Đề văn nghị luận xã hội: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

1. Thế nào là học đi đôi với hành

Học tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận. Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao. Có nhà khoa học đã viết: “Một con ngựa đi chậm nhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích”. Hành mà không đi

đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại. Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông, không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn.

2. Lợi ích của việc “Học đi đôi với hành”

Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Song, thực tế nước ta, nguyên lý này đang bị coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa cao, chưa đạt tới sự kỳ vọng của xã hội.

Nguyên nhân khách quan là nước ta còn nghèo, chưa mua sắm được nhiều dụng cụ học tập và phòng thí nghiệm cho các môn học. Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của nguyên lý học đi đôi với hành để có biện pháp khắc phục.

3. Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều kiện thực hiện học đi đôi với hành.

Để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn. Trồng một cây, chúng ta cũng phải biết cách đào hố nông sâu như thế nào, lấy loại đất nào và phân bón gì cho vào hố, cho cây trồng vào hố và dặm đất thật chặt xung quanh rễ cây ra sao, tưới nước nhiều ít sao cho phù hợp với từng loại cây. Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc. Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng , để hành, những điều học được.

 

docx 13 trang cucpham 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề văn nghị luận xã hội: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

Đề văn nghị luận xã hội: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI- VĂN 9
1.Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành” 
Mở bài 
“Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng. Tại sao và chúng ta thực hiện nguyên lý này bằng cách nào? 
Thân bài 
1. Thế nào là học đi đôi với hành 
Học tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận. Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao. Có nhà khoa học đã viết: “Một con ngựa đi chậm nhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích”. Hành mà không đi 
đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại. Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông, không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn. 
2. Lợi ích của việc “Học đi đôi với hành” 
Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Song, thực tế nước ta, nguyên lý này đang bị coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa cao, chưa đạt tới sự kỳ vọng của xã hội. 
Nguyên nhân khách quan là nước ta còn nghèo, chưa mua sắm được nhiều dụng cụ học tập và phòng thí nghiệm cho các môn học. Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của nguyên lý học đi đôi với hành để có biện pháp khắc phục. 
3. Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều kiện thực hiện học đi đôi với hành. 
Để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống. 
Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn. Trồng một cây, chúng ta cũng phải biết cách đào hố nông sâu như thế nào, lấy loại đất nào và phân bón gì cho vào hố, cho cây trồng vào hố và dặm đất thật chặt xung quanh rễ cây ra sao, tưới nước nhiều ít sao cho phù hợp với từng loại cây. Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động. 
Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc. Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng , để hành, những điều học được. 
4. Liên hệ bản thân 
“Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả. Bản thân em sẽ cố gắng vận dụng thường xuyên “Học đi đôi với hành”, “Học tập suốt đời” và suốt đời thực hiện “Học đi đôi với hành”.
Bác Hồ kính yêu đã dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Hành không chỉ là hành động cụ thể mà là cả thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. Trong lao động sản xuất, phải luôn luôn nghĩ tới vận dụng nguyên lý nào, lý thuyết gì để giải quyết công việc, lao động có năng suất cao. Từ sắp xếp đồ dùng, ghế ngồi cao thấp, đặt để nguyên vật liệu ở đâu, ánh sáng mức độ thế nào, ta đều phải suy nghĩ vận dụng lý thuyết vào hoàn cảnh thực tế cụ thể. 
Kết luận 
Học và hành là hai khâu mà chúng ta phải làm tốt cả hai mới kết hợp chúng với nhau được. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”. 
2. Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị
Mở bài 
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang có phong trào “Học tập tấm gương đạo đức tác phong Bác Hồ”. Một phẩm chất nổi bật mà chúng ta học tập là lối sống giản dị. 
Thân bài 
1. Thế nào là lối sống giản dị 
Giản dị là lối sống chân phương, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Giản dị là biểu hiện của đạo đức xã hội chủ nghĩa. Không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời giờ vào việc không cần thiết. Đó cũng là biểu hiện của nếp sống khoa hoc, có văn hóa.
Giản dị là lối sống đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Chúng ta cần động viên, khuyến khích coi trọng, đề cao lối sống giản dị. 
Lối sống giản dị xuất phát từ quan niệm sống văn minh, khoa học, thực chất, chân thành. Giản dị trước khi biểu hiện thành phong cách sống, phải trở thành ý thức, quan niệm sống của mỗi người. Có như vậy, giản dị được biểu hiện một cách chân thành, trung thực, không gượng ép giả tạo 
2. Làm thế nào để có lối sống giản dị -
Lối sống giản dị là nét đẹp trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiên mà có được. Con người phải thường trực ý thức và rèn luyện, biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày thì mới tạo lập được lối sống giản dị. 
Xuất phát từ nhận thức biết quý trọng lao động, quý trọng những gì mà lao động cần cù mà có được, lối sống giản dị có cơ sở hình thành trong phẩm chất mỗi người. 
Lối sống giản dị đòi hỏi phải biểu hiện một cách chân thành, tự nhiên trong cách ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp hằng ngày. Chúng ta phải có ý thức rèn luyện để có lối sống tiết kiệm. 
3. Học tập lối sống giản dị của Bác Hồ 
Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị. Người dân Việt Nam không ai quên được hình ảnh quen thuộc của Bác trong bộ quần áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su đi nhiều đến mòn vẹt, ăn uống đơn gian “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng“. Không chỉ ở chiến khu Việt Bắc, khi về thủ đô Hà Nội , Bác ở trong ngôi nhà sàn giản đị với những bữa cơm thanh đạm, dép lốp, quạt lá cọ. Cả cuộc đời Bác Hồ là một bài học lớn cho chúng ta về đức tính giản dị. 
4. Liên hệ bản thân: rèn luyện để có lối sống giản dị 
Lối sống giản dị đưa lại cho con người và xã hội nhiều lợi ích. Xã hội có cuộc sống văn minh, ngày càng có điều kiện nâng cao chất lượng sống của con người. Bản thân có lối sống giản dị sẽ dễ hòa nhập cộng đồng bởi vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người trong phong cách sống.
Lối sống giản dị ngược lại với lối sống xa hoa, đua đòi, lãng phí. Nhiều bạn trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có, được gia đình nuông chiều mà quen với lối sống đua đòi, lãng phí, ném tiền qua cửa sổ, lối sống ”Công tử Bạc liêu” sẽ không nhận được sự coi trọng và giúp đỡ của mọi người, khó trở thành người thành đạt, có ích. 
Lối sống giản dị có thể một phần tử bẩm sinh nhưng cơ bản là từ ý thức rèn luyện trong cuộc sống mà có được. Biết quý trọng những gì mình đang có và biết cảm thông chia sẻ với cuộc sống đang khó khăn của người khác, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình lối sống giản dị. Như vây, lối sống giản dị liên hệ chặt chẽ với ý thức tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm công dân và tấm lòng sẻ chia hòa đồng đối với xã hội. 
Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm của cải, tiền bạc là sự khởi nguồn của tích lũy vốn đầu tư. Vốn đầu tư dùng để xây dựng nhà cửa, cầu đường, trường học, nhà máy là phương tiện để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Lối sống giản dị giúp con người tiết kiệm, xã hội tiết kiệm để đầu tư cho tương lai. Đó là ý nghĩa kinh tế của lối sống giản dị.
Lối sống giản dị biểu hiện tấm lòng thông cảm, sẻ chia với hàng triệu đồng bào, bao gồm cả trẻ em và cụ già, đang sống trong tình cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật. Người có tấm lòng tương thân, tương ái không thể sống xa hoa, lãng phí, vô cảm mà phải có lối sống giản dị, tiết kiệm để có thể đóng góp giúp đỡ người khác. 
Kết luận 
Ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị, bản thân em sẽ luôn luôn rèn luyện cho mình lối sống giản dị một cách thực chất, chân thành
3. Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm. 
Mở bài 
Thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao chúng ta cần có lòng dũng cảm và phải làm gì để có lòng dũng cảm? Đó là những câu hỏi mà em muốn trả lời trong bài văn này. 
Thân bài
1. Thế nào là người có lòng dũng cảm, ý nghĩa, vai trò của nó. 
Người có lòng dũng cảm là người có nghị lực, có ý chí sắt đá. Lòng dũng cảm thể hiện ở sự quả cảm, kiên cường, vượt qua những khó khăn đặc biệt, thể hiện phẩm chất anh hùng, phẩm chất vượt lên chính mình, chống lại sự cám dỗ của thói xấu, hành động bảo vệ chân lý, lẽ phải, chống lại cái xấu, cái tiêu cực, có khi phải hy sinh quyền lợi bản thân và cả bản thân mình cho cộng đồng, xã hội và Tổ quốc. 
Chứng minh: lịch sử và thơ văn nước ta đã kể lại nhiều tấm gương về lòng dũng cảm. Đó là anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản bóp nát quả cam và anh dũng đứng lên chống giặc Nguyên Mông tàn bạo, là Lê Lai liều mình cứu chúa. Đó còn là hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) , cô thanh niên xung phong ”Lấy thân mình hứng lấy luồng bom” (Thơ Lâm Thị Mĩ Dạ), anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường, chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc dũng cảm lên chiến địa. tất cả đều là những tâm gương sáng ngời của lòng dũng cảm. 
2. Bình luận: bàn về lòng dũng cảm. 
- Nguồn gốc và vai trò, ý nghĩa của nó. 
Cuộc sống luôn luôn phức tạp. Mỗi người và đất nước luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nguy cơ hiểm nghèo, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, rủi ro. Vì vậy ai cũng cần có lòng dũng cảm để vượt qua các tình huống đó, giúp mình, giúp người khác, giúp cộng đồng và dân tộc, Tổ quốc. 
Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có. Mỗi người có nhận thực, hiểu biết và rèn luyện không ngừng để có lòng dũng cảm. 
Phải vượt lên chính mình “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình” . Khắc phục thói xấu, ích kỷ và cá thói xấu khác, sống có lý tưởng vì dân, vì nước là những tiền đề mà mỗi người cần có để chứa chất lòng dũng cảm. 
Lòng dũng cảm ấy là phẩm chất quan trọng nhất của những người hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống  ... ện tham gia luyện thị, ôn thi ở trường lớp) mà thi tốt nghiệp phổ thông, thi vào đại học đạt điểm cao, nhiều bạn đạt thủ khoa. Khi đi làm, chúng ta sẽ có rất ít thời gian và điều kiện để đi học tập trung theo trường lớp mà chủ yếu là tự học. Ngày nay, một bác sĩ, kỹ sư, thầy gióa mà hàng ngày không đọc được vài chục trang sách bao chuyên môn thì sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Khi đó, không chỉ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ kém đi mà công việc sẽ lúng túng, khó khăn, kết quả sẽ không cao. 
Tự học có nhiều lợi ích như vậy, nên chúng ta phải luôn luôn có ý thức tự học. Tùy theo hoàn cảnh, trình độ mà chúng ta lựa chọn tri thức và phương pháp tiếp nhận phù hợp, tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện khả năng khám phá và tư duy sáng tạo. Nhờ thấy kết quả và lợi ích mà tự học mang lại, chúng ta sẽ thấy hứng thú và đam mê tự học. 
3. Tự học như thế nào cho tốt? 
Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì công cụ, phương tiện cho tự học ngày càng nhiều. Đặc biệt, điện thoại di động và mạng internet càng phổ biến thì chúng ta có điều kiện để tự học và tiếp cận với trình độ chuyên môn, chuyên sâu của thế giới. Tự học nhờ đó có thể đưa lại cho người học trình độ chuyên môn cao. Tự học nhờ có nhiều công cụ hiện đại mà cho ta nhiều hứng thú, đam mê. 
Con người trong xã hội hiện đại ngày nay là phải học tập suốt đời và suốt đời phải tự học. 
Ý thức được sự cần thiết và ích lợi của tự học, bản thân em sẽ luôn cố gắng để tự học, khắc phục mọi hoàn cảnh dù khó khăn đến đâu cũng phải học và tự học. 
4. Bác Hồ là tấm gương sáng về tự học. 
Do phải tìm đường cứu nước từ thời trẻ nên thời gian học ở trường của Bác không được nhiều. Nhưng nhờ tự học, Bác uyên thâm chuyên sâu trên rất nhiều lĩnh vực. Thời thanh niên, Bác đã là nhà báo, chủ bút một tờ báo bằng tiếng Pháp. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ, chủ yếu là tự học. Các lý luận về Cách mạng, con đường và phương pháp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước do tự học, không những được Bác nắm vững mà còn sáng tạo, phát triển, dẫn dắt nhân dân ta thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên, nêu gương sáng cho toàn thế giới. 
Kết luận 
Thời đại khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh chóng đưa loài người lên thời đại tri thức, thời đại hậu công nghiệp. Mỗi người hàng ngày phải tự học để lao động sáng tạo và cống hiến cho hạnh phúc tương lai của đất nước, gia đình và bản thân.
10. BÀN VỀ TÍNH TỰ LẬP
DÀN BÀI SƠ LƯỢC
MB: Nêu vấn đề: giới thiệu về tính tự lập
TB: 
- Giải thích: Tự lập là gì?
- Vì sao phải tự lập?
- Cần làm gì để phát huy tính tự lập?
KB: 
Khẳng định vấn đề
Rút ra bài học
DÀN BÀI CHI TIẾT
MB:
Trong cuộc sống, để đạt được ước mơ mỗi người phải vượt qua bao chông gai thử thách
Nếu mãi ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, bạn sẽ làm được gì?
Hãy mạnh mẽ, tự tin, rèn luyện tính tự lập để đạt được mơ ước.
TB:
Giải thích: Tự lập: là tự xây dựng cuộc sống, tương lai cho mình, không ỷ lại dựa dẫm vào người khác.
Vì sao phải tự lập?
 + Nếu ỷ lại, dựa dẫm vào người khác , ta sẽ không phát huy hết năng lực của chính mình. Khi gặp khó khăn ta sẽ không đủ sức mạnh, ý chí để vượt qua.
 + Tính tự lập giúp ta mạnh mẽ, phát huy, khẳng định năng lực của bản thân. Tính tự lập rèn cho ta ý chí, giúp ta sẵn sàng đương đầu với khó khăn, gian khổ.
 + Khi tự lập, ta sẽ được mọi người thừa nhận năng lực, được tôn trọng.
- Dẫn chứng: Nick Vujicic sinh ra đã là người khuyết tật không có tay chân. Nhờ tính tự lập, anh đã tự mình làm được rất nhiều việc tưởng như không thể làm được. Anh tập chơi bóng, tập bơi lội, tự phục vụ các nhu cầu cá nhân của mình. Nhờ tự lập , anh đã thành công, trở thành giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty tài chính lớn. Hơn thế nữa, anh đã thành công khi viết cuốn sách với nhan đề “Cuộc sống không giới hạn” và trở thành một diễn giả nổi tiếng được khán giả khắp mọi nơi trên các châu lục yêu mến, đón nhận.
-Tự lập là đức tính tốt, nhưng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thiếu tính tự lập, chúng ta cần phê phán những đối tượng ấy.
-Cần phải làm gì để phát huy tính tự lập?
 + Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức
 + Mạnh mẽ, có ý chí, vững vàng, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách.
 + Xây dựng kế hoạch cho tương lai, không ngừng phấn đấu để đạt được ước mơ.
KB:
-Tự lập là đức tính tốt, cần rèn luyện, phát huy.
- Bản thân em cần: tự giác học tập, tiếp thu tri thức, không quản ngại khó khăn, xây dựng kế hoạch cho tương lai, phấn đấu trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xh. 
11. Hãy nói không với các tệ nạn (tiêm chích ma túy)
Dàn ý: 
-MB: Ma túy đã trở thành thảm họa đối với người và toàn xã hội
- Những hậu quả do tệ nạn này để lại không thể nào kể hết được
- Mỗi chúng ta cần phải nói không với tệ nạn này
C2: Hằng năm, ở Việt Nam nói riêng và trên TG nói chung có hàng ngàn nạn nhân chết vì tiêm chích ma túy, căn bệnh HIV/AIDS. Hậu quả do tệ nạn này để lại thật không bút mực nào có thể tả hết. Bao nhiêu gia đình tan thương, bao nhiêu bọn trẻ từ bỏ ước mơ tươi đẹp của mình, đắm chìm trong thế giới u tối do nạn tiêm chích ma túy gây ra. Vậy chúng ta cần có thái độ ntn trước tệ nạn này?
2. TB:
- Giải thích:
+ Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi ngắm vào con người sẽ làm cho thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của con người khiến cho con người không thể tự chủ hành vi của mình.
- Nguyên nhân:
= Con người không phải ai cũng biết hậu quả, tai hại của ma túy gây nên, nên có nhiều người sử dụng vì bị nghiện. Thậm chí có nhiều người hiểu rõ tác hại ghê gớm của ma túy nhưng không tự chủ được bản thân, vẫn sử dụng và bị nghiện
+ Tác hại: Ma túy làm con người bị tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy thoái các giá trị đạo đức, làm cho cuộc sống của con người ngày càng bế tắc. Tác hại của ma túy mang lại cho con người là vô tận không sao kể hết được.
+ Khi đã bị nghiện ma túy thì một người khỏe mạnh cũng sớm trở nên vô dụng không kiểm soát nổi bản thân.
Qúa trình mà một người nghiện trải qua ban đầu quen rồi nhớ và nếu không có thuốc để sử dụng thì không thể chịu nổi. Nếu người đó không có nghị lực tự vượt lên chính mình thì ngày càng lún saua vào con đường nghiện ngập từ hút đến tiêm chích và rất dễ mắc căn bệnh thế kỷ là AIDS.
- Từ việc nghiện ma túy, để có tiền hút chích, các con nghiện dễ dàng đi đến các tệ nạn khác như cờ bạc, trộm cắp thậm chí có thể giết người.
+ Vận dụng: cần nói không với ma túy (chúng ta cần làm gì?)
- Đấu tranh với ma túy là một mặt trận nóng bỏng, bức xúc đang được cả xã hội quan tâm
- Ngày toàn dân chống ma túy ở VN được chọn vào ngày thế giới phòng chống ma túy nhằm ngày 26/6 hằng năm.
- Cuộc đấu tranh phòng chống ma túy là rất cam go, cần có sự nỗ lực từ nhiều phía. Mỗi người cần sống trong một môi trường lành mạnh, cần nhận sự quan tâm chia sẻ của gia đình, sự giáo dục tốt của nhà trường và xã hội. Gia đình quản lí, nhà trường GD, XH tuyên truyền để bản thân mỗi người tự nhận thức được tác hại của ma túy.
- Chúng ta phải kiên quyết nói không với tệ nạn ma túy để giữ gìn cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội
- Nói không với tệ nạn ma túy không có nghĩa là xa lánh kỳ thị những người đã nghiện hoặc mắc căn bệnh thế kỉ AIDS. 
3. KB:
- Mỗi cá nhân phải biết gióng lên cho mình tiếng chuông tự cảnh tình để xã hội không còn ma túy.
- Nói không vs ma túy là cách chúng ta lựa chọn cho mình cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
12. Đề 7: Bàn về hiện tượng nói tục, chửi thề của giới trẻ hiện nay
GỢI Ý:
MB: Tuổi trẻ thời nay có điều kiện sống đầy đủ nhưng cũng dễ mắc phải những thói hư tật xấu trong đó có hiện tượng nói tục chửi thề.
Đây là một hiện tượng xấu đáng phê phán. Việc nói tục chửi thề thể hiện nhận thức lệch lạc và lối sống thiếu văn hóa.
2. TB: Tầm quan trọng của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến giữa con người với con người, người hơn con vật là sử dụng ngôn ngữ.
+ Ngoài ngôn ngữ chung của toàn xã hội, còn có ngôn ngữ riêng của từng cá nhân
+ Thông qua cách nói năng, có thể đánh gia một phần nào về tính cách, bản chất của người nói
- Nhân gian có câu:
“Chim khôn nói tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Hoặc:
“Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu và đẹp. Nó còn là sản phẩm tinh thần vô giá của người Việt, Tiếng Việt rất trong sáng, phong phú và đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn lời nói để giữ gìn trong sáng Tiếng Việt. Mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng cần tránh xa các hiện tượng nói tục, chửi thề làm vẩn đục ngôn ngữ Việt, Văn Hóa Việt.
- Vì sao ta không nên nói tục chửi thể:
+ Nói tục và chửi thề như 1 căn bệnh dịch lây lan rất nhanh cho giới trẻ.
+ Nhiều bạn trẻ cho rằng nói tục chửi thề là cách thể hiện bản lĩnh, thể hiện mình là người sành điệu, chịu chơi. Đó là những nhận thức sai lầm và lệch lạc.
+ Nói tục chửi thề không chỉ làm vẩn đục sự trong sáng của Tiếng Việt mà còn hạ thấp nhân phẩm của bản thân, biểu hiện mình là người thiếu văn hóa, có nhân cách xấu.
- Phê phán: Tuy biết rằng hiện tượng nói tục chửi thề là xấu, đáng phê phán và tránh xa, thế nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn dễ dàng học theo thói xấu đó, nói tục chủi thề ở mọi nơi, trở thành một thói quen xấu khó mà từ bỏ. Đối với hiện tượng và hành động xấu ấy, chúng ta cần phải lên án và tránh xa, không để thói xấu tiêm vào mình
- Vận dụng:
+ Những bạn chẳng mau đã mắc tật nói tục chửi thề thì nên hạn chế và dần dần từ bỏ nó. Còn đối với những bạn học sinh khác, chúng ta cần luôn luôn nói không với hiện tượng nói tục chửi thề và xem nó là kẻ không đội trời chung để không bao giờ trở thành người nói tục chửi thề.
3.KB: Hiện tượng nói tục chửi thề rất đáng phê phán
- Lứa tuổi hs là lứa tuổi đang hình thành nhân cách mooixi chúng ta nên tránh xã các hiện tượng nói tục chữi thề
- Mỗi người hãy cố gắng rèn cho mình kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực để góp phần giữ gìn vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

File đính kèm:

  • docxde_van_nghi_luan_xa_hoi_y_kien_ve_phuong_cham_hoc_di_doi_voi.docx