Giáo án Lịch sử học Lớp 7 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

2.Thái độ:

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

-Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện:

 - Bản đồ TG

 - Lược đồ châu Âu thời phong kiến

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

IV. Tiến trình dạy - học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

 - GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp. Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

1. Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu

- Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: lược đồ châu Âu thời phong kiến.

 

docx 260 trang cucpham 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử học Lớp 7 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử học Lớp 7 - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử học Lớp 7 - Chương trình cả năm
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1, Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
( Thời sơ, trung kì trung đại )
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.
2.Thái độ:
- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
-Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện:
 - Bản đồ TG 
 - Lược đồ châu Âu thời phong kiến
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word 
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
IV. Tiến trình dạy - học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1
1. Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu 
- Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: lược đồ châu Âu thời phong kiến.
 - Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS ñoïc phaàn 1 và trả lời các câu hỏi sau: 
? Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
? Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào? 
? Lãnh chúa là những người như thế nào?
? Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
? Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
-Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị .
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
2. Hoạt động 2 
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Mục tiêu: - Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và lãnh chúa phong kiến.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: tranh ảnh về lãnh chúa phong kiến. 
 - Thời gian: 10 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến? 
 ? Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?
?Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
? Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?
? Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm trình bày kết quả
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
3. Hoạt động 3 
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh xuất hiện thành thị trung đại và các giai tầng trong thành thị.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: tranh ảnh về thành thị trung đại.
 - Thời gian: 10 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Nguyên nhân xuất hiện thành thi?
? Đặc điểm của thành thị là gì? 
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
-Nguyên nhân: 
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).
-Hoạt động của hành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân...
-Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh ra đời của nhà nước phong kiến châu Âu và sự xuất hiện của thành thị trung đại
	- Thời gian: 3 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1. Lãnh địa phong kiến là
A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được. 
B. vùng đất do các chủ nô cai quản.
C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.
D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá.
Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma?
A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt.
B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt.
C. Các bộ tộc người Giéc-man.
D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng.
Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là
A.lãnh chúa phong kiến
B. nông nô.
C. thợ thủ công và lãnh chúa.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều.
B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống.
C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn.
D. vì số lượng lãnh chúa ngày càng tang.
  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
	- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 ? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa.
 - Thời gian: 2 phút.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
 Chuẩn bị bài 2, tiết 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến.
******************************* 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 2, Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN
2. Kỹ năng:
- Biết xác định đường đi của 3 nhà phát kiến địa lý trên bản đồ biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử
 3. Tư tưởng:
- H/s thấy được tính quy luật quá trình phát triển từ XHPK lên TBCN
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, ..
III. Phương tiện- Bản đồ thế giới
IV. Chuẩn bị:	
1. Chuẩn bị của gv
- Giáo án
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
2. Chuẩn bị của hs
- Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
VI. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiển tra
 XHPK hâu Âu đã được hình thành ntn?
 thế nào là lãnh địa pk? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền KT lãnh địa?
3. Bài mới
3.1 Hoạt động khởi động
 Mục tiêu: Giúp hs nắm đ ... ào thời kì khủng hoảng, suy yếu
Câu 5: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
	A. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng
	B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn
	C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ
	D. Nhân dân căm thù quân đô hộ
Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
 A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Thánh Tông 
Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?
A. Đại Việt sử kí	 B. Đại Việt sử kí toàn thư	
C.Sử kí tục biên	 D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?
	 A. Mùa xuân 1771 B. Mùa xuân 1772
	 C. Mùa xuân 1773 D. Mùa xuân 1774
Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
 A. 1786 B. 1787 C. 1788 D. 1789 
Câu 10: Tại Sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh?
A. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn
B. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
C. Bảo toàn lực lượng
D. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi
Câu 11: Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì:
A. vua mới, còn quá nhỏ tuổi
B. vua và hoàng hậu không đủ năng lực và uy tín
C. vua mới không đủ năng lực và uy tín, nội bộ triều đình nảy sinh mâu thuẫn
D. nội bộ triều đình tranh giành quyền lực
Câu 12: Cho bảng dữ liệu sau:
(A) Thời gian
(B) Sự kiện
1) 1773
a) Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn
2) 1777
b) Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh
3) 1785
c) Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
4) 1789
d) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (A) với sự kiện ở cột (B)
A. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c B. 1-c; 2-d; 3-b; 4-c
C. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a D. 1-a; 2-c; 3-d; 4-b
B.Tự luận (7 điểm)
Câu 1(2 điểm) Khi tiến quân ra Bắc, Lê Lợi chia thành ba đạo quân. Hãy điền nhiệm vụ của mỗi đạo quân theo yêu cầu sau đây?
Đạo quân
Nhiệm vụ
Đạo quân thứ nhất
Đạo quân thứ hai
Đạo quân thứ ba
Câu 2(3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Câu 3(1 điểm) Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?
Câu 4(1 điểm) Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV ?
IV. Đáp án - biểu điểm: 
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
 (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
D
B
D
B
A
C
B
C
D
B. Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Đạo quân thứ nhất : tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. 
- Đạo quân thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo quân thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan. 
0,75
1
0,25
2
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.   
0,25
1
0,75
0,75
0,25
3
- Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nên thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. 
- Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
0,25
0,75
4
- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.
- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng
0,25
0,25
0,5
******************************* 
Ngày soạn: ................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 68,69,70: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
VÙNG ĐẤT SÀI GÒN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của vùng đất Sài Gòn dưới thời nhà Nguyễn. Tình hình kinh tế-văn hóa ở Sài Gòn dưới triều Nguyễn. Quá trình củng cố chế độ phong kiến và sự phân hóa xã hội sâu sắc.
2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về mảnh đất Sài Gòn đã hơn 300 năm tuổi.
3.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sách lịch sử địa phương. Tranh ảnh về Sài Gòn thời nhà Nguyễn.
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
III.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX?
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí vùng đất Nam Bộ, thành lập phủ Gia Định đã chính thức đánh dấu vùng đất Sài Gòn-Gia Định trở thành đơn vị hành chính ở nước ta. Dưới triều Nguyễn vùng đất Sài Gòn phát triển như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở Bài 4: Vùng Đất Sài Gòn Dưới Triều Nguyễn.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: “Nhận thấy tầm quan trọng của Sài Gòn, chúa Nguyễn và Tây Sơn đã có những hành động gì?”
+ Nhận thấy tầm quan trọng về kinh tế, chính trịè Hai phe đều cố tranh lấy Sài Gòn cho kì được.
- GV: “Sau khi chiếm được Sài Gòn, Nguyễn Ánh đã làm gì để bảo vệ vùng đất này?”
+ Xây thành Bát Quái làm căn cứ chống lại quân Tây Sơn.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn giới thiệu về thành Bát Quái trong SGK.
- GV cho HS quan sát hình thành Bát Quái trong sách.
- GV: “Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thay đổi các đơn vị hành chính ở Sài Gòn như thế nào?”.
+ Gia Định kinh thành Gia Định trấn, đứng đầu là viên tổng trấn.
+ Gia Định trấn gồm 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Định, Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên.
+ 1908, đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành, đổi tên tên 4 dinh cũ và giữ nguyên trấn Hà Tiên.
- GV: “Sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã tiếp tục thay đổi đơn vị hành chính ở Sài Gòn như thế nào?”
+ Cho bỏ chức Tổng trấn.
+ Chia 5 trấn cũ thành 6 tỉnh mới ( Biên Hòa, Phiên An, Định Tượng, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
+ Năm 1883 Phiên An đổi thành Gia Định
è Nam Kì Lục tỉnh.
- GV giảng: Năm 1883, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và cho xây lại thành Gia Định mới (thành Phụng) với quy mô nhỏ hơn.
- GV chốt ý: Qua bao thăng trầm, vị trí của Sài Gòn từ cấp Kinh xuống Thành rồi Tỉnhè ảnh hưởng đến đời sống xã hội của Sài Gòn nhưng Sài Gòn vẫn phát triển nhờ vị trí địa lí của mình.
Mục 2:
GV gọi HS đọc mục 2 SGK.
GV chia lớp ra thành 2 nhóm để hoạt động nhóm.
* Nhóm 1: Tình hình kinh tế.
a. Nông nghiệp
b. Thủ công nghiệp
c. Thương nghiệp
* Nhóm 2: Tình hình văn hóa.
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Ban hành chế độ đồn điền.
- Thiết lập một số trục giao thông chính nối Gia Định với Chân Lạp, các tỉnh thành phía Nam và Bắc.
- GV: “Vì sao nhà Nguyễn lại cho thiết lập một số trục lộ giao thông chính?”.
è Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, lúa gạo nhiều không kể xiết, được bán ra Bắc và cho thương nhân nước ngoài.
* Thủ công nghiệp:
- Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, quân xưởng (xưởng đóng tàu, đúc vũ khí)
- Thời Minh Mạng, hoạt động công nghiệp bị hạn chế.
- Cuối TK XVIII, thủ công nghiệp có những bước phát triển mới.
* Thương nghiệp:
- Nông nghiệp và thủ công nghiệp dẫn tới sự hưng khởi của thương nghiệp.
- GV: “Vì sao nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển dẫn tới sự hưng khởi của thương nghiệp?”.
- GV: Bên cạnh nông, công, thương nghiệp còn có nghề đúc súng và đóng tàu. Nhưng về sau nhà Nguyễn hạn chế.
+ Văn Hóa:
- Nhân dân tự lập trường tư ở xóm làng.
- Nội dung là những câu nói trong sách Nho, Lão, Phật.
- Khi giáo dục được chú trọngè Sài Gòn trở thành trung tâm văn hóa.
- 1796, mở khoa thi Hương đầu tiên. Gia Long cho lập một Sở giáo dục, đứng đầu là Đốc học.
- Khuyến khích mở trường tư.
è Hoạt động giáo dục ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam có nhiều khởi sắc.
Nhân dân Sài Gòn vẫn giữ vững truyền thống văn hóa như thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với làng.Xây nhiều đình, chùa. Hoạt động hội hèè thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất phương Nam.
Mục 3:
GV gọi HS đọc mục 3 SGK.
GV: “ Để khuyến khích khai hoang các vua Nguyễn đã có việc làm gì?”.
+ Cho phép người dân biến vùng đất mình khai phá thành tư hữuè Giúp người dân thêm hăng hái lao động, làm tăng số người giàu cóè cậy thế cướp đất của dânè bị mất đất, thêm thuế khóa và lao dịchè đời sống nông ngày càng cơ cực.
- GV: “Trong xã hội lúc này xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản nào?”.
+ Nhân dân, quan lại, địa chủ, triều đìnhè nửa đầu thế kỉ XIX nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- GV: “Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong gia đoạn này?”
- GV chốt ý cuối bài.
I.Sự thăng trầm về vai trò chính trị của vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn
- Đầu thế kỉ XVI, Sài Gòn trở thành khu dân cư đông đúc, ruộng vườn xanh tươi, trù phú.
- Cuộc sống tinh thần và vật chất của cư dân Sài Gòn được cải thiện.
=> Cuối TK XVII, Sài Gòn đã mang dáng vấp của một trung tâm kinh tế-văn hóa.
II.Tình hình kinh tế-văn hóa ở vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn
- Khi người Việt, Hoa đến định cư vùng Sài Gòn, Bến Nghé.
=> Chúa Nguyễn đã tìm cách thương lượng với Chân Lạp.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí Nam Bộ, đặt phủ Gia Định, chọn Sài Gòn làm huyện Tân Bình, cử quan đến cai trị.
=> Sài Gòn-Gia Định trở thành đơn vị hành chính của nước ta.
III.Nhà Nguyễn củng cố chế độ phong kiến-sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc
Chính sách chuyên chế độc đoán
Xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp.
3.Củng cố: (5p)
GV hỏi HS:Trình bày tình hình văn hóa ở vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn?
4.Dặn dò:
Học bài cũ,
IV.Rút kinh nghiệm:
********************** HẾT********************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam.docx