Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách lựa chọn một đáp án mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt và thể hiện khát vọng dâng hiến cho đời của tác giả?

A. Viếng lăng Bác C. Con cò

B. Mùa xuân nho nhỏ D. Nói với con

Câu 2: Phần in đậm trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa.” Thuộc thành phần biệt lập nào?

 A.Tình thái C. Phụ chú

 B. Gọi đáp D. Cảm thán

Câu 3: Câu nói: “Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) thể hiện nét đẹp nào của nhân vật anh thanh niên?

 A. Đức khiêm tốn C. Lòng vị tha

 B. Đức tính giản dị D. Đức hi sinh cao cả.

Câu 4: Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ sau là gì?

 Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con!

 A. Dù khó khăn, gian khổ, nhọc nhằn, dù đi đâu về đâu con cũng phải là người sống lạc quan, yêu đời.

 B. Dù đắng cay, khổ cực, nghèo nàn, con cũng phải là người sống có lý tưởng, có lòng khoan dung.

 C. Dù cuộc sống đổi thay, con cũng phải là người sống có nghị lực, có lòng nhân ái, có tinh thần dũng cảm.

 D. Dù thiếu thốn, khổ cực, dù đi đâu về đâu, làm gì, con cũng phải luôn là người cứng rắn, có ý chí nghị lực, niềm tin, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống.

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
....................................
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HỆ ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018 – 2019
MÔN THI: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề
(Đề thi gồm 03 phần, 09 câu, 02 trang)
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách lựa chọn một đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt và thể hiện khát vọng dâng hiến cho đời của tác giả?
A. Viếng lăng Bác C. Con cò
B. Mùa xuân nho nhỏ D. Nói với con
Câu 2: Phần in đậm trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa.” Thuộc thành phần biệt lập nào?
	 A.Tình thái C. Phụ chú
 B. Gọi đáp	 D. Cảm thán
Câu 3: Câu nói: “Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) thể hiện nét đẹp nào của nhân vật anh thanh niên?
 A. Đức khiêm tốn C. Lòng vị tha
 B. Đức tính giản dị D. Đức hi sinh cao cả.
Câu 4: Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ sau là gì? 
 Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con!
 A. Dù khó khăn, gian khổ, nhọc nhằn, dù đi đâu về đâu con cũng phải là người sống lạc quan, yêu đời.
	B. Dù đắng cay, khổ cực, nghèo nàn, con cũng phải là người sống có lý tưởng, có lòng khoan dung. 
	C. Dù cuộc sống đổi thay, con cũng phải là người sống có nghị lực, có lòng nhân ái, có tinh thần dũng cảm. 
 D. Dù thiếu thốn, khổ cực, dù đi đâu về đâu, làm gì, con cũng phải luôn là người cứng rắn, có ý chí nghị lực, niềm tin, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống.
Phần II: Đọc hiểu (1,5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.”
 (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1 (0,5 điểm): Người kể chuyện trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên là ai? 
Câu 2(0,5điểm): Việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện như thế có ý nghĩa gì?
Câu 3(0,5 điểm): Tại sao nhân vật người kể chuyện lại nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được”?
Phần III: Tạo lập văn bản(6,5điểm)
Câu 1(2,0điểm) :
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người. 
 Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn về bức thông điệp mà em đọc được từ ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển và tấm gương soi.
Câu 2(4,5điểm): 
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây đến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con út trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để làm nổi bật tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông.
 -----------------------------Hết----------------------------
MÃ KÍ HIỆU
...........................................
HƯỚNG DẪN CHẤM 
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HỆ ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018 – 2019
MÔN THI: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 03 phần, 09 câu, 03 trang)
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
Đáp án
 Điểm
1
B
0,5 điểm
2
C
0,5 điểm
3
A
0,5 điểm
4
D
0,5 điểm
Phần II. Đọc – hiểu(1,5 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Truyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba - người chiến sĩ cách mạng, người bạn của ông Sáu, người chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu.
0,5
điểm
Câu 2
- Việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện như vậy có ý nghĩa:
+ Tái hiện một cách sinh động, rõ nét, gây xúc động mạnh đối với người đọc, góp phần thể hiện trọn vẹn nội dung của truyện.
+ Làm tăng tính chân thực, và độ tin cậy cao cho câu chuyện, giúp người kể vừa chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, vừa xen vào những suy nghĩ, ý kiến để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc.
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3
- Nhân vật người kể chuyện nghĩ : “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vì: Đó là tình cảm thiêng liêng và sâu nặng đã được trải qua thử thách, có những lúc đau đớn thất vọng, đắng cay đến ngậm ngùi, có những lúc ngọt ngào sâu lắng, nhưng dù trong điều kiện nào, tình cảm đó vẫn luôn mãnh liệt.
0,5
điểm
Phần II. Tạo lập văn bản (6,5 điểm):
 Câu 1
(2,0 điểm)
Câu 2 (4,5điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng mạch lạc, lập chặt chẽ, văn phong lưu loát, không mắc lỗi dùng từ đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận; giải quyết được vấn đề nghị luận; khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Kẻ thù của rừng xanh không ai khác chính là con người. Con người hãy nêu cao ý thức bảo vệ rừng.
0,25 điểm
* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề.
- Nội dung bức thông điệp từ cánh cửa gỗ có gắn tấm biển và tấm gương:
+ Tấm biển có dòng chữ: “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của mình: Hình ảnh ấy có ý khẳng định “Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người.
+ Vì sao con người lại là kẻ thù của rừng xanh? Bởi vì có những con người kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám lợi, coi thường pháp luật mà chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch. Từ đó khẳng định dù trực tiếp hay gián tiếp con người chính là kẻ thù gây ra tội ác hủy hoại, tàn phá rừng xanh.  
0,25
điểm
0,25
điểm
- Hậu quả của việc hủy hoại, tàn phá, khai thác rừng bừa bãi:
+ Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị săn bắn ngày càng cạn kiệt đến mức báo động.(có dẫn chứng và số liệu kèm theo). 
+ Môi trường bị tàn phá, lũ lụt, sạt lở, sói mòn đất thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản thậm chí đe dọa tính mạng của con người, khí hậu  bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta (có dẫn 
chứng cụ thể). 
0,25
điểm
0,25
điểm
- Giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất. 
+ Tấm biển lên tiếng kêu gọi con người hãy nêu cao ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây gây rừng. Bên cạnh việc khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc rừng. Tuyên truyền để mọi người hiểu lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi. 
+ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, xử lí, xử phạt những 
“ kẻ thù của rừng xanh”.  Con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên.
0,25
điểm
0,25
điểm
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp từ tấm biển, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.
0,25
điểm
Câu 2 (4,5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết tạo lập một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện theo bố cục ba phần rõ ràng; Biết bám sát văn bản truyện, biết phát hiện sự việc và tình huống truyện đặc sắc để làm toát lên nội dung kiến thức theo yêu cầu đề bài; Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận: 
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm thể hiện tình yêu làng quê tha thiết gắn bó thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai – một người nông dân hiền lành chất phác qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả.
0,25 điểm
b. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai để làm toát lên được tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông.
 Tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến được bộc lộ sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi trò truyện với con út: 
- Khi mới nghe tin: Ông sững sờ, đau đớn, tủi hổ đến bẽ bàng tìm cách thoái lui khỏi đám đông(Dẫn chứng)
- Khi về đến nhà: Đau đớn, day dứt, cảm thấy nhục nhã, tủi thân, thương con, chửi người dân làng dầu Việt gian bán nước. Khi trấn tĩnh lại ông cố chưa tin, kiểm điểm lại rồi lại tin lại đau khổ.(Dẫn chứng)
- Suốt mấy ngày sau: Ông Hai sống trong tủi hổ không dám đi đâu, quẩn quanh ở nhà, nghe ngóng tin tức, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành nỗi sợ hãi trong ông.
- Khi bị đẩy vào tình thế bế tắc - mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi: Ông Hai cảm thấy tuyệt đường sinh sống, xung đột nội tâm gay gắt đấu tranh về làng hay không về? Cuối cùng ông dứt khoát lựa chọn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Dù đã xác định như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng vì thế mà ông càng đau đớn xót xa.
- Trong lúc bế tắc tuyệt vọng tâm trạng bị dồn nén ông trút nỗi lòng qua lời thủ thỉ với con nhỏ ngây thơ: Qua lời tâm sự ta thấy được nỗi lòng tình cảm sâu nặng, bền chặt của ông với làng, với quê hương đất nước với cách mạng và kháng chiến.
- Khái quát nâng cao: Diễn biến tâm trạng ấy nói lên tiếng lòng yêu làng yêu nước tha thiết của ông Hai. Ông là nhân vật điển hình tiêu biểu cho người nân dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng có tình yêu làng, lòng yêu nước sâu nặng thiêng liêng và bền vững đáng trân trọng, giúp ta thêm yêu thêm tự hào về làng quê đất Việt.
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
c. Khái quát thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện bất ngờ gay cấn đầy thử thách. 
+ Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, chân thực, gợi cảm và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói.
+ Ngôn ngữ truyện đặc sắc: vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
0,5 điểm
d. Khái quát vấn đề nghị luận: 
- Tình cảm của ông Hai với quê hương đất nước với kháng chiến là tình cảm mang tính truyền thống, phổ biến của người dân Việt Nam. 
- Liên hệ rút ra bài học về tình yêu làng, lòng yêu nước trong giai đoạn ngày nay.
0,25 điểm
 ---------------------------Hết-------------------------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: V- 02-TS10D-18 -PG8 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Huyền
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Lương Thị Hà

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v02_pg8_nam_hoc.doc