Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm)

 Hãy nối các sự kiện tiêu biểu của phong trào Cần Vương (1885-1895) sau đây thành một đoạn văn lịch sử có độ dài không quá 200 từ:

 - Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế (đêm 4 rạng ngày 5-7-1885).

 - Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương (13-7-1885)

 - Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).

 - Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1892).

 - Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892).

 - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).

 Câu 2: (6 điểm)

 Trình bày mục tiêu chung của các phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này.

 

doc 12 trang cucpham 7780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
 	KHỐI 12 THPT - NĂM HỌC 2006-2007
 	Môn: Lịch sử (Vòng 1)
 Thời gian làm bài: 150 phút
.................................................................................................................
	A. Lịch sử Việt Nam (14 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Hãy nối các sự kiện tiêu biểu của phong trào Cần Vương (1885-1895) sau đây thành một đoạn văn lịch sử có độ dài không quá 200 từ:
	- Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế (đêm 4 rạng ngày 5-7-1885).
	- Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương (13-7-1885)
	- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
	- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1892).
	- Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892).
	- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
	Câu 2: (6 điểm)
	Trình bày mục tiêu chung của các phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này.
	Câu 3: (6 điểm)
	Quân và dân miền Bắc đã đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ như thế nào? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
	B- Lịch sử thế giới (6 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Hãy điền nội dung của các sự kiện lịch sử sao cho phù hợp với các mốc thời gian trong bảng niên biểu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau đây:
TT
Thời gian
Sự kiện
1
1-9-1939
2
22-6-1941
3
1-1-1942
4
6-6-1944
5
Cuối 1944
6
8-5-1945
7
8-8-1945
8
14-8-1945
	Câu 2 (4 điểm)
	Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập?
.....................................................................................
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
 	KHỐI 12 THPT - NĂM HỌC 2006-2007
 	Môn: Lịch sử (Vòng 1)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
.....................................................................................
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
 A. Lịch sử Việt Nam (14 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Hãy nối các sự kiện tiêu biểu của phong trào Cần Vương (1885-1895) sau đây thành một đoạn văn lịch sử có độ dài không quá 200 từ.......
- Đêm 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mở cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hàng thành. Sáng ngày 5-7-1885, cuộc phản công của phe chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở để tiếp tục tổ chức kháng chiến chống Pháp. Tại đây, ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương. Theo lời kêu gọi, một phong trào yêu nước chống Pháp dưới danh nghĩa "Cần Vương" đã diễn ra sôi nổi ở Trung kỳ và Bắc kỳ. Tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao, qui mô lớn như Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy (1885-1892), Hùng Lĩnh (1887-1892), đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
Câu 2
(6 điểm)
 Trình bày mục tiêu chung của các phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này.
 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ và tổ chức Đảng Lập hiến. Các tầng lớp tiểu tư sản trí thwucs thành lập một loạt các tổ chức chính trị: Tâm Tâm xã, Việt Nam nghĩa đoàn (Hội phục Việt, Hội Hưng Nam), đảng Thanh niên... và hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, xuất bản sách báo yêu nước. Đáng chú ý nhất là tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (1924), cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).
 2. Mục tiêu của phong trào : chống chính sách kìm hãm chèn ép về mặt kinh tế, đòi những quyền tự do dân chủ thông thường, chống chính sách hà khắc đàn áp những người yêu nước và nêu cao quyết tâm giành lại độc lập, lật đổ nền thống trị của đế quốc Pháp.
 3. Ưu điểm và hạn chế của phong trào.
 a. Phong trào được sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo quần chúng nhất là quần chúng thành thị với nhiều hình thức đấu tranh phong phú sôi nổi.
 b. Phong trào không có một tổ chức lãnh đạo thống nhất, có bề rộng, thiếu chiều sâu, chỉ bột phát nhất thời, thiếu cơ sở vững chắc trong quần chúng. Quần chúng nông dân, thành phần đông đảo nhất trong nhân dân chưa được thu hút vào phong trào. Hạn chế trên đây thể hiện tính tự phát còn chi phối các phong trào, nói lên tình trạng thiếu đường lối cách mạng đúng đắn của một giai cấp tiến bộ.
(1 điểm)
(2 điểm)
(1,5 điểm)
Câu 3
(6 điểm)
 Quân và dân miền Bắc đã đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ như thế nào? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 1. Từ 1964 đến 1972, đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Đây là một bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ khi chúng tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hoá chiến tranh". Mục đích của chiến tranh pha shoaij là phá hoại tieemfluwcj kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, củng cố tinh thần Nguỵ quân, Nguỵ quyền đang suy sụp, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
 Tính chất của chiến tranh phá hoại rất dã man vì mục tiêu phá hoại là đánh phá cầu đường, cơ sử kinh tế, quân sự, bệnh viện, trườn học, các cơ sở tôn giáo,tín ngưỡng, các công trình văn hoá, di tích lịch sử, những khu vực đông dân, thành phố , thị xã... có tính chất huỷ diệt. Mức độ đánh phá rất quyết liệt.
 2. Miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế, vừa sản xuất , vừa chiến đấu, vừa chi viện cho miền Nam chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Bắc đã thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân,toàn dân, toàn diện. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3234 máy bay hiện đại của Mỹ, tiêu diệt và bắt sống được nhiều giặc lái, bắn cháy và bắn bị thương 143 tàu chiến và tàu biệt kích. Ngày 31-3-1968, tổng thống Mỹ John Son phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào, đến ngày 1-11-1968 Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện ném bom miền Bắc.
 3. Từ 1970, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, đặc biệt ác liệt từ 4-1972. Cuộc chiến tranh phá hoại lần này vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 về số lượng bom đạn, quy mô, thủ đoạn. Để tạo ra hiệu quả lớn nhất, gây tác động mạnh nhất, Mỹ đã tập trung nhiều loại máy bay hiện đại nhất, vũ khí có sức tàn phá lớn, đánh ồ ạt vào các mục tiêu quan trọng (quân sự, các trung tâm kinh tế, dân cư...) hy vọng nhanh chóng huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, gây sức ép làm giảm sức tiến công của quân ta trên chiến trường miền Nam, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
 Do được chuẩn bị từ trước và luôn luôn ở thế sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc đã chủ động kịp thời giáng trả quyết liệt ngày từ trận đầu và giành thắng lợi ngày càng giòn giã với đỉnh cao là trận " Điện Biên Phủ trên không" (12-1972). Ngày 15-01-1973, Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động quân sự ở miền Bắc nước ta. Tính chung trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, miền Bắc đã bắn rơi 735 máy bay Mỹ, bắn cháy và bắn bị thương 125 tàu chiến, tàu biệt kích, diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái. 
 4. Ý nghĩa lịch sử.
 - Đập tan âm mưu gây chiến tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN ở miền Bắc, giữ vững sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
 - Cổ vũ mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống Mỹ xâm lược, đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán, buột Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1973.
Câu 1 
(2 điểm)
B- Lịch sử thế giới (6 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Hãy điền nội dung của các sự kiện lịch sử sao cho phù hợp với các mốc thời gian trong bảng niên biểu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau đây:
TT
Thời gian
Sự kiện
1
1-9-1939
Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
2
22-6-1941
Đức tần công Liên Xô
3
1-1-1942
Mặt trận Đồng minh chống PX thành lập
4
6-6-1944
Mỹ, Anh mở "Mặt trận thứ hai"
5
Cuối 1944
Toàn bộ lãnh thổ Liên Xô sạch bóng quân thù
6
8-5-1945
PX Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
7
8-8-1945
Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
8
14-8-1945
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
Mỗi ý 0,25 điểm.
Câu 2 
(4 điểm)
 Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập?
 1. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay
 a. Sau khi "thế hai cực" bị phá vỡ, một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành... Tuy vậy, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện xu thế phát triển sau đây:
 b. Xu thế đối thoại hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tồn tại lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
 c. Năm nước lớn là uỷ viên thường trực Hội đồng Bản an LHQ tiến hành thương lượng thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới.
 d. Vai trò của LHQ được tăng cường và đề trong việc duy trì trật tự, anh ninh trên thế giới.
 e. Tất cả các quốc gia dân tộc đang điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới, nhằm củng cố vị trí của mình hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng.
 g. Một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế bắt đầu, trong đó các quốc gia dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới.
 2. Những thời cơ và thách thức...
 ... ạnh hơn ta nhiều lần.
 b. Trong kháng chiến chống Mỹ ( 1954-1975).
 Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh nhân dân được tiến hành toàn diện. Thấm nhuần chân lý : " Không có gì qúy hơn độc lập tự do ", dưới sự lãnh đạo của Đăng cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, nhân dân hai miền phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh theo tinh thần miền Nam là tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Nhân dân 2 miền Nam Bắc được tập hợp trong các tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc VN, Mặt trận DTGPMNVN, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình; song tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào " do một Đảnh lãnh đạo. Đây là một thành công lớn về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 * Bài học 3
 a. Trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954 ).
 Trong kháng chiến chống Pháp, kinh nghiệm CM bạo lực của CM tháng Tám được kế thừa và sự phát triển theo đặc thù của chiến tranh, của kháng chiến chống Pháp, nên phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh toàn dân, đánh địch toàn diện; đứng chân vững chắc ở nông thôn để đánh địch cả nông thôn và thành thị, kháng chiến toàn diện, nhưng vũ trang là quyết định; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh vũ trang làm hình thức đấu tranh chủ yếu có ý nghĩa quyết định. Khéo kết hợp chiến trường chính với chiến trường phụ, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích kết hợp tác chiến với địch vận; đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, nắm vững và chủ động thời cơ để tiêu diệt địch như các trận thắng lớn ở Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc... ( cả hoạt động tác chiến và phá tề trừ gian khuấy động vùng địch hậu ), các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch ĐBP là những thành công điển hình về việc sáng tạo và nắm vững thời cơ tiêu diệt địch trong nghệ thuật chiến dịch cũng nhue chỉ đạo chiến lược quân sự.
b-Trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)
Phương pháp bạo lực cách mạng dược Đảng ta vận dụng và đạt đến đỉnh cao.Đó là sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân,tiền hành khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh CM; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh CM,nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận ; kết hợp 3 thứ quân ; kết hợp đánh lớn, đánh nhỏ và đánh vừa; thực hiện làm chủ đề tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Nắm vững phương châm chiến lược lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ mở những trận tiến công chiến lược (Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân 1968, cuộc Tiến công chiến lược 1972. ...) để làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rộng khắp đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 2
(5 điểm)
 Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc (1946-1954) qua các mốc lịch sử chính và giải thích vị trí, ý nghĩa của các mốc lịch sử đó.
 a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển....
 Hiệp định Giơ - ne - vơ
 7/1954
 1953-1954
 Cuộc tiến công chiến lược
 Đông Xuân 1953-1954
 Đỉnh cao là chiến dịch ĐBP 
 Thu Đông 1950
 Chiến thắng Biên Giới
 Thu Đông 1947
 Chiến thắng Việt Bắc
 19/12/1946
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
 b. Giải thích vị trí, ý nghĩa của các mốc lịch sử đó.
 - 19-12-1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ bằng cuộc chiến đấu ở các đô thị, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc, bước đầu làm phá sản chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc.
 - Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 : Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc tổ chức phản công địch trong cuộc kháng chiến chống Pháp, làm cho âm mưu muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng của địch bị thất bại hoàn toàn ; lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân sang một giai đoạn mới.
 - Chiến thắng Biên Giới 1950 : Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của ta trong việc chủ động mở cuộc tiến công địch có qui mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn theo phương thức "vận động chiến", đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta. Là thất bại lớn của Pháp cả về quân sự lẫn chính trị ; địch bị đẩy lùi vè thế phòng ngự, bị động, càng thêm lúng túng về nhiều mặt ; đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới ; ta vươn lên giành quyền chủ động và phản công ngày càng lớn...
 - Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao chiến thắng ĐBP. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lớn nhất về mặt quân sự. Đánh dấu bước phát triển đến đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với sự kiện này ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, đó là âm mưu và thủ đoạn chiến tranh xâm lược lớn nhất của Pháp và Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến tranmh Đông Dương, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ.
 - Hiệp định Giơnevơ 1954: Đây là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mowe ra những điều kiện thuận lợi mới để dân tộc ta tiến lên xây dựng CNXH ở miền Bắc và hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước.
1,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 3
(4 điểm)
 Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
 1. Phân tích đúng tình hình, đề ra kế hoạch chính xác, kịp thời, chớp đúng thời cơ.
 Trên cơ sở phân tích tình hình nếu so sánh lực lượng giữa ta và địch, cuối 1974 đầu 1975, Đảng ta nhận định đúng thời cơ và đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm ( 1975-1976 ) đồng thời cũng dự kiến một phương án táo bạo nếu thời cơ thuận lợi đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Đến tháng 3-1975, khi cuộc tiến công đang diễn ra thuận lợi, Đảng ta khẳng định " Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam " và chủ trương giải phóng miền Nam trước mùa mưa bằng chủ trương: mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng; đỉnh cao chiến dịch HCM để giải phóng SG và phần đất còn lại.
 2. Chỉ đạo tác chiến tài giỏi
 - Bí mật, bất ngờ.
 - Điểm đúng huyệt yếu nhất của kẻ thù: đánh BMT, tạo ra sự khủng hoảng và đi đến sự sụp đổ của chính quyền và quân dội SG.
 Linh hoạt trong cách đánh ở trong từng chiến dịch:
 Đánh BMT với phương châm táo bạo, trong chiến dịch Huế-Đà Nẵng, cô lập, chia cắt để tiêu diệt địch; trong chiến dịch HCM; bao vây, cô lập chia cắt địch, diệt địch ở vòng ngoài rồi tiến vào SG để tiêu diệt đầu não.
 - Chỉ đạo phối hợp tài tình tiến công với nổi dậy, nổi dậy với tiến công , chiến trường chính trị với chiến trường phụ. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường miền Nam đều hoạt động đánh địch để chuẩn bị phối hợp. Khi Tây nguyên sắp nổ súng, các lực lượng vũ trang ở các tỉnh Trị - Thiên, Quảng Nam... đã kìm chân địch không cho chúng kéo quân ứng cứu Tây Nguyên, giải phóng Quảng Trị, Quảng Nam...tạo ra thế bao vây cô lập Huê, Đà Nẵng...
1,75 điểm
2,25 điểm
Câu 1
(3 điểm)
 B. Lịch sử thế giới ( 6 điểm )
 Trình bày nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phỏng dân tộc châu Á, châu Phi với khu vực Mỹ Latinh. Tại sao có sự khác biệt đó?
 1. Nét khác biệt cơ bản
 a- Châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành độc lập và chủ quyền.
 b- Khu vực Mỹ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc.
 2. Nguyên nhân của sự khác biệt 
 a- Hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc, CN tư bản; độc lập và chủ quyền bị mất, nên nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh là chống chủ nghĩa đế quốc và tay sai giành lại độc lập và chủ quyền đã bị mất.
 b- Khu vực Mỹ Latinh vốn là những nước cộng hoà độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ, nên nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh là chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền của dân tộc.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 2 
(3 điểm)
 Chứng minh " Cu Ba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mỹ Latinh ".
 1. Từ năm 1953, dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài quân sự, tay sai của Mỹ- Batixta, để giành độc lập và dân chủ. Đầu 1959, cuộc đấu tranh giành thắng lợi, mở đầu một giai đoạn phát triển mới của phong trào GPDT Mỹ Latinh trở thành " lục địa bùng cháy ".
 2. Sau khi giành được thắng lợi, Cu Ba bước vào hoàn thành triệt để nhiệm vụ dân chủ đem lại quyền lợi cho đất nước và nhân dân đồng thời kiên quyết chống lại các hành động can thiệp và lật đổ của Mỹ... Từ 1961, Cu Ba bước vào thời kỳ tiến hành xây dựng CNXH và giành được thắng lợi toàn diện, nâng cao đời sống của nhân dân.
 3. Từ 1959 đến nay, mặc dù bị Mỹ điên cuồng tấn công, bao vây, cấm vận về kinh tế, thêm vào đó là những biến động về chính trị, KT ở Liên Xô và Đông Âu ( 1985-1991 ), Cu Ba vẫn kiên quyết đấu tranh giữ vững nền độc lập tự do, quyết tâm đi theo con đường XHCN, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
 Phong trào CM Cu Ba từ 1959 đến nay là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào CM ở Mỹ Latinh.
.........................................
1 điểm
1 điểm
1 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_12_nam_hoc_2006_2007_co_dap.doc