Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021

I Mục tiêu chủ đề:

 1. Kiến thức: Sau khi học chủ đề, học sinh

- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta).

- Biết được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biễn, kết quả.

- Hiểu được nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa.

- Xác định trên lược đồ nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

- Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán và chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

- Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

- Khởi Nghĩa Lý Bí nước Vạn Xuân

- Các cuộc đấu trang giành độc lập từ năm 40 đến thế kỷ IX

 2. Kỹ năng

 - Rèn cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.

 - Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.

 3. Thái độ

 - Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc, biết ơn và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát hình SGK, trình bày được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa.

+ Xác định trên lược đồ nơi khởi nghĩa.

II. Phương pháp dạy học trên lớp:

- Thuyết trình, giải quyết vấn đề, vấn đáp

 III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

a/ Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, nhóm.

b/ ĐDDH:Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.

2. Học sinh: Bài soạn, vở, SGK.

 

docx 35 trang cucpham 01/08/2022 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Năm học 2020-2021
Tuần: 20-25 Ngày soạn: 1/112/2020
Tiết: 19-24 Ngày dạy: 20/01/2021
CHỦ ĐỀ : THỜI KỲ BẮC THUỘC 
VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP.
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ 
 Cơ sở lựa chọn chủ đề .
 - Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử” (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học năm học 2020-2021 ,học kỳ II để xây dựng chủ đề: Thời kỳ bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học tốt môn học, để thể hiện lòng biết ơn với cha ông.
-Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động
I Mục tiêu chủ đề:
 1. Kiến thức: Sau khi học chủ đề, học sinh
- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta).
- Biết được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biễn, kết quả. 
- Hiểu được nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa.
- Xác định trên lược đồ nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán và chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế
- Khởi Nghĩa Lý Bí nước Vạn Xuân
- Các cuộc đấu trang giành độc lập từ năm 40 đến thế kỷ IX
 2. Kỹ năng
	- Rèn cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
	 - Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử. 
 3. Thái độ
 - Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc, biết ơn và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
 4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát hình SGK, trình bày được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa. 
+ Xác định trên lược đồ nơi khởi nghĩa.
II. Phương pháp dạy học trên lớp:
- Thuyết trình, giải quyết vấn đề, vấn đáp
 III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
a/ Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, nhóm....
b/ ĐDDH:Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
2. Học sinh: Bài soạn, vở, SGK..
IV. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển
Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũ 
Tên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mới 
Cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đề
Nội dung liên môn
Nội dung tích hợp (Môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản 
Định hướng các
năng lực cần
phát triển cho HS
Tiết thứ 
( Thứ tự tiết trong PPCT)
Ghi chú
(Điều chỉnh)
Bài 17:
Bài 18:
Bài 19:
Bài 20:
Bài 21:
Bài 22:
Bài 23:
Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành đôc lập.
I. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc
II. Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỷ IX
Công dân, lịch sử..
- Ý thức tinh thần yêu nước
- Hiểu được nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa.
- Xác định trên lược đồ nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán và chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Tiết 21-25
Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành đôc lập.
Luyện tập
Vận dụng
Tìm tòi mở rộng
-Kính trọng quá khứ
Yêu quý đất nước
Lưu ý: 
1. GV mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho học sinh, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 phần I (mục tiêu).
2. GV không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
V Dự kiến thời lượng dạy học
Tiết 1:
 1. Chính trị 
Tiết 2
3. Tìm hiểu chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta
Tiết 3 Tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta 
Tiết 4: Tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Khởi nghĩa Bà Triệu
Tiết 5: Tìm hiểu Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
Tiết 6: Tìm hiểu Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần: 20	 Ngày soạn: / /2020
Tiết : 	19	 Ngày dạy: / / 2021 
CHỦ ĐỀ: THỜI KỲ BẮC THUỘC
VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LÂP
1. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN 
PHƯƠNG BẮC VÀ CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN GIAO CHÂU
a. Chính trị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta).
- Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán và chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
2. Kỹ năng
	- Rèn cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
	 - Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử. 
3. Thái độ
 - Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc, biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
 4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện 
- Ti vi.
	- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh và lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
 	- Những tư liệu lịch sử về Hai Bà Trưng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
 V. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
IV Tiến trình dạy học
TIÊT 1: a Chính trị
3.1 :HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về đất nước ta dưới ách thống trị của các triều đại phương Bắc
Nhiệm vụ: HS dưới sự hướng dẫn của GV hãy trao đổi với bạn và trả lời các câu hỏi
Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi.
- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân và khai thác thông tin và hình ảnh để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
.Cách thức tiến hành hoạt động:
a.Giao nhiệm vụ:
GV có thể giới thiệu : Từ khi nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược, kể từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Trước khi tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc, em hãy quan sát hình trong tài liệu Hướng dẫn học, cho biết những hiểu biết của mình về một số nội dung sau :
- Em biết gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ năm 179 TCN đến thế kỉ X) ?
- Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được. 
b.HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
 c.Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
HS có thể không trả lời đúng và đủ tất cả các câu hỏi trên, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì đó là những câu hỏi gây hứng thú tìm hiểu điều chưa biết đối với HS, câu hỏi có tính chất khởi động nhận thức của HS.
GV cho HS đọc mục tiêu của bài :
3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chính trị:
Mục tiêu:
Trình bày được biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
Nhiệm vụ: HS dưới sự hướng dẫn của GV hãy trao đổi với bạn và trả lời các câu hỏi
Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm.
- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân và khai thác thông tin và hình ảnh để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Cách thức tiến hành hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
a.Chính trị
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 1 SGK trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1 bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62
Sau đó, thảo luận và trả lời câu hỏi :
- Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
- Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm):
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
b, Chính sách cai trị:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 1 SGK trang 47; 
Sau đó, thảo luận và trả lời câu hỏi :
- Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta ntn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm):
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thứ ... n chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Lý Bí, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Lý Bí. 
? Em biết gì về các bức ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa.
	Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Bà 
Triệu, nhà Lương siết chặt hơn nữa ách đô hộ đối với nhân dân ta. Dưới ách thống trị tàn
bạo của nhà Lương, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. Không cam chịu ách áp 
bức bóc lột, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh dưới ngọn cờ của Lý Bí. Hôm nay chúng ta 
cùng đi tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
b.Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
- Mục tiêu: Biết trình bày được theo lược đồ những nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện 
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
 - Thời gian: 20 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi.
? Em biết gì về Lí Bí? Vì sao ông lại mộ quân khởi nghĩa?
? Những hào kiệt nào đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lí Bí? Vì sao?
? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- HS: Trình bày dựa vào lược đồ.
? Sau khi nghĩa quân chiếm các quận, huỵên quân Lương phản ứng như thế nào? Kết quả cuộc khởi nghĩa?
? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
? Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào?
? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì?
? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế?
? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
- Vạn Xuân có nghĩa vạn mùa xuân, mong muốn nước ta trường tồn như vạn mùa xuân...
- Lý Bí tổ chức nhà nước như thế nào? Nhận xét?
- GV: đây là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền sơ khai.
- GV chốt ý, tổng kết bài.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
a. Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta. 
b. Diễn biến
- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng:
- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. 
- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ.
c. Kết quả, ý nghĩa: khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
 	- Thời gian: 4 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).	 
Câu 1. Đâu không phải là lí do hào kiệt và nhân dân khắp nơi đều ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lý Bí? 
A. Muốn giành ngôi vua.
B. Nhân dân ta rất oán hận nhà Lương. 	
C. Ý chí giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta. 
D. Nhà Lương cai trị và bóc lột tàn bạo nhân dân ta. 
Câu 2. Thứ sử Tiêu Tư đã có hành động gì trước cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?
A. Tiêu Tư chặn nghĩa quân tại thành Long Biên.	
B. Tiêu Tư hoảng sợ, bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
C. Tiêu Tư bỏ thành Long Biên nhưng sau đó đem quân đánh úp, nghĩa quân phải rút lui.	
D. Tiêu Tư dùng mưu kế hiểm độc làm nghĩa quân phải rút về Nghệ An.
Câu 3. Kết quả của cuộc tấn công lần thứ nhất của quân nhà Lương?
A. Hai bên cầm cự hơn một năm, quân Lương rút về nước.
B. Nghĩa quân đánh bại quân nhà Lương, giải phóng thêm Hợp Phố 
C. Nghĩa quân đánh bại quân nhà Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.	
D. Quân Lương bao vây nghĩa quân trong thành Long Biên. 
Câu 4. Sau cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi, Lý Bí đã làm gì?
A. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế. 
B. Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ. 
C. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Đại La.	
D. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, dời đô về Thăng Long. 
Câu 6. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?
A. Đất nước tươi đẹp như vạn mùa xuân.
B. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.
C. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ.
D. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
	- Dự kiến sản phẩm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ĐA
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. 
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 ? Trình bày nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
- Thời gian: 3 phút.
 - Dự kiến sản phẩm: HS
	Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi được vì :
Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
Tinh thần yêu nước , dũng cảm , sự đoàn kết , ủng hộ nhiệt tình của nhân dân .
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Xem lại bài cũ
- Soan bài tiếp theo
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung tiết dạy.
Tuần: 25	 Ngày soạn: / /2020
Tiết : 	24	 Ngày dạy: / / 2021 
CHỦ ĐỀ: THỜI KỲ BẮC THUỘC
VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LÂP
c.KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức	
HS trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Ghi nhớ được nhân vật Mai Thúc Loan. Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa. Rèn luyện kỉ năng quan sát tranh, sử dụng bản đồ
2. Kỹ năng	-Kĩ năng đánh giá sự kiện, đọc bản đồ lịch sử.
3.Thái độ	
-Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc. Biết ơn tổ tiên đã anh dũng kiên cường.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
 + Quan sát lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC
3. Dạy bài mới:	
3.1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh 
? Em biết gì về các bức ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh và cuộc khởi nghĩa.
3.2.HOẠT DỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Dự kiến sản phẩm
1-Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
a-Tiểu sử
G: Em có hiểu biết gì về Mai Thúc Loan?
-Quê: Hà Tĩnh
-Nhà nghèo, chăm chỉ, khôi ngô, da đen.
b-Diễn biến
G: Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
-Quân của Mai Thúc Loan chiếm thành Hoan Châu, tấn công thành Tống Bình.
=> Tên Quang Sở Khách bỏ chạy.
G: Kết quả ra sao?
+ 722: 10 vạn quân Đường do Dương Tư Húc chỉ huy đàn áp. 
-Mai Thúc Loan hi sinh.
GV Giao nhiệm vụ cho Hs:
1 Đọc lời nhận xét của Lê Văn Hưu
Đánh giá các nhân vật Lịch sử
3.3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
 	- Thời gian: 15 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, . Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo
Lập bảng thống kê theo mẫu
 Hoàn thành bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc.
TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa (người lãnh đạo)
 Tóm tắt diển biến chính
 Ý nghĩa
1.
Năm 40
2.
Năm 248
3.
Năm 542 -602
4.
Đầu TK VIII
5.
Năm 776 – 791
Dự kiến sản phẩm
TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa (người lãnh đạo)
 Tóm tắt diển biến chính
 Ý nghĩa
1.
Năm 40
Hai Bà Trưng 
- Nổ ra ở Mê Linh nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu.
- Thể hiện ý chí đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền của nhân dân ta. 
- Khẳng định thế lực phong kiến Trung Quốc không thể cai trị nhân dân ta vĩnh viễn được.
2.
Năm 248
Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
- Bùng nổ ở Phú Điền, lan khắp Giao Châu.
3.
Năm 542 -602
Lí Bí
- Nổ ra ở Thái Bình, chưa đầy 3 tháng chiếm hầu hết các quận huyện. Năm 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
4.
Đầu TK VIII
Mai Thúc Loan
- Nổ ra ở Hoan Châu, liên kết với nhân dân Cham pa và khắp Giao Châu chiếm được Tống Bình.
5.
Năm 776 – 791
Phùng Hưng
- Nổ ra ở Đường Lâm nhanh chóng bao vây, tấn công Tống Bình.
3.4.HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. 
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 Quan sát các hình 45,46,50 và đọc nhận xét của Lê văn Hưu em hãy đánh giá công lao của các anh hung dân tộc trong thời kỳ này.
 - Dự kiến sản phẩm: HS
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Xem lại bài cũ
- Soan bài tiếp theo
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung tiết dạy.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_chu_de_thoi_ky_bac_thuoc_va_dau_tranh.docx