Đề văn nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực. Chuyện cái kén bướm

Câu chuyện như sau: “ Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình

Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn”.

 

docx 18 trang cucpham 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề văn nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực. Chuyện cái kén bướm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực. Chuyện cái kén bướm

Đề văn nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực. Chuyện cái kén bướm
Ý CHÍ-NGHỊ LỰC – CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚM
Đề bài: Bằng những lí lẽ của mình, hãy viết một bài nghị luận XH ề cái kén bướm trong câu chuyện dưới đây để nêu quan điểm của mình.
Câu chuyện như sau: “ Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.
Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình
Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn”.
Dàn Bài Nghị luận xã hội về cái kén bướm
Mở bài:
+ Tóm tắt ngắn gọn lại câu chuyện, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
2. Thân bài:
Giải thích:
Thông qua câu chuyện, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội:
– Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để con người thử sức và trưởng thành hơn để đạt được thành công.
– Một sự thật mà ta nhận ra trong quá trình nghị luận xã hội về cái kén bướm đó chính là sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi ,đúng lúc sẽ trở thành một mối nguy hại cho người được giúp.
Khẳng định vấn đề:
* Luận điểm 1:
– Khó khăn, thử thách là cơ hội để ta có thêm kinh nghiệm, có thêm kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này.
– Trước khó khăn thử thách, chúng ta cần phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới đạt được thành công như mong đợi.
– Cho dù khó khăn, trắc trở bày ra trước mắt ta và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận sự thật đó và vững vàng để vượt qua.
– Nếu không vượt qua được những khó khăn, thử thách trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ không thể cất cánh lên bầu trời, mà chỉ bò loanh quanh như những con sâu mà thôi.
* Luận điểm 2:
– Trong cuộc sống, trong xã hội, sự giúp đỡ lẫn nhau , yêu thương dân tộc, đồng loại luôn đáng quý và cần thiết nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ: Mất đi cơ hội để rèn luyện bản thân và trưởng thành hơn; Thiếu đi kỹ năng sống; Không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này
+ Hậu quả của việc đó là: khiến người được giúp có tính dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Ý nghĩa của câu chuyện:
– Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ dạy cho ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc mà phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình.
– Nếu nhận sự giúp đỡ từ người khác, ta phải biết trân trọng và nỗ lực hơn nữa
– Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé kia sẽ hối tiếc vì đã giúp đỡ bướm nhỏ mà không để cho chú bướm trưởng thành theo quy luật tự .
Biểu hiện:
– Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc),những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.
– Họ nhận được giúp sức từ xã hội, gia đình nhưng không vì thế mà họ trở nên ỉ lại. dựa dẫm, trái lại họ còn cố gắng thêm rất nhiều và cuối cùng cũng đạt được thành công như mong muốn.
– Trong xã hội hiện nay, có những người có nhiệt huyết và tấm lòng muốn giúp đỡ người khác thật lòng chứ không vì danh lợi nên họ biết cách giúp đỡ trọn vẹn và lâu dài, cho “cần câu” chứ không cho “cá”, như những chương trình truyền hình thực tế “vượt lên chính mình, ngôi nhà mơ ước, câu chuyện ước mơ” luôn trân trọng những con người luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ ước mơ.
– Trái lại, cũng có một số người như cậu bé trong câu chuyện, vì không toàn tâm chú ý mà hấp tấp vội vàng, nên giúp đỡ một cách không suy nghĩ, hời hợt khiến cho người được giúp ỷ lại. Đó là những bậc cha mẹ quá nuông chiều con, khiến cho con trẻ không có ý thức tự lập mà luôn dựa dẫm, thậm chí vô cảm trước mọi việc.
Phê phán và giải quyết:
– Phê phán những ai thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực.
– Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công.
– Giúp đỡ những ai chưa có ý chí nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân mình thì mới thành công.
– Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra những hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng.
Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn, sẽ như chú bướm mãi không bao giờ cất cánh lên được.
– Không nên hời hợt như cậu bé trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động.
3. Kết bài: nghị luận xã hội về cái kén bướm
– Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.
– Hãy đừng vội từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công.
– Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình.
– Giúp đỡ người khác là việc nên làm nhưng giúp đỡ như thế nào để sự giúp đỡ đó trở nên hữu ích và không mang lại hậu quả xấu là điều mà chúng ta cần cân nhắc.
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
	BÀI HỌC GIÁO DỤC EM NHẬN ĐC TỪ CÂU TRUYỆN ?
Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”
*Mở bài:
Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.
Thân bài:
Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.
Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.
Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
 * Bàn luận:
Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức. Nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại.
Không có trở ngại, không có thành công. Bởi trong khó khăn, thử thách, con người mới được rèn luyện và kiện toàn năng lực một cách mạnh mẽ nhất. Người xưa từng khuyên: “Làm việc đừng mong thuận lợi. Thuận lợi quá sinh ra kiêu ngạo”. Thật vậy, để vượt qua khó khăn, thử thách, đạt đến thành công con người phải tự biết vươn lên hoàn thành từng nhiệm vụ.
Mỗi thành công đều bồi đắp bằng những nỗ lực không ngừng và rất nhiều sức lao động. Càng rèn luyện con người càng thêm vững vàng. Cây sồi kia có bộ rễ có khỏe mạnh, chịu đâm sâu, bám chặt vào lòng đất là bởi có những cơn gió mạnh thường xuyên lung lay, đe dọa quật ngã chúng. Bản năng tự vệ đã giúp cây sồi không ngừng tăng cường khả năng bám chặt. Bão tố càng lớn, bộ rễ càng đâm sâu hơn.  ...  người trong cuộc sống.
Bàn luận vấn đề.
Trong cuộc sống, bạn có thể bị thất bại do nhiều nguyên nhân, thậm chí có thể gặp hoạn nạn bất cứ lúc nào<
Điều quan trọng là đứng trước thất bại chúng ta không bỏ cuộc, dũng cảm đương đầu với thử thách, biết đứng dậy để vươn lên. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Phải biết xem sau mỗi khó khắn, phức tạp mà bạn gặp phải trong cuộc sống để làm bài học và bước vững vàng hơn.
Mạnh dạn đối mặt với những thử thách của cuộc đời, đó là sức mạnh tinh thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống. Nhạy bén, sáng tạo, thông minh<.để vượt qua những thử thách đó.
Có gian nan, khó khắn mới biết cuộc sống đầy những phức tạp và con người cần trải nghiệm, qua cuộc sống đầy phức tạp đó là rèn luyện cho mình một ý chí, một trải nghiệm vững vàng luôn đối diện trước những thử thách của cuộc sống.
Rút ra bài học cho bản thân.
Về nhận thức: Hãy dũng cảm, lạc quan, bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công.
Về hành động: Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc,nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận<
 DỰA VÀO CHÍNH MÌNH
“Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
(Theo nguồn Internet)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu chuyện trên.
@ Gợi ý:
Ý nghĩa nội dung câu chuyện:
Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ< Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.
Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều
quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện nêu lên bài học cuộc sống :
Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại,
phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.
Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự
bảo đảm đó.
Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chín Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống.
Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan<
Bài học nhận thức và hành động:
Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất
cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.
GIÁ TRỊ CỦA NGHỊCH CẢNH
Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để xe chỉ, dệt vải).
Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng . Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp . Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng .
Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng – cây đậu phộng . Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ của hai năm trước . Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt .
Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không ? Họ trích một phần tài sản to lớn của mình để dựng một đài k niệm ngay giữa trung tâm thành phố ghi công “những con sâu bọ”. Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng . Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Bình luận, đánh giá, chứng minh về vấn đề nghị luận.
Câu chuyện trên chứa đựng bài học cuộc sống : Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh . Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó . Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quí báu. Bạn sẽ thất bại nếu bạn từ bỏ mọi cố gắng. Bạn sẽ phải đổi mới,phải đối diện với nghịch cảnh nếu bạn muốn tồn tại<
Chứng minh :
Thất bại sẽ là bước đệm để chúng ta cố gắng.
Chứng minh bằng lí lẽ, lập luận.
Bình luận:
Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,<
Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
Bạn sẽ khám phá ra giá trị đích thực của cuộc sống sau những lần vấp ngã.
Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh, bảo thủ.
Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau.
Bài học nhận thức, hành động.
Cần dũng cảm đương đầu với sóng gió, thất bại.
Gặp khó khăn không bi quan, chán nản.
Dũng cảm thay đổi lối sống, suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt.
Cần linh hoạt, nhạy bén khi gặp trở ngại.
Đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.
Vết nứt và con kiến
 Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tụi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
 Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
 Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bộ nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
 ( Hạt giống tâm hồn 5- ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
 Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.
Định hướng:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
-Giới thiệu  câu chuyện
-Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Phân tích, bàn luận vấn đề:
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
– Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
– Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện:
– Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời.
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua.
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhậy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.
(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu  ).
– Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng) .Ta cần phê phán những người có lối sống đó.
*Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống:
– Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
– Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời.
Liên hệ bản thân:
– Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời.
(Tài liệu sưu tầm )

File đính kèm:

  • docxde_van_nghi_luan_xa_hoi_y_chi_nghi_luc_chuyen_cai_ken_buom.docx