Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài: Xã hội nguyên thủy
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài, học sinh có thể:
- Trình bày được quá trình xuất hiện con người trên trái đất; phân biệt được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã
- Trình bày được Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, có quá trình hình thành và phát triển xã hội nguyên thủy gắn liền với xã hội nguyên thủy chung của loài người.
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét sự kiện lịch sử.
- Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh về đời sống của xã hội nguyên thuỷ.
- Lược đồ thế giới những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người.
- Lược đồ Việt Nam những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người.
- Phiếu học tậ, bảng thống kê.
- Giấy A0, bút.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài: Xã hội nguyên thủy
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY LỊCH SỬ 6 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài, học sinh có thể: - Trình bày được quá trình xuất hiện con người trên trái đất; phân biệt được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn. - Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã - Trình bày được Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, có quá trình hình thành và phát triển xã hội nguyên thủy gắn liền với xã hội nguyên thủy chung của loài người. - Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét sự kiện lịch sử. - Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, ảnh về đời sống của xã hội nguyên thuỷ. - Lược đồ thế giới những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người. - Lược đồ Việt Nam những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người. - Phiếu học tậ, bảng thống kê. - Giấy A0, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề có liên quan đến bài học như nguồn gốc của loài người, nguyên nhân nào dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người?... b. Phương thức: - Giáo viên đưa ra 2 quan niệm về nguồn gốc loài người và tổ chức cho học sinh nêu ý kiến. + Loài người tiến hóa từ loại vượn cổ. + Loài người do thượng đế tạo ra. c. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS trình bày ý kiến của mình về nguồn gốc loài người, GV kết luận và lựa chọn ý kiến của HS về quan niệm loài người tiến hóa từ loại vượn cổ để kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? a. Mục tiêu:Trình bày được quá trình xuất hiện con người trên trái đất; nêu được những nét cơ bản về đặc điểm hình dáng, cuộc sống của Người tối cổ. b. Phương thức - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc mục 1, kết hợp quan sát các hình ảnh và cho biết: + Loài vượn cổ xuất hiện trên Trái đất vào thời gian nào? + Khi nào thì loài vượn cổ tiến hóa thành Người tối cổ? + Đặc điểm và đời sống của Người tối cổ như thế nào? Cuộc sống của người nguyên thuỷ Săn ngựa rừng - HS làm việc cá nhân và trình bày, nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét và chốt ý. - Giáo viên sử dụng lược đồ thế giới để chỉ cho học sinh thấy một số địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu tích của Người tối cổ. - Giáo viên đưa ra câu hỏi: + Nguyên nhân nào đã khiến con vượn cổ tiến hóa thành Người tối cổ? + Người tối cổ làm ra lửa như thế nào và có ý nghĩa gì? - Học sinh: trao đổi theo cặp đôi và trình bày, nhận xét, bổ sung - Giáo viên kết luận nguyên nhân quan trọng nhất khiến con vượn cổ tiến hóa thành Người tối cổ là do lao động; phân tích vai trò của lửa đối với cuộc sống của người nguyên thủy và liên hệ với cuộc sống hiện đại. c. Gợi ý sản phẩm: - Cách ngày nay hàng chục triệu năm, loài vượn cổ đã xuất hiện trên Trái đất. - Nhờ lao động loài vượn cổ tiến hoá thành Người tối cổ (khoảng 3-4 triệu năm trước đây). + Nơi tìm thấy dấu tích: Đông Châu Phi, Giava, Trung Quốc. + Đặc điểm: biết đi hoàn toàn bằng hai chi sau, hai chi trước biết cầm nắm, thể tích não phát triển, biết sử dụng, chế tạo công cụ lao động. + Đời sống của Người tối cổ . Sống theo bầy. . Biết săn bắt và hái lượm. . Ở: hang động, mái đá hoặc túp lều bằng cành cây. . Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để nướng chín thức ăn. 2. Người tinh khôn sống thế nào? a. Mục tiêu:Trình bày được những nét cơ bản về đặc điểm cơ thể, cuộc sống của Người tinh khôn; phân biệt được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn. b. Phương thức: - Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn và giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và đọc thông tin SGK, cho biết: - Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào? ở đâu? - Đặc điểm và đời sống của Người tinh khôn? Người tinh khôn Cảnh cuộc sống sinh hoạt của Người tinh khôn - Học sinh sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành nhiệm vụ. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm. - Giáo viên: Tổ chức cho học sinh phát vấn. - Giáo viên hình thành khái niệm thị tộc: Gồm vài chục gia đình, có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bảng so sánh để thấy được điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ. Nội dung Người tối cổ Người tinh khôn Hình dáng ............................................... ............................................... ................................................... ................................................... Đời sống kinh tế ............................................... ............................................... ................................................... ................................................... Tổ chức xã hội ............................................... ............................................... ................................................... ................................................... c. Gợi ý sản phẩm: - Người tinh khôn xuất hiện khoảng 4 vạn năm cách đây ở khắp châu lục. - Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể giống ngày nay, thể tích sọ não lớn. - Đời sống: + Sống thành từng nhóm nhỏ gọi là thị tộc, cùng lao động cùng hưởng thụ. + Biết trồng trọt, chăn nuôi và làm đồ gốm, đồ trang sức và dệt vải. 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. b. Phương thức: - Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động cá nhân và giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và đọc thông tin SGK, cho biết: + Con người phát hiện, chế tạo và dùng công cụ kim loại vào thời gian nào? + Công cụ kim loại có tác dụng gì ? Công cụ, đồ dùng,đồ trang sức bằng đồng Nghề trồng trọt phát triển - Học sinh tìm hiểu và trình bày, bổ sung - Giáo viên chốt ý: Vào 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại và chế tạo ra công cụ lao động bằng kim loại. Do chế tạo ra công cụ bằng kim loại nên sản xuất phát triển, nông nghiệp dùng cày ra đời, năng suất lao động cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa, chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân hóa thành người giàu người nghèo " xã hội nguyên thủy tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp. c. Gợi ý sản phẩm: - Khoảng 4000 năm TCN kim loại được phát hiện và dùng để chế tạo công cụ. - Tác dụng: + Kinh tế: năng suất lao động tăng + Xã hội: phân hoá người giàu, người nghèo. => Xã hội nguyên thuỷ tan rã. 4. Thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam a) Mục tiêu: Biết được những dấu tích, cuộc sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta. b) Phương thức: - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thông tin về những dấu tích của người nguyên thuỷ trên đất nước ta ở bảng thông kê, đọc SGK và quan sát các hình ảnh, lược đồ trao đổi trả lời các câu hỏi: - Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người Việt Nam thời nguyên thủy? - Người nguyên thủy trên đất nước ta đã kiếm ăn như thế nào? - Em hãy kể tên một số đồ trang sức của người Việt Nam thời nguyên thủy. Những đồ trang sức trên phản ánh điều gì về đời sống tinh thần của người Việt Nam thời nguyên thủy? Lược đồ một số di chỉ khảo cổ trên đất nước Việt Nam Số thứ tự Di chỉ khảo cổ Thời gian Đặc điểm công cụ lao động 1. Người tối cổ - Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) - Núi Đọ (Thanh Hóa) - Xuân Lộc (Đồng Nai)... Từ 40 đến 30 vạn năm cách ngày nay Công cụ đá ghè đẽo thô sơ 2. Người tinh khôn giai đoạn đầu Thẩm Ồm (Nghệ An) ; Hang Hùm (Yên Bái) ; Thung Lang (Ninh Bình) ; Kéo Lèng (Lạng Sơn); mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ); Lung Leng (Kon Tum). Từ 3 đến 2 vạn năm cách ngày nay Rìu đá ghè đẽo thô sơ 3. Người tinh khôn giai đoạn phát triển Hòa Bình - Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quỳnh Văn (Nghệ An); Hạ Long (Quảng Ninh)... Từ 12.000 đến 4.000 năm cách ngày nay Rìu mài ở lưỡi ; rìu có vai ; công cụ bằng xương, bằng sừng ; lưỡi cuốc đá ; đồ gốm..... Bảng thống kê về các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta Rìu đá Núi Đọ Các loại rìu đá thuộc văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn Vòng tay, khuyên tai đá - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập với với thống nhất cùng nhau trả lời các câu hỏi nêu trên. - Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm làm việc của nhóm, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm và chốt ý. - Giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ đời sống của người nguyên thuỷ ở Kon Tum. + Những hiểu biết của bản thân về di chỉ Lung Leng và đời sống của người nguyên thủy ở Kon tum? + Đời sống của người nguyên thủy ở Kon Tum có điểm nào giống với người nguyên thủy trên đất nước ta? - Sau khi HS trình bày hiểu biết của bản thân về đời sống của người nguyên thuỷ ở Kon Tum, GV chốt và khẳng định Kon Tum cũng là một trong những cais nôi của loài người người. c) Gợi ý trả lời sản phẩm: * Địa bàn sinh sống: ở khắp nước ta hiện nay * Đời sống vật chất: - Công cụ lao động: thường xuyên cải tiến + Thời Sơn Vi: ghè đẽo các hòn cuội thành rìu. + Thời Hoà Bình - Bắc Sơn: dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, bôn, chày; biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết dùng đồ gốm. - Biết trồng trọt và chăn nuôi. * Đời sống tinh thần: - Biết làm đồ trang sức. - Biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình trên vách đá. - Hình thành một số phong tục tập quán: thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về bài học. b. Phương thức: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau : 1. Dựa vào nội dung của bài học, em hãy hoàn thành sơ đồ về quá trình tiến hóa từ Vượn thành người : 2. Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người Lược đồ một số di chỉ khảo cổ trên đất nước Việt Nam c. Gợi ý sản phẩm: 1. Dựa vào nội dung của bài học, em hãy hoàn thành sơ đồ về quá trình tiến hóa từ Vượn thành người : Vượn người - Thời gian : Khoảng 6 triệu năm cách ngày nay - Hình dáng : có thể đứng và đi bằng 2 chân, dùng tay cầm nắm công cụ lao động - Thể tích não : Khoảng 900 CM3 Người tối cổ - Thời gian : Khoảng 3-4 triệu năm cách ngày nay - Hình dáng : hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân - Thể tích não : Khoảng 1100 CM3 Người tinh khôn - Thời gian : Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay - Hình dáng : cấu tạo cơ thể như người ngày nay, đi thằng, hai tay khéo léo - Thể tích não : Khoảng 1400 CM2 2. Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam những địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người Lược đồ một số di chỉ khảo cổ trên đất nước Việt Nam - Những địa danh ở Việt Nam mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của loài người là : + Dấu tích Người tối cổ tìm thấy trên đất nước Việt Nam: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hoá); Xuân Lộc (Đồng Nai) + Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam (ở giai đoạn đầu: Thẩm Ồm (Nghệ An); Hang Hùm (Yên Bái) ; Thung Lang (Ninh Bình) ; Kéo Lèng (Lạng Sơn); mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ); Lung Leng (Kon Tum). + Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam (ở giai đoạn phát triển: Hòa Bình - Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quỳnh Văn (Nghệ An); Hạ Long (Quảng Ninh)... D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn; đồng thời, giúp những học sinh có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học. b. Phương thức: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động theo nhóm: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về dấu tích của người nguyên thuỷ ở di chỉ Lung Leng (Kon Tum). c. Gợi ý sản phẩm: - Đây là hoạt động mà học sinh tìm hiểu về dấu tích của người nguyên thuỷ ở di chỉ Lung Leng (Kon Tum) - nơi học sinh đang sinh sống. - Học sinh trình bày sản phẩm là các tư liệu, tranh ảnh về dấu tích của người nguyên thuỷ ở di chỉ Lung Leng (Kon Tum) vào đầu tiết lịch sử kế tiếp. - Đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, ghi điểm...
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_bai_xa_hoi_nguyen_thuy.doc