Đọc hiểu hai trích đoạn "Việt Bắc" - Tố Hữu

Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.

Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.

Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.

Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.

Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.

 (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi

Câu 1.(0,5 điểm) Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào?

Câu 2. (0,5 điểm)Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì:“Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.

Câu 3. (1,0 điểm) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?

 

docx 6 trang cucpham 02/08/2022 620
Bạn đang xem tài liệu "Đọc hiểu hai trích đoạn "Việt Bắc" - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đọc hiểu hai trích đoạn "Việt Bắc" - Tố Hữu

Đọc hiểu hai trích đoạn "Việt Bắc" - Tố Hữu
* Đề:
I. Phần 1 : Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.
Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.
 (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, https://saos tar.vn)
Câu 1.(0,5 điểm) Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào?
Câu 2. (0,5 điểm)Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì:“Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.
Câu 3. (1,0 điểm) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?
Câu 4.(1,0 điểm) Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. Phần  2: Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền tảng”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cho hai trích đoạn thơ:
(1) “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
...
(2) Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Tố Hữu – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr111,112)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ ý kiến “Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng”
* Đáp án
Mở bài
– Tác giả:    
 + Tố Hữu được xem như lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
+ Nếu theo dõi qua chặng đường thơ Tố Hữu ta chợt phát hiện ra một điều vô cùng đặc biệt, đó chính là đường thơ của ông luôn song hành với đường cách mạng. Điều đó có nghĩa là thơ Tố Hữu phản ánh chân thật từng chặng đường cách mạng Việt Nam, lắm gian khổ hy sinh nhưng cũng đầy hào hùng và oanh liệt.
– Tác phẩm: Năm 1954, trang sử vàng Việt Nam ta ngời sáng bởi chiến thắng chấn động địa cầu tại Điện Biên Phủ. Không lâu sau đó bài thơ “Việt Bắc” ra đời.
– VĐCNL: Nói về bài thơ độc đáo này, có người cho rằng: “Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng”
Thân bài
Khái quát vấn đề:
– Tác giả: Nhắc đến Tố Hữu người đọc liền nhớ về một nhà thơ với phong cách trữ tình chính trị vừa đậm chất sử thi vừa mang tính dân tộc rất đậm đà.
– Tác phẩm: + Việt Bắc ra đời trong hoàn cảnh tương đối đặc biệt. Tháng 10 năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, những người cán bộ phải chia tay đồng bào Việt Bắc để về xuôi.
+ Bài thơ ra đời từ cảm xúc chia tay đầy lưu luyến ấy.
– VĐCNL: Có thể nói, ở Việt Bắc hàm chứa những cung bậc rất riêng. Vừa da diết, thiết tha như một bản tình ca sâu lắng lại vừa mạnh mẽ, oai hùng như một khúc hùng ca.
2. Luận điểm 1: Trước hết, khi đọc qua “Việt Bắc” ta đều nao nao lòng với bản tình ca đầy lưu luyến ấy. Trong lời tình ca ngọt ngào ấy, thiên nhiên và con người Tây Bắc hiện lên thật đẹp:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
* Thiên nhiên Tây Bắc:
– Thời gian: Mùa đông
– Màu sắc:  
 + Màu xanh: Sự tốt tươi, căng tràn nhựa sống của núi rừng
+ Màu đỏ của hoa chuối: Xua tan cái lạnh mùa đông, cả không gian trở nên ấm áp
– Ngày xuân:         
+ Ngập tràn sắc trắng của hoa mơ
+ Màu sắc tươi trẻ, tinh khôi, trong trẻo
-> Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật nên thơ, tràn đầy sức sống
* Con người Tây Bắc:
– Ngày đông:         
+ Tư thế: Đứng trên đồi cao
+ Thế đứng của người làm chủ -> Không bị chìm khuất giữa núi rừng bạc ngàn
+ Ánh dao gài: Con người của lao động
– Ngày xuân:         
+ Hoạt động đan nón – con người lao động hăng say
+ “Chuốt từng”: Sự tỉ mỉ, cần mẫn.
-> Câu lục miêu tả thiên nhiên, câu bát miêu tả con người: Con người chan hòa với thiên nhiên và đang chủ động chinh phục thiên nhiên; Con người trở nên mạnh mẽ hơn, tuyệt vời hơn trong lao động.
Luận điểm 2: Đồng thời, bên cạnh những lời ca du dương, thiết tha ấy ta còn thấy con người và thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thật oai phong, mạnh mẽ như suối nguồn bất tận của một bản hùng ca đầy màu sắc:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
          Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
          Núi giăng thành lũy sắt dày
          Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
– Ở đây thiên nhiên và con người như hòa làm một:
+ Rừng – cây – núi đá và ta – cùng đánh Tây
+ Chung sức, chung lòng, tạo thành một thể thống nhất
– Phép nhân hóa:   
+ “Rừng che bộ đội”, “rừng vây quân thù”
+ Thiên nhiên như có hồn, góp công, góp sức bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm
– Núi:          
+ Như một lũy sắt dày
+ Sự chắc chắn, vững bền tạo nên một địa thế an toàn cho bộ đội
-> Thiên nhiên như một dũng sĩ oai phong, lẫm liệt cùng xông pha ra trận với bộ đội với nhân dân Việt Bắc để chiến đấu với kẻ thù.
Đánh giá tổng hợp:
– Có người cho rằng: “Việt Bắc vừa mang cảm hứng sử thi vừa đậm chất lãng mạn.” Có thể nói với cảm hứng sử thi Tố Hữu đã tạo nên một bản hùng ca tuyệt vời với sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc. Đồng thời, nhà thơ còn dành riêng phần điệp khúc với cảm hứng lãng mạn cho những cung bậc du dương, trầm ấm, lắng đọng như một bản tình ca.
– Nói về đề tài chính trị nhưng không khô khan, cứng nhắc mà giọng điệu lại rất trữ tình. Phải chăng đây là nét riêng, độc đáo của một mình Tố Hữu.
III. Kết bài: HS tự hoàn thành

File đính kèm:

  • docxdoc_hieu_hai_trich_doan_viet_bac_to_huu.docx