Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được:

_ Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát triển địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề chi sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

_ Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.

 2/ Về tư tưởng: thông quan những sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.

 3/ Về kĩ năng:

_ Biết dùng bản đồ thế giới (quả địa cầu) để đánh dấu đường đi của ba nhà phát kiến địa lý.

_ Biết sữ dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.

 4/ Trọng tâm bài:

_ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.

_ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ thế giới hay quả địa cầu.

_ Những tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

_ Tranh ảnh về những con tàu và những đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ?

2. Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.

3. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?

 A/ Phần mở bài: Bước vào thế kỷ XV nền kinh tế hành hoá phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát triển địa lý làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày càng giàu lên. Một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh chóng ra đời. Để thấy được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài

 

doc 3 trang cucpham 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Lê Thị Kim Phụng
Bài 2:	SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 
Tiết2:	VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được:
_ Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát triển địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề chi sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
_ Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.
	2/ Về tư tưởng: thông quan những sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.
	3/ Về kĩ năng:
_ Biết dùng bản đồ thế giới (quả địa cầu) để đánh dấu đường đi của ba nhà phát kiến địa lý.
_ Biết sữ dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
	4/ Trọng tâm bài:
_ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
_ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ thế giới hay quả địa cầu.
_ Những tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
_ Tranh ảnh về những con tàu và những đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ?
Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?
	A/ Phần mở bài: Bước vào thế kỷ XV nền kinh tế hành hoá phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát triển địa lý làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày càng giàu lên. Một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh chóng ra đời. Để thấy được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài 
1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
Phần giảng
Ø Giải thích: phát kiến địa lí là quá trình tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
 Ä Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý?
Ø Giáo viên kết luận: chính những yếu tố đó (nguyên nhân) dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý.
à Tất cả 4 yếu tố trên đã kích thích giai cấp tư sản phát kiến địa lý.
 Ä Nêu những thành tựu mà giai cấp tư sản châu Âu đã đạt được trước khi tiến hành phát triển địa lý ?
à Đó chính là những điều kiện để thực hiện phát triển địa lý
Ä Kể tên các cuộc phát kiến địa lí ?
Ø Gv: sử dụng bản đồ thế giới tường thuật con đường của các cuộc phát kiến, chỉ rõ vị trí những điểm mà các nhà thám hiểm đã phát hiện ra
Ø Từ những kết quả trên em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc kiến địa lí ?
à Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng, những vùng đất mênh mông.
Ghi nhớ
	1/ Nguyên nhân:
_ Sản xuất phát triển.
_ Vàng bạc.
_ Nguyên liệu.
_ Nhu cầu thị trường.
	2/ Điều kiện thực hiện: khoa học –kĩ thuật tiến bộ.
_ Đóng tàu.
_ La bàn.
	3/ Các cuộc phát kiến địa lí lớn:
_ Va-xcôđơGama.
_ Cô-lôm-bô.
_ Ma-gien-lan.
	4/ Kết quả:
_ Tìm ra những con đường mới.
_ Vùng đất mới.
_ Dân tộc mới.
_ Những món lợi khổng lồ.
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Phần giảng
Ø Gv: giải thích khái niệm “tích lũy tư bản nguyên thủy” và nói rõ thế nào là “tư bản nguyên thủy”
Ä Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?
Ø Gv: kể một số chuyện về “buôn bán nô lệ”, “cướp biển”, “rào ruộng cướp đất”
à Dẫn chứng câu nói của Mác “ Quá trình tích lũy tư bản là quá trình đầy máu và bùn nhơ”
Ø Gv: nêu sự khác nhau giữa “ lãnh địa phong kiến” và “công trường thủ công”.
Ä Xã hội xuất hiện những giai cấp mới nào ?
Ä Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?
Ä Trong xã hội bắt nảy sinh mâu thuẩn gì ?
Ø Kêt luận: chính mâu thuẩn này đã đánh dấu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành à chủ nghĩa tư bản ra đời ngay trong cùng xã hội phong kiến.
Ghi nhớ
	1/ Quá trình tích lũy tư bản nguyên thũy:
_ Cướp bóc thuộc địa.
_ Buôn bán nô lệ da đen.
_ Cướp biển.
_ “Rào đất cướp ruộng”.
	2/ Hậu quả của tích lũy tư bản:
a/ Về kinh tế: công trường thủ công ra đời.
b/ Về xã hội: hình thành giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
c/ Về chính trị: giai cấp tư sản mâu thuẩn với phong kiến, dẩn đến cuộc đấu tranh chống phong kiến à quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
	B/ Sơ kết bài học: vào thế kỉ XIV – XV, ở châu Âu có những cuộc phát kiến địa lí, nó được coi là một cuợc cách mạng trong giao thông và tri thức, nó đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu qúygiá vô tận, đồng thời góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển à quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đế xã hội châu Âu ?
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
V/ DẶN DÒ
_ Học bài kĩ, làm bài tập.
_ Tìm những tư liệu. hình ảnh liên quan đến bài 3.
_ Xem trước bài “ Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Trung Quốc”
*********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_2_su_suy_vong_cua_che_do_phong_kie.doc