chính trị quân sự, luật pháp của một thời kì lịch sử .

II. CHUẨN BỊ.

 1. Giao viên:

- GV: phiếu học tập,

- Bảng phụ về sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.

- Bảng phụ một số đánh giá về luật Hồng HĐức.

- Tham khảo tư liệu thời Lê Sơ.

2. Học sinh: SGK , vở bài soạn

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:

 7A5: 7A6:

1/ Kiểm tra bài cũ.

 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2/ Giới thiệu bài mới: Sau chiến thắng quân Minh- Lê Lợi lên ngôi vua bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển hoá thành bộ máy nhà nước, Lê Lợi bắt tay vào việc xây dựng chính quyền, quân đội ổn định chính trị.

 

doc 3 trang cucpham 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20, Tiết 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20, Tiết 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20, Tiết 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Đỗ Thị Hoa
Tuần 21 Ngày Soạn: 04/01/ 2014
 Tiết 40 Ngày Dạy: 08/01/2014
 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527
 I. MỤC TIÊU .
1.Kiến thức:
Học sinh nắm được.
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. –So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
2Thái độ:
- Giáo dục học sinh niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước có ý thức bảo vệ tổ quốc.
3.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá tình hình của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc, đánh giá tình hình chính trị quân sự, luật pháp của một thời kì lịch sử .
II. CHUẨN BỊ.
 1. Giao viên:
- GV: phiếu học tập, 
- Bảng phụ về sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
- Bảng phụ một số đánh giá về luật Hồng HĐức.
- Tham khảo tư liệu thời Lê Sơ.
2. Học sinh: SGK , vở bài soạn
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 7A1: 7A2: 7A3: 7A4:
 7A5: 7A6: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2/ Giới thiệu bài mới: Sau chiến thắng quân Minh- Lê Lợi lên ngôi vua bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển hoá thành bộ máy nhà nước, Lê Lợi bắt tay vào việc xây dựng chính quyền, quân đội ổn định chính trị...
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức bộ máy chính quyền.
H:Đọc sgk.
? Sau thắng lợi , Lê Lợi đã làm gì?
? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
Vua
Quan đại thần
Binh, bộ, hình, công, lại, lễ
Đại Việt
13Đạo Thừa Tuyên
Phủ
Châu
Huyện
x·
? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần nhiều người cho rằng bộ máy nhà nước thời Lê Sơ tập quyền hơn. Em hãy giải thích điều này, nhận xét đó có đúng không?
- Vì: Vua nắm mọi quyền hành trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ những chức vụ cao cấp.
->Quyền lực nhà vua ngày càng củng cố cao hơn.
? Quan sát lược đồ Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo Thừa Tuyên em thấy có gì khác so với thời Trần?
- Đơn vị hành chính rõ ràng, quy củ hơn
Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức quân đội:
? Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào?
? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó thì chế độ Ngụ Binh ư nông là tối ưu?
- Vì thường xuyên có giặc, việc duy trì lực lượng quân đội tốt song thời bình cần tăng gia sản xuất nhiều...
H:Đọc chữ nhỏ sgk.
? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ, đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên sgk? - Quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
- Chính sách mềm dẻo, kiên quyết.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trừng trị kẻ bán nước...
Hoạt động 2: Tìm hiểu pháp luật.
? Nội dung luật Hồng Đứclà gì?
? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?
- Quyền lợi, địa vị người phụ nữ được tôn trọng...
 1.Tổ chức bộ máy chính quyền.
- Lê Lợi lên ngôi hoàng Đế xây dựng bộ máy nhà nước mới.
+Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền.
+Giúp việc cho vua có quan đại thần.
ở Triều đình có 6 bộ.
.
+ Ngoài ra có cơ quan chuyên trách.
+ Hàm Lâm Viện .
+ Quốc sử Viện .
+ Ngự sử đài .
+ ở địa phương.
+ Chia cả nước thành 13 đạo Thừa Tuyên.
+ Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt.
+ Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã.
-> Đây là nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh nhất thời phong kiến Việt Nam.
2.Tổ chức quân đội:
- Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”.
- Quân đội gồm 2 bộ phận:
 + Quân triều đình.
 + Quân địa phương.
3.Pháp luật.
- Ban hành quốc triều hình luật .
- Nội dung: 
+ Bảo vệ vua- Hoàng Thành.
+ Bảo vệ giai cấp thống trị
+ Bảo vệ phụ nữ.
+ Khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế...
 4. Củng cố:
- GV cho HS so sánh thời Trần và thời Lê Sơ về tổ chức bộ máy chính quyền, quân đội, pháp luật
 5. Hướng dẫn về nhà
 	 - HS trả lời theo các câu hỏi cuối SGK.
 	 - Chuẩn bị : kinh tế thời Lê Sơ gồm những ngành nào? Có phát triển hay không?
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le_so_1428_1.doc