Giáo án Lịch sử Lớp 12 nâng cao - Tiết 14-17
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950.
- Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ năm 1950 đến 1973.
2- Về tư tưởng:
- Hiểu rõ mối quan hệ Âu- Á trong lịch sử ( từng là những nước thực dân và những nướoc thuộc địa) và trong hiện tại (đối tác cùng phát triển)
- Giáo dục về khả năng hợp tác trên cơ sở cùng tồn tại và cùng phát triển (xu hướng toàn cầu hóa).
3- Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phương pháp: Tìm tòi nghiên cứu và thông tin tái hiện.
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ thế giới thời kì "chiến tranh lạnh"
+ Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế Tây Âu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 12 nâng cao - Tiết 14-17
Ngày soạn: 14/10/2006 Tổ CM duyệt Tiết 14 Bài 8: Tây âu (tiết 1) I- Mục tiêu bài học: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950. - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ năm 1950 đến 1973. 2- Về tư tưởng: - Hiểu rõ mối quan hệ Âu- á trong lịch sử ( từng là những nước thực dân và những nướoc thuộc địa) và trong hiện tại (đối tác cùng phát triển) - Giáo dục về khả năng hợp tác trên cơ sở cùng tồn tại và cùng phát triển (xu hướng toàn cầu hóa). 3- Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. Ii- phương pháp và đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Tìm tòi nghiên cứu và thông tin tái hiện. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ thế giới thời kì "chiến tranh lạnh" + Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế Tây Âu Iii- cấu trúc giờ dạy: 1- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số:...................................................................................................... - Kiểm tra nội quy:................................................................................................. 2- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hóa và tình hình chính trị của Mĩ từ 1991 đến năm 2000? 3- Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Tây Âu đều chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Tuy nhiên, với sự giúp đở của Mĩ về tài chính trong chiến lược "phục hưng Châu Âu", các nước Tây Âu đã nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển thành một trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Chính vì vậy tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của các nước này có sự phụ thuộc vào Mĩ ở những mức độ khác nhau. 4- Nội dung và phương pháp: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 10 phút 10 phút 5 phút 10 phút I- Tây âu từ năm 1945 đến năm 1950 *Thảo luận : Tình hình Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? *Thảo luận : Các nước Tây Âu phải làm gì trước hoàn cảnh đó? *Thảo luận : Tại sao Mĩ lại giúp đở cho các nước Tây Âu? *Thảo luận : Khái quát về tình hình chính trị các nước Tây Âu? Ii- Tây âu từ năm 1950 đến năm 1973 1- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. *Thảo luận : Khái quát về tình hình kinh tế và KHKT các nước Tây Âu? *Thảo luận: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó? 2- Tình hình chính trị * Thảo luận nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm chính trị Tây Âu giai đoạn này? - Nhóm 2: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn này? * Những xu hướng đối ngoại xuất hiện như thế nào ở các nước Tây Âu? I- Tây âu từ năm 1945 đến năm 1950 * Hoàn cảnh: (Kết hợp sử dụng lược đồ) : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Tây Âu đều chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh + Hàng triệu người chết, mất tích và bị tàn phế. + Nhiều CSVC bị tàn phá. + Đức bị chia cắt + Pháp : CN bằng 38%, NN bằng 50% trước chiến tranh. + Ita-li-a bị tổn thất 1/3 của cải quốc gia. * Về kinh tế: Nhờ chính sách "phụ hưng Châu Âu" của Mĩ, đến năm 1950 cơ bản nền kinh tế Tây Âu đã được phục hồi. * Về chính trị: - Tất cả các nước Tây Âu đều theo chế độ dân chủ đại nghị- nền thống trị của giai cấp tư sản. - Đối nội: + Hàn gắn vết thương chiến tranh. + Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản. - Đối ngoại: + Liên minh chặt chẽ với Mĩ chống Liên xô và Đông Âu. + Tìm cách quay lại thống trị thuộc địa Ii- Tây âu từ năm 1950 đến năm 1973 1- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. * Thành tựu: - Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vượt Mĩ: + Đuổi kịp và vượt Mĩ về dự trử vàng và ngoại tệ. + Pháp: Tốc độ tăng trưởng: 5%, đến dầu thập niên 70, trở thành cường quốc công nghiệp thứ 5 trên thế giới. + CHLB Đức đứng thứ 3( sau Mĩ, Nhật). + Anh có nền công nghiệp thứ 4 trong thế giới tư bản. - Qúa trình liên kết diễn ra mạnh mẽ ( 1957- EEC; 1967- EC) - Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới. * Nguyên nhân phát triển: - áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả. - Tận dụng tốt sự viện trợ kinh tế của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ ở các nước thuộc thế giới thứ ba. - Nổ lực lao động của các tầng lớp nhân dân. 2- Tình hình chính trị * Tình hình chính trị: - Tiếp tục duy trì nền dân chủ tư sản: + Pháp theo nền Cộng hòa đại nghị; + Anh theo nền Quân chủ lập hiến; + Tây Đức theo Cộng hòa liên bang; + Italia theo nền Cộng hòa đại nghị. - Bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, chống phong trào công đoàn của công nhân. * Chính sách đối ngoại: - Thực hiện liên minh chặt chẽ với Mĩ (trong khuôn khổ chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta): + Anh ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam; + CHLB Đức gia nhập khối NATO; + Ita-lia có nhiều căn cứ của Mĩ. - Một số nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại, không hoàn toàn là đồng minh của Mĩ + Pháp phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam, rút ra khỏi bộ chỉ huy NATO (1966), buộc Mĩ rút căn cư ở Pháp. + Phần Lan,Thụy Điển ủng hộ Việt Nam chống Mĩ... - Giai đoạn này, nhiều nước thực dân Tây Âu đã thất bại trong chính sách đối ngoại xâm lược của mình 5- Kết thúc giờ dạy: (4 phút) - Củng cố: + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950. + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ năm 1950 đến 1973. - Bài tập: Lập bảng so sánh chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1945-1950 và 1950-1973 - Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi trong SGK. + Đọc phần đọc thêm. + Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu những thành tựu kinh tế và đặc điểm chính trị Tây Âu từ 1973 đến nay; quan hệ hợp tác của các nước Tây Âu diễn ra như thế nào? Ngày soạn: 18/10/2006 Tổ CM duyệt Tiết 15 Bài 8: Tây âu (tiết 2) I- Mục tiêu bài học: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991. - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Tây Âu từ năm 1991 đến 2000. 2- Về tư tưởng: - Hiểu rõ mối quan hệ Âu- á trong lịch sử ( từng là những nước thực dân và những nướoc thuộc địa) và trong hiện tại (đối tác cùng phát triển) - Giáo dục về khả năng hợp tác trên cơ sở cùng tồn tại và cùng phát triển (xu hướng toàn cầu hóa). 3- Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. Ii- phương pháp và đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Tìm tòi nghiên cứu và thông tin tái hiện. - Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế Tây Âu Iii- cấu trúc giờ dạy: 1- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số:...................................................................................................... - Kiểm tra nội quy:................................................................................................. 2- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hóa và tình hình chính trị của Tây Âu từ 1950 đến năm 1973? 3- Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Với sự giúp đở của Mĩ về tài chính trong chiến lược "phục hưng Châu Âu", các nước Tây Âu đã nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển thành một trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Từ 1973 đến năm 2000. Tây Âu trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ và Nhật Bản. Tình hình chính trị có những biến động nhất định, tuy nhiên về bản chất vẫn là nền chuyên chính của giai cấp tư sản, chính sách đối ngoại có những xu hướng mới. 4- Nội dung và phương pháp: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 10 phút 7 phút 5 phút 7 phút 6 phút Iii- Tây âu từ năm 1973 đến năm 1991 1- Tình hình kinh tế *Thảo luận : Tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1973 đến 1991? 2- Tình hình chính trị- xã hội: *Thảo luận : Tình hình chính trị- xã hội Tây Âu từ năm 1973 đến 1991? *Ví dụ minh họa: ở Anh, tầng lớp giàu chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng lại nắm trong tay gần 50% số TB, 100 công ty lớn kiểm soát tới 50% sản phẩm công nghiệp. IV- Tây âu từ năm 1991 đến năm 2000 1- Tình hình kinh tế *Thảo luận : Tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1991 đến 2000? 2- Tình hình chính trị- xã hội: *Thảo luận : Tình hình chính trị- xã hội Tây Âu từ năm 1991 đến 2000? v- Liên minh châu âu (EU). * Quá trình thành lập và phát triển. * Thảo luận: Quá trình ra đời và phát triển của Liên minh Châu Âu? * Mục tiêu, tổ chức của EU: * EU hiện nay: - Sử dụng đồng tiền chung (EURO) ở 11 nước. - Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của thế giới. - Từ 1990 Việt Nam đặt quan hệ chính thức với EU Iii- Tây âu từ năm 1973 đến năm 1991 1- Tình hình kinh tế - Sau năm 1973, hầu hết các nước Tây Âu rơi vào khủng hoảng nặng nề. +Pháp: Tốc độ tăng trưởng giảm còn 2,4% đến 2,2%. + Anh: 1991 kinh tế tăng trưởng âm (-1,8%) + CHLB Đức có 3 triệu người thất nghiệp năm 1989 + Ita-li-a có 2,5 triệu người thất nghiệp năm 1983. - Bị Nhật Bản, Mĩ cạnh tranh quyết liệt. 2- Tình hình chính trị- xã hội: * Về chính trị: - Nền thống trị của giai cấp tư sản tiếp tục được củng cố. * Về xã hội: - Phân hóa giàu- nghèo ngày càng lớn. - Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ngày càng phát triển. - Tham nhũng, tệ nạn xã hội, bạo lực ngày càng gia tăng. * Về Đối ngoại: - Qua hệ Đông Đức- Tây Đức ngày càng được cải thiện (từ 1972), đến 1989 "Bức tường Berlin" bị phá bỏ. - Quan hệ trong cộng đồng Châu Âu được đẩy mạnh, trở thành Liên minh Châu Âu ( EU-1991) IV- Tây âu từ năm 1991 đến năm 2000 1- Tình hình kinh tế - Từ 1991 đến 1991 kinh tế Tây Âu trải qua sự suy thoái ngắn. - Từ 1994 trở đi kinh tế Tây Âu phục hồi trở lại và phát triển nhanh + Pháp : Mức tăng trưởng là 3,4% + Anh: Mức tăng trưởng là 3,1% + Đức : Mức tăng trưởng là 3,0% + Italia : Mức tăng trưởng là 2,9% + Đến giữa những năm 90 15 nước thành viên chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới với gần 50% giá trị xuất khẩu và hơn 50% các nguồn TB + Khoa học- kĩ thuật, văn hóa, giáo dục phát triển mạnh. 2- Tình hình chính trị- xã hội: * Tình hình chính trị- đối nội: - Cơ bản ổn định, duy trì nền dân chủ tư sản - Những ... n tranh thế giới thứ hai đến năm 1973? Ngày soạn: 20/10/2006 Tổ CM duyệt Tiết 16 Bài 9: nhật bản (tiết 1) I- Mục tiêu bài học: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952. - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973. 2- Về tư tưởng: - Thán phục và tự hào hơn về khả năng con người Châu á. - ý thức hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước. 3- Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. Ii- phương pháp và đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Tìm tòi nghiên cứu và thông tin tái hiện. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ Nhật Bản, Bản đồ thế giới thời kì "chiến tranh lạnh" + Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế Nhật Bản Iii- cấu trúc giờ dạy: 1- ổn định tổ chức: ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số:...................................................................................................... - Kiểm tra nội quy:................................................................................................. 2- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hóa và tình hình chính trị của Tây Âu từ 1991 đến năm 2000? 3- Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Tuy nhiên, với sự giúp đở của Mĩ về tài chính, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển thành một trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Chính vì vậy tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự phụ thuộc vào Mĩ. 4- Nội dung và phương pháp: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 2 phút 8 phút 10 phút 5 phút 5 phút 5 phút I- Nhật bản từ năm 1945 đến năm 1952 *Thảo luận : Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? *Thảo luận : Tình hình chính trị Nhật Bản sau chiến tranh? *Thảo luận : Tại sao Mĩ lại giúp đở cho Nhật Bản? *Thảo luận : Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế Nhật Bản từ 1945 đến 1952? Ii- Nhật bản từ năm 1952 đến năm 1973 *- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. *Thảo luận : Khái quát về tình hình kinh tế và KHKT Nhật Bản? ** Đọc phần chữ nhỏ SGK-Tr 83 *Thảo luận: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó? *Thảo luận: Những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản? *- Tình hình chính trị * Thảo luận nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm chính trị Nhật Bản giai đoạn này? - Nhóm 2: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại Nhật Bản giai đoạn này? I- nhật bản từ năm 1945 đến năm 1952 * Hoàn cảnh: (Kết hợp sử dụng lược đồ) : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh + Khoảng 3 triệu người chết, mất tích. + 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy. + 13 triệu người thất nghiệp. + Chịu sự chiếm đóng của Đồng minh * Về chính trị: - Lực lượng đồng minh có nhiều biện pháp loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và phát xít Nhật. - Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế theo chế độ dân chủ đại nghị. - Đối nội: + Hàn gắn vết thương chiến tranh. + Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản. - Đối ngoại: +Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không sử dụng vũ lực đe dọa... + Liên minh chặt chẻ với Mĩ, dựa vào "chiếc ô" hạt nhân bảo hộ của Mĩ. * Về kinh tế: - Thi hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ. + Giải tán các "Đai bat xư" + Cải cách ruộng đất. + Dân chủ hóa lao động... + Khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục. - Đến năm 1952 Nhật đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. Ii- nhật bản từ năm 1952 đến năm 1973 *- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. * Thành tựu: - Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh (1960 đến 1969 là 10,8%). - 1968 vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai thế giới. - Đầu thập niên 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới. - Về KHKT: Đầu tư nhiều cho nghiên cứu và mua các phát minh (đến 1968 mua hơn 6 tỷ USD tiền phát minh). * Nhận xét: Kinh tế Nhật Bản đã phát triển với tốc độ "Thần kì". * Nguyên nhân phát triển: - Người Nhật có truyền thống lao động sáng tạo, có tay nghề cao... - áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả ở tầm vĩ mô. - Tận dụng tốt sự viện trợ kinh tế của Mĩ, nhận nhiều đơn đặt hàng của Mĩ có giá trị cao. - Các công ty Nhật bản năng động, có tầm nhìn xa. - Chi phí cho các hoạt động quốc phòng ít... * Hạn chế: - Phụ thuộc bên ngoài về tài nguyên, nhiên liệu, thiên nhiên khắc nghiệt. - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (cơ cấu vùng và cơ cấu lãnh thổ0 - Luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu. - Những mâu thuẫn trong nền kinh tế Tư bản ngày càng bộc lộ rõ. *- Tình hình chính trị - Đảng Dân chủ Tự do(LDP) nắm quyền. - Xây dựng nhà nước "phúc lợi chung", tuy nhiên vẫn bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. * Chính sách đối ngoại: - Thực hiện liên minh chặt chẽ với Mĩ - 1956, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. 5- Kết thúc giờ dạy: (3 phút) - Củng cố: + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952. + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973. - Bài tập: Phân tích hiện tượng "Thần kì" Nhật Bản - Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi trong SGK. + Đọc phần đọc thêm. + Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu những thành tựu kinh tế và đặc điểm chính trị Nhật Bản từ 1973 đến nay? Ngày soạn: 20/10/2006 Tổ CM duyệt Tiết 17 Bài 9: nhật bản (tiết 2) I- Mục tiêu bài học: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991. - Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1991 đến 2000. 2- Về tư tưởng: - Thán phục và tự hào hơn về khả năng con người Châu á. - ý thức hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước. 3- Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. Ii- phương pháp và đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Tìm tòi nghiên cứu và thông tin tái hiện. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ Nhật Bản, Bản đồ thế giới thời kì "chiến tranh lạnh" + Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế Nhật Bản Iii- cấu trúc giờ dạy: 1- ổn định tổ chức: ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số:...................................................................................................... - Kiểm tra nội quy:................................................................................................. 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút - Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế- chính trị Nhật Bản từ 1952 đến năm 1973? 3- Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Vốn là nước phụ thuộc nguồn tài nguyên, nhiên liệu từ bên ngoài cho nên Nhật Bản chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới khá nặng nề. Mặc dù vậy, với nền khoa học tiên tiến và khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa Nhật Bản nên Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển, tiếp tục là một trung tâm kinh tế tài chính thế giới. 4- Nội dung và phương pháp: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 15 phút 10 phút 5 phút 5 phút I- Nhật bản từ năm 1973 đến năm 1991 *Thảo luận : Tình hình Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới? *Thảo luận : Tình hình chính trị Nhật Bản năm 1973 đến năm 1991? * Thảo luận: Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở giai đoạn này là gì? Ii- Nhật bản từ năm 1991 đến năm 2000 *- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. *Thảo luận : Khái quát về tình hình kinh tế và KHKT Nhật Bản? *- Tình hình chính trị * Thảo luận nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm chính trị Nhật Bản giai đoạn này? - Nhóm 2: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại Nhật Bản giai đoạn này? I- nhật bản từ năm 1973 đến năm 1991 * Về kinh tế: - Kinh tế gặp nhiều khó khăn, suy thoái (do những hạn chế của nền kinh tế là phụ thuộc vào bên ngoài) -Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường kinh tế tài chính + Dự trử vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần Đức. + Là chủ nợ lớn nhất trên thế giới. * Về chính trị: - Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cầm quyền. - Nhật bắt đầu xây dựng lực lượng phòng vệ hùng mạnh (do sự căng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh). - Đối ngoại: Với sức mạnh kinh tế, Nhật Bản bắt đầu thể hiện sự độc lập trong chính sách đối ngoại. + 1973 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam + Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. +1977 Học thuyết Phu-cu-đa đánh dấu sự trở về với Châu á trong quan hệ đối ngoại. + Tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẻ với Mĩ. Ii- nhật bản từ năm 1991 đến năm 2000 *- Sự phát triển kinh tế và khoa học- kĩ thuật. * Thành tựu: - Mặc dù suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới (10% tỷ trọng kinh tế thế giới) - Khoa học kĩ thuật phát triển với trình độ cao ( công nghiệp dân dụng) *- Tình hình chính trị - Tình hình chính trị không ổn định do sự chấp chính của các đảng đối lập với LDP. - Động đất thường xuyên xảy ra, số người thất nghiệp tăng làm cho xã hội Nhật cũng thêm bất ổn. * Chính sách đối ngoại: - Tiếp tục thực hiện liên minh chặt chẽ với Mĩ - Củng cố quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại. - Quan hệ với các nước NIC và ASEAN ngày càng được tăng cường. * Về văn hóa: - Những giá trị văn hóa truyền thống luôn được duy trì và phát triển. - Đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. 5- Kết thúc giờ dạy: (3 phút) - Củng cố: + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991. + Nắm được khái quát tình hình kinh tế và chính trị Nhật Bản từ năm 1991 đến 2000 - Bài tập: So sánh những nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn này so với giai đoạn trước 1973? - Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi trong SGK. + Đọc phần đọc thêm. + Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu những đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_12_nang_cao_tiet_14_17.doc