Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Trong một lần cùng các bạn đi bắt cá ngoài cánh đồng làng, nhà thơ Trần Đăng Khoa (lúc đó 10 tuổi) có viết các câu thơ sau:

.Bên ruộng lúa xanh non

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

 Đàn cò trắng

Khiêng nắng

Qua sông

 Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Có vẻ vui tươi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười.

 (Trích Em kể chuyện này, 1968)

Câu 1. Chỉ rõ biện pháp tu từ nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2. Tại sao khi viết về đàn cò, nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rệt. Mục đích diễn tả điều gì?

Câu 3. Qua 3 dòng thơ cuối đoạn, em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng không? Tại sao?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu, phân tích cái hay của nội dung nghệ thuật đoạn thơ?

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Năm học: 2018-2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài : 150 phút
(Đề thi gồm 2 phần 1 trang)
I. Đọc hiểu (6.0 điểm):
	Trong một lần cùng các bạn đi bắt cá ngoài cánh đồng làng, nhà thơ Trần Đăng Khoa (lúc đó 10 tuổi) có viết các câu thơ sau:
...Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng 
Khiêng nắng 
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười...
 (Trích Em kể chuyện này, 1968)
Câu 1. Chỉ rõ biện pháp tu từ nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2. Tại sao khi viết về đàn cò, nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rệt. Mục đích diễn tả điều gì?
Câu 3. Qua 3 dòng thơ cuối đoạn, em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng không? Tại sao?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu, phân tích cái hay của nội dung nghệ thuật đoạn thơ?
II. Tạo lập văn bản (14.0 điểm)
Câu 1( 6.0 điểm): Suy nghĩ của em về bài học cuộc sống từ câu chuyện sau:
Gương sáng
Câu chuyện bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội qua đời vì bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - đã tình nguyện tặng hiến tặng giác mạc để trao ánh sáng cho những người khác khiến hàng triệu trái tim rung động.
Hình ảnh mẹ ôm Hải An trên giường và câu nói của người mẹ: “Con nhường lại ánh sáng cho bạn khác nhé” sẽ ám ảnh mãi các kỹ thuật viên Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) có mặt hôm đó. Kết thúc công việc người mẹ ngắm con gái và nói “Mẹ tự hào về con”.
Bốn ngày sau, giác mạc của Hải An đã được ghép cho 2 bệnh nhân là cụ bà 73 tuổi và một bệnh nhân nam 42 tuổi. Hải An tuy rời xa chúng ta nhưng cô bé tiếp tục sống thêm một lần nữa.
Sau tấm gương của bé Hải An, nhiều người đến Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến tạng. Số lượng cuộc gọi tới đường dây nóng, thư điện tử của trung tâm để xin tư vấn về thủ tục đăng ký hiến tạng cũng tăng gấp nhiều lần bình thường. (.)
( Theo https://baomoi.com/tu-cau-chuyen-co-be-7-tuoi-hien-giac-mac-mo-duong-song-cho-benh-nhan-suy-tang.)
Câu 2( 8.0 điểm) 
 Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
 “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói lên một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
 (SGK Ngữ văn 9 tập 2)
 Từ truyện ngắn Làng, hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ, lời nhắn nhủ mà nhà văn Kim Lân  muốn đem góp vào đời sống.
 Hết
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC CHỌN SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Năm học: 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 03 trang)
Phần 
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu
(6.0 điểm)
Câu 1: Biện pháp tu từ chính: Nhân hóa
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: Chị Lúa, cậu Tre, cô Gió, bác Mặt Trời.
- Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để gọi vật: chị lúa phất phơ bím tóc, cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học, Đàn cò khiêng nắng, Cô gió chăn , Bác mặt trời đạp xe ..nhìn ... nhăn nhó cười.
Câu 2: Khi viết về đàn cò, nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rệt, nhằm diễn tả đàn cò khiêng nắng rất nặng, không thể bay lả bay la như mọi lần được, nhịp bay có chậm đi nhiều, cách ngắt câu thơ đã hỗ trợ cho động từ nhân hoá “khiêng’ một cách đắc lực.
Câu 3: . Qua 3 dòng thơ cuối đoạn, em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng là quá 12 giờ trưa vì “bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” là đã vào đầu giờ chiều; lại “có vẻ vui tươi” (ánh nắng mặt trời rất rực rỡ); bọn trẻ nhìn lên bác khi cười phải “nhăn nhó” vì chói mắt. Thật là hồn nhiên vì mấy ai đưa cả “nhăn nhó” vào thơ.
Câu 4:
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, nội dung – nghệ thuật chính của đoạn thơ: Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa ngộ nghĩnh đáng yêu viết về một buổi trưa đi bắt cá, thiên nhiên đồng quê như mở ra một thế giới tưởng tượng trong hồn thơ thi sĩ 10 tuổi. 
- Cảm nhận về nét đặc sắc của từng câu thơ :
+ Sáng hôm ấy có gió vì hai bím tóc của chị lúa ‘’phất phơ” và ‘‘ Các cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học”. Ai cũng nhìn thấy lúa và tre trong gió, nhưng chưa ai diễn tả độc đáo kì lạ như Trần Đăng Khoa. 
+ Bức tranh làng quê của tác giả không chỉ có gió thổi mà còn có nắng đẹp. Nắng chiếu trên lưng đàn cò trắng, lại được nhà thơ diễn tả với thái độ đầy trách nhiệm. Câu thơ được cắt làm ba nhịp 3/2/2 đã giúp đàn cò nhập vai trong nghệ thuật nhân hoá.
+ Gió được goị là “cô” (không thể là cậu) vì gió mềm mại, uyển chuyển. 
+ Mặt trời được gọi là “bác” như một người cao tuổi làm nhiều điều hữu ích. Cái mà người đọc thấy thú vị ngộ nghĩnh là ở chi tiết “bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” và “...nhìn chúng em nhăn nhó cười...”. 
- Khái quát: Cả đoạn thơ là một bức tranh làng quê miền bắc Việt Nam thật sống động. Đoạn thơ này sẽ còn mở ra trong cảm nhận ở mỗi người đọc nhiều điều sâu sắc và phần nào cho ta thấy được cách cảm nhận cảnh vật thiên nhiên tinh tế ngộ nghĩnh của Trần Đăng Khoa và tình yêu thiên nhiên yêu làng quê của nhà thơ.
1.0
1.0
1.0
3.0
0.5
2.0
0.5
Phần II
Tạo lập văn bản
(14 điểm)
 Câu 1( 6 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
* Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tấm gương sáng Nguyễn Hải An.
 * Ý nghĩa của tấm gương:
- Hải An bị bệnh hiểm nghèo song em và gia đình đã vượt lên nỗi đau , tình nguyện tặng hiến tặng giác mạc để trao ánh sáng cho những người khác khiến hàng triệu trái tim rung động. Em tuy rời xa chúng ta nhưng cô bé tiếp tục sống thêm một lần nữa.
- Hành động của bé Hải An đã có sức lan tỏa, tác động tích cực đến ý thức trách nhiệm của cộng đồng: nhiều người đã đăng ký hiến tạng, nhiều người xin tư vấn về thủ tục đăng ký hiến tạng cũng tăng gấp nhiều lần bình thường.
=> Từ tấm gương của Hải An và gia đình em, HS có thể rút ra bài học: Về thái độ sống dũng cảm, chủ động, tích cực và có ích cho đời; về sự sẻ chia trong cuộc sống.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Việc làm của Hải An đem lại nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng xã hội : Nỗi đau của một gia đình không may mất đi người thân là rất lớn. Nỗi đau của những người suy tạng mòn mỏi chờ chết cũng như dao cứa vào trái tim người bệnh, thân nhân người bệnh khi nhìn thấy cái chết được báo trước. Biến đau thương thành hành động: Một người thân không may mất đi nhưng trái tim họ, lá gan  của họ vẫn sống trong một cơ thể khác, mang lại một cuộc sống mới hồi sinh cho những người còn cơ hội sống, giúp cho cơ sở y tế giảm quá tải khi có hàng trăm ngàn người bệnh đang phải lấy bệnh viện làm nhà; mang lại hạnh phúc, niềm vui to lớn cho chính người hiến tạng bởi đó là một hành động vô cùng cao đẹp, thấm đẫm tính nhân văn luôn mong muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho đồng loại khi còn sống hoặc ngay cả khi đã giã từ cuộc đời.
- Sự sống và cái chết là quy luật tất yếu của cuộc đời mà không ai có thể tránh khỏi. Con người luôn phải đối mặt với những nghịch cảnh éo le, những khó khăn, thử thách. Nếu ta gục ngã, bị động, buông xuôi ta chỉ là kẻ hèn nhát, yếu đuối. Nhưng khi đứng trước khó khăn, thậm chí cái chết, con người không chỉ biết đến nỗi đau, sự tiếc nuối mà còn có thể vượt qua sự sợ hãi bằng hiểu biết, bằng thái độ sống dũng cảm, chủ động, lạc quan tích cực và có ích cho đời. 
- Trao yêu thương, sẽ nhận lại yêu thương. Nghĩa cử cao đẹp của em và gia đình ( nhất là người mẹ) đã là sợi dây nối liền tình cảm giữa con người với con người trong xã hội, giúp ta có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp, diệu kì trong cuộc sống.
* Khái quát vấn đề nghị luận, bài học nhận thức và hành động của bản thân. 
Câu 2( 8 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học đúng theo yêu cầu của đề.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
b1) Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; trích dẫn ý kiến.
b2) * Làm sáng tỏ điều mới mẻ, lời nhắn nhủ mà nhà văn Kim Lân  muốn đem góp vào đời sống:
* Giải thích nhận định 
-  Văn học nghệ thuật luôn lấy đời sống xã hội và con người làm đối tượng phản ánh. Tác phẩm nào cũng được tạo nên từ chất liệu của hiện thực đời sống
-  Người nghệ sĩ không sao chụp hiện thực đời sống một cách trần trụi, thô nháp mà thông qua việc phản ánh hiện thực, người nghệ sĩ muốn nói một điều mới mẻ với mọi người.
-  Điều mới mẻ: đó là cách cảm nhận và cách thể hiện không theo lối mòn của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Điểu mới mẻ trong một tác phẩm lớn có khả năng chiếu tỏa lên cuộc đời ta, soi rọi vào tận ngõ nghách, bóng tối tâm hồn ta làm cho ta thay đổi hẳn cách nhìn, cách suy nghĩ hoặc cách sống. 
- Người nghệ sĩ còn “gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ”, “muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Vậy “lá thư”, “lời nhắn nhủ” đó là gì? Đó là sự sống, là tư tưởng, là tình cảm, cảm xúc mà nghệ sĩ muốn truyền cho người tiếp nhận. Đó chính là chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật
* Điều mới mẻ của tác phẩm “Làng” 
-   Điều mới mẻ của tác phẩm là những chuyển biến về nhận thức, tình cảm của người nông dân đối với làng quê, đất nước và kháng chiến qua nhân vật ông Hai:
+ Trước cách mạng tháng 8: người nông dân hiền lành chất phát thật thà, hay khoe làng. 
+ Sau Cách mạng: 
* Tình nguyện tham gia kháng chiến, tham gia đào hào, đắp ụ chuẩn bị kháng chiến. 
* Ở nơi tản cư, nhớ làng, luôn khoe làng mình giàu đẹp và giàu tinh thần cách mạng; nghe tin thắng trận, vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng; nghe tin làng theo giặc, bàng hoàng, sửng sốt và đau đớn ê chề; nghe tin cải chính, sung sướng tột độ). 
-  Điều mới mẻ về nghệ thuật:
+ Tình huống truyện đột ngột gay cấn, đặt nhân vật vào thử thách tâm lý để từ đó nhân vật tự bộc lộ nỗi buồn, tư tưởng, tình cảm của mình. 
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật vừa cụ thể, vừa tinh tế sâu sắc. 
+ Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm tính khẩu ngữ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân. 
* Lời nhắn nhủ của tác phẩm 
- Quan điểm và cách nhìn người nông dân: Khai thác ở người nông dân những phương diện tốt đẹp để phản ánh, ngợi ca từ đó động viên khích lệ họ tham gia xây dựng và bảo vệ làng quê tổ quốc. 
- Tấm lòng và tinh thần của người nông dân đối với quê hương đất nước: ông Hai là một điển hình, đại diện cho biết bao người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Rộng hơn ông là đại diện cho những người lao động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Tinh thần yêu nước, yêu làng của ông Hai cũng là tinh thần chung của hàng triệu người con nước Việt. 
* Đánh giá chung 
-   Tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ là bức tranh đời sống mà qua bức tranh ấy, tác giả muốn đem đến cho người đọc những điều thú vị mới mẻ và những thông điệp chân thành hay một triết lý sống sâu sắc. 
- Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã khiến trái tim người đọc biết rung động trước cái đẹp là tâm hồn trong sáng của người nông dân, giúp chúng ta biết yêu ghét, biết phân biệt tốt xấu, biết đặt lợi ích của tổ quốc trên hết. 
b3) Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận
0.5
0.5
1.5
2.5
1.0
0,5
1.0
0,25
0, 5
0,75
0.25
0.25
0.25
0.75
0.75
1.0
1.0
0.5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho điểm lẻ đến 0,25. 
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V-03-HSG9-18-PG7.doc
MÃ ĐỀ THI: ..
TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 04 TRANG
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_ngu_van_lop_9_ma_de_v03_p.doc