Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 8-16

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Sự đa dạng của chất.

- Đặc điểm các thể cơ bản của chất.

- Tính chất của chất.

- Sự chuyển thể của chất.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nêu được sự đa dạng của chất.

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.

- Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học).

- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.

- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế.

2.2. Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất, đặc điểm thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể.

- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể.

- NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.

3. Về phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Mỗi nhóm HS:

+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su.

+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa.

+ Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa.

+ Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa.

+ Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh.

- Phiếu học tập

 

docx 148 trang cucpham 7901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 8-16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 8-16

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 8-16
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Sự đa dạng của chất.
- Đặc điểm các thể cơ bản của chất.
- Tính chất của chất.
- Sự chuyển thể của chất.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được sự đa dạng của chất.
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.
- Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học).
- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế.
2.2. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất, đặc điểm thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể.
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể.
- NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.
- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Mỗi nhóm HS:
+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su.
+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa.
+ Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh.
Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập. 
a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt khái niệm vật thể, chất, thể và nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài học là: sự đa dạng về chất, tính chất của chất, đặc điểm thể của chất và sự chuyển thể 
b) Nội dung: 
- HS làm phiếu để kiểm tra nhận thức ban đầu về vật thể, chất, thể.
c) Sản phẩm: 
- HS kể tên được ít nhất 3 vật thể, 3 chất, 1 thể. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ cá nhân HS hoàn thành phiếu số 1 trong 1 phút:
Phiếu số 1: 
- Kể tên ít nhất 3 vật thể, chất, 1 thể mà em biết.
- Trả lời: 
+ Vật thể: . 
+ Chất:.
+ Thể: 
- Sau đó chia sẻ nhóm đôi.
- GV chỉ định 3 – 4 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác hóa cho HS việc phân biệt các khái niệm vật thể, chất, thể.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được sự đa dạng của chất; nhận biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.
b) Nội dung: HS đọc sách giáo khoa mục 1 trang 39, 40 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- HS nêu được ít nhất 5 ví dụ về chất.
- HS nhận biết và phân biệt được:
+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
+ Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.
+ Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách mục 1 trang 39, 40 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh là gì?
2. Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.
3. Quan sát hình 9.1 và kể tên vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo có trong hình. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì?
4. Kể tên ít nhất 3 vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong đời sống. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì?
- Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 7 phút: Nhóm 4 HS.
+ Cá nhân HS ghi câu trả lời vào giấy A2.
+ Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Đại diện của một vài nhóm được GV chỉ định trả lời.
GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất
a) Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày được đặc điểm các thể cơ bản của chất thông qua quan sát.
b) Nội dung: HS quan sát Hình 9.2 và hình 9.3 SGK trang 40 và điền vào bảng các thông tin về đặc điểm các thể của chất.
c) Sản phẩm: HS trình bày được đặc điểm cơ bản ba thể của chất như sau:
1. Ở thể rắn: 
	- Các hạt liên kết chặt chẽ.
	- Có hình dạng và thể tích xác định.
	- Rất khó bị nén.
2. Ở thể lỏng: 
	- Các hạt liên kết lỏng lẻo.
	- Có hình dạng không xác định và có thể tích xác định.
	- Khó bị nén.
3. Ở thể khí/ hơi 
	- Các hạt chuyển động tự do.
	- Có hình dạng và thể tích không xác định.
	- Dễ bị nén.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc SGK mục 2 trang 40, quan sát H9.2 và hoàn thiện bảng 9.1.
- Tổ chức thảo luận và GV chuẩn xác câu trả lời.
- GV cung cấp thông tin: Các chất cấu tạo từ các hạt nhỏ bé và chú thích H9.3. - Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS để hoàn thiện bảng nhận xét sau:
Thể
Các hạt liên kết như thế nào?
Có hình dạng xác định không?
Có thể tích xác định không?
Có bị nén không?
Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận về đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- GV chuẩn xác câu trả lời.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự chuyển thể của chất 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
b) Nội dung: 
- HS quan sát tranh, video để phát hiện ra các quá trình chuyển thể.
- HS tiến hành thí nghiệm và nêu được khái niệm của các quá trình chuyển thể.
c) Sản phẩm: 
- HS phát biểu được trong tự nhiên và cuộc sống, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
+ Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
+ Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
+ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
+ Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. 
+ Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng.
d) Tổ chức thực hiện 
- GV chia lớp làm 4 nhóm. 
- GV yêu cầu các nhóm quan sát H9.11; 9.12; 9.13; thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
2. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm?
3. Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thủy tinh?
- GV tổ chức thảo luận nhóm, chỉ định các đại diện trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm rồi yêu cầu HS tiếp tục xem video về hành trình của một giọt nước và nêu các quá trình đã diễn ra.
https://coccoc.com/search?query=video%20h%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%20c%E1%BB%A7a%20gi%E1%BB%8Dt%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự chuyển thể của chất? HS trả lời cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ các nhóm thực hiện thí nghiệm 4,5 theo hướng dẫn trong SGK và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra bằng cách hoàn thiện nhận xét sau:
TN4:
+ Đun nóng nến thì nến chuyển từ thể  sang thể 
+ Tắt đèn cồn, để nguội thì nến chuyển từ thể  sang thể 
TN5:
+ Đun sôi nước thì tại mặt thoáng, nước chuyển từ thể  sang thể  và trong lòng nước xuất hiện các  chứng tỏ có sự chuyển thể của nước từ thể  sang thể 
+ Dưới đáy của bình cầu xuất hiện các . chứng tỏ có sự chuyển thể của nước từ thể  sang thể 
- GV tổ chức thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát và rút ra nhận xét.
- GV thông báo các khái niệm: sự nóng chảy, sự động đặc, sự bay hơi, sự sôi, sự ngưng tụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển thể, mô tả lại các quá trình chuyển thể của chất.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu tính chất của chất
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học).
b) Nội dung: HS quan sát, tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét về các tính chất của chất.
c) Sản phẩm: HS trình bày được các tính chất của chất về:
Tính chất vật lí:
- Thể (rắn, lỏng, khí).
- Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng.
- Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
- Tính nóng chảy, sôi của một chất.
- Tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
Tính chất hóa học:
Có sự tạo thành chất mới (chất bị phân hủy, chất bị đốt cháy)
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS.
- GV tổ chức học tập theo trạm, mỗi nhóm HS xuất phát từ một trạm, TG nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút, sau đó HS lần lượt di chuyển tới các trạm còn lại.
+ Trạm 1: Quan sát các đặc điểm của chất. Đọc tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng về tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
+ Trạm 2: Làm thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước.
+ Trạm 3: Làm thí nghiệm hòa tan muối ăn, dầu ăn.
+ Trạm 4: Làm thí nghiệm đun nóng đường.
- Tại mỗi trạm: ngoài các đồ dùng, GV sẽ để sẵn 1 tờ hướng dẫn nghiên cứu. HS đọc hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào phiếu thu hoạch. Khi chuyển sang trạm tiếp theo, HS không mang theo tờ hướng dẫn mà chỉ cầm theo phiếu thu hoạch.
- Sau khi HS đã đi lần lượt 4 trạm, GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, mỗi đại diện chỉ trình bày kết quả ở một trạm. 
- GV chuẩn hóa kiến thức.
Trạm 1: Các chất khác nhau có đặc điểm khác nhau.
Trạm 2: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
Trạm 3: Muối ăn tan trong nước, dầu ăn không tan trong nước.
Trạm 4: Đường nóng chảy, ngả màu vàng sẫm, sau đó chuyển rắn, màu đen.
Trong các quá trình xảy ra thí nghiệm, có tạo thành chất mới. Tính chất vật lý thể hiện ở quá  ... ển lãm sản phẩm và giới thiệu sản phẩm trước lớp.
* Một số câu hỏi bổ sung.
Câu 1. (Cách bảo quản sữa chua) Tại sao phải để sữa chua ở ngăn mát hoặc ở nhiệt độ khoảng 4-10oC?
Dự kiến câu trả lời: 
Vì khi ở nhiệt độ bình thường(nhiệt độ phòng), sữa chua ở trạng thái lỏng, vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập, sản xuất ra một số chất gây độc cho cơ thể, dẫn đến ngộ độc (rối loạn tiêu hóa: nôn, mửa,có khả năng gây nguy hiểm tính mạng).
Khi ở nhiệt độ 0oC, trạng thái đông đá, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị chết, nên không còn tác dụng tốt trong việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
Câu 2: (Giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng sữa chua an toàn) Có nên sử dụng sữa chua khi đang đói bụng hay không?
Không nên ăn lúc đói.  
Vì nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4 - 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, còn làm cho chúng ta dễ bị viêm loét dạ dày.
Hoạt động 4: Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
- GV: Làm cách nào để có thể quan sát được vi khuẩn trong sữa chua?
- HS: Làm tiêu bản chứa sữa chua, sau đó quan sát dưới kính hiển vi
- GV: Chia nhóm trải nghiệm: 6 nhóm. Các bước tiến hành:
a. Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật
- Lấy một thìa sữa chua không đường pha loãng với 10ml nước cất
- Dùng ống nhỏ giọt hút một lượng nhỏ dịch đã pha loãng, nhỏ một giọt lên lam kính
- Đậy lamen lên mẫu vật
- Dùng giấy thấm nhẹ quanh viền lamen để loại bỏ nước thừa
b. Quan sát dưới kính hiển vi
- Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vaajttreen lam kính vào giữa vùng sáng.
- Quan sát toàn bộ lam kính tại độ phóng đại 400 để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn
- Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát tại độ phóng đại 1000 để quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn.
- Mỗi nhóm học sinh viết một bản báo cáo kết quả quan sát của nhóm theo mẫu do giáo viên hướng dẫn:
Lớp: . Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
I. Nhiệm vụ quan sát
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
II. Xác định dụng cụ, vật mẫu
................................................................................................................................ ................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
III. Cách tiến hành
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
IV. Kết quả quan sát
Vẽ hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau:
Nhận xét hình dạnh vi khuẩn quan sát được
V. Kết luận: Cách để quan sát vi khuẩn
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
3. Báo cáo kết quả trải nghiệm
Lớp:. Nhóm:.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Chủng vi sinh vật(điều kiện nhiệt độ, môi trường lên men):
Nguyên, vật liệu: 
- Nguyên liệu sử dụng/ tác dụng(để làm gì):
- Vật liệu sử dụng/ tác dụng(để làm gì): 
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm thực hiện: Bảng phân công nhiệm vụ
STT
Họ và tên thành viên
Nhiệm vụ
Thời gian hoàn thành
Kết quả đạt được
1
Bùi Văn A
Tìm tư liệu, hình ảnh
2
Nguyễn Thị B
Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
3
..
Thiết kế
4
Vẽ
5
.
Trình bày sản phẩm
- Mỗi thành viên trong nhóm nhận được phiếu đánh giá theo mẫu: Bảng đánh giá đồng đẳng
Họ và tên người đánh giá:..
Nhóm: .
Đánh giá mỗi tiêu chí theo mức độ thang đo như sau:
- Tốt hơn các bạn khác: 2.0 điểm
- Tốt bằng các bạn khác: 1.5 điểm
- Không tốt bằng các bạn khác: 1.0 điểm
- Không giúp được gì cho nhóm: 0 điểm
- Cản trở công việc của nhóm: - 0.5 điểm
 Tiêu chí
Tên thành viên
Nhiệt tình, có trách nhiệm với nhóm
Tích cực thảo luận, Đưa ra ý kiến có giá trị
Phối hợp với các bạn trong nhóm. 
Chấp hành kỉ luật 
Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian
Tổng điểm
Lớp: . Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
I. Nhiệm vụ quan sát
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
II. Xác định dụng cụ, vật mẫu
................................................................................................................................ ................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
III. Cách tiến hành
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
IV. Kết quả quan sát
Vẽ hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau:
Nhận xét hình dạnh vi khuẩn quan sát được
V. Kết luận: Cách để quan sát vi khuẩn
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
4. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm
Mức (1): HS tự lực thực hiện
Mức (2): GV định hướng thông qua 1 gợi ý HS mới thực hiện được
Mức (3): GV định hướng thông qua 2 gợi ý trở lên HS mới thực hiện được
Mức (4): GV định hướng nhưng HS vẫn không thực hiện được.
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
Kỹ năng
Tiêu chí
Mức đáp ứng tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Yếu
Quan sát
Lựa chọn vị trí làm phù hợp, vị trí để thùng ủ sau khi làm
Vệ sinh sau khi làm thí nghiệm.
Lựa chọn hình ảnh, thông tin sắp xếp logic trên bài báo cáo
Vẽ hình ảnh vi khuẩn trong sữa chua sau khi xem trên kính hiển vi
Đo lường
Điều chỉnh lượng nguyên liệu phù hợp khi làm sữa chua 
Điều chỉnh được độ phóng đại kính hiển vi phù hợp khi quan sát
Chọn thời gian ủ cho phù hợp
Suy luận
Phân tích và chọn lọc được các dữ liệu đã thu thập để phục vụ cho bài báo cáo
Trao đổi thông tin khoa học
Trình bày thứ tự qui trình thực hiện làm sữa chua, giải thích rõ từng bước.
Thiết kế, vẽ, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu
Thí nghiệm
Thực hiện đúng các bước làm sữa chua.
Thực hiện các bước làm sữa chua cẩn thận, không đổ, dây bẩn ra ngoài. CHÚ Ý CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG NHIỆT KẾ
Học sinh chỉ ra được các dụng cụ cần dùng khi quan sát
Vận dụng
Đề xuất cách bảo quản sữa chua an toàn
Nêu giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng sữa chua an toàn
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá năng lực ngôn ngữ của học sinh
Kỹ năng
Tiêu chí
Mức đáp ứng tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Yếu
Diễn đạt
Rõ ràng, súc tích
Phong cách tự tin, diễn đạt lưu loát, truyền cảm
Phân phối thời gian hợp lí, trình bày đúng thời gian qui định
Giao tiếp
Thu hút được sự chú ý và tham gia trao đổi của nhóm khác về bài báo cáo của nhóm
Trả lời thỏa đáng câu hỏi của nhóm khác
Nội dung
Nêu được các các bước làm sữa chua
Giải thích được từng bước thực hiện
Nêu được nhiệm vụ thiết kế
Thể hiện rõ tiến trình thực hiện
Nêu được câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ quan sát
Hình thức
Viết đúng chính tả, lời văn mạch lạc
Nội dung chính xác
Nội dung logic, chặt chẽ, hợp lí
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx