Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Câu 1: (5 điểm)

Bằng kiến thức đã học, Anh (chị) hãy nêu rõ những mốc đáng chú ý trong cuộc đời hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và phân tích nội dung, ý nghĩa của những mốc đó?

Câu 2: (2 điểm)

 Trình bày vai trò của Lênin trong qúa trình thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ?

Câu 3: (3 điểm)

Trình bày những nét khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi ?

 

doc 4 trang cucpham 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)
Sở GD - ĐT Quảng Bình Kỳ thi chọn học sinh Giỏi tỉnh
 	 Lớp 12 THPT năm học: 2006 2007
 Môn: Lịch sử 
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Bằng kiến thức đã học, Anh (chị) hãy nêu rõ những mốc đáng chú ý trong cuộc đời hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và phân tích nội dung, ý nghĩa của những mốc đó?
Câu 2: (2 điểm)
	Trình bày vai trò của Lênin trong qúa trình thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ?
Câu 3: (3 điểm)
Trình bày những nét khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh với phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi ?
Đáp án và biểu điểm chấm
Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn lịch sử lớp 12 THPT
Năm học 2005-2006 (Bản này gồm 2 trang)
Câu 1: Bằng kiến thức đã học, Anh (chị) hãy nêu rõ những mốc đáng chú ý trong cuộc đời hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và phân tích nội dung, ý nghĩa của những mốc đó?
* Giới thiệu tóm tắt tiểu sủ của Phan Bội Châu và tình hình nước ta đầu thế kỷ XX
1đ
- Học sinh nêu và phân tích được nội dung, ý nghĩa các mốc sau:
- Sau khi thành lập Duy Tân Hội ở Quảng Nam năm 1904, ông trực tiếp lãnh đạo phong trào Đông Du (1904-1908)
0.75
+ Đưa 200 thanh niên sang Nhật học quân sự và khoa học kỹ thuật
+ Muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp
+ 9-1908 phong trào thất bại
- Đầu 1912, tại Trung Quốc (Quảng Châu), ông tập hợp 1 số anh em còn nương náu ở nước ngoài và một số người từ trong nước sang được khoảng hơn 100 người, tuyên bố giải tán Duy Tân hội, thành lập Việt Nam quang phục hội
0.5
+ Mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam" 
05.
+ Hội đã thành lập bộ máy lãnh đạo gọi là Việt Nam quân chính phủ đặt ở Hải Ngoại gồm 3 bộ phận chính.
0.5
+ Bộ Tổng vụ do Cường để làm đội trưởng
+ Bộ Binh nghị gồm đại biểu 3 xứ (Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu và Nguyễn Thanh Hiển)
+ Bộ chấp hành gồm 10 uỷ viên phụ trách các mặt: quân sự, kinh tế, văn học...
+ Hội đã thành lập Việt Nam quang phục quân để chuẩn bị đấu trang vũ trang
0.25
+ Hội định ra quốc kỳ, quân kì, phát hành quân dụng phiếu, tranh thủ sự ủng hộ của các chỉ sỉ ở Trung Hoa nhằm tăng thêm uy tín cho tổ chức.
0.25
+ Tổ chức các hoạt động vũ trang (mưu sát toàn quyền Xarổ, đánh phá các đồn bốt ở Cao Bằng, Đông Triều...)
+ Các hoạt động này ít thu được kết quả, lực lượng vũ trang sứt mẽ và sau đó Việt Nam quang phục hội không hoạt động gì 
0.25
- Tháng 6 - 1925, ông bị bắt, sau đó bị giam lỏng ở Huế, ông mất năm 1940.
* ý nghĩa của các hoạt động:
1.0
- Những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ hoạt động sôi nổi nhất của Phan Bội Châu và xu hướng bạo động của ông.
- Những hoạt động của Duy Tân hội và Việt Nam quang phục hội có bề rộng và bề sâu, đã thu hút khá đông đảo quần chúng, khắp mọi vùng, mọi miền, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia (đồng bào dân tộc, công giáo, phụ nữ...) đây là những lực lượng lần đầu tiên có mặt trong phong trào dân tộc.
* Học sinh cần nêu được:
- Phan Bội Châu không chỉ là nhà cách mạng mà còn là nhà văn hoá tên tuổi, tác phẩm của ông đủ các loại văn, sử, triết học, thơ...
- Sự thất bại của xu hướng bạo động của ông lúc bấy giờ là không thể tránh khỏi, những tên tuổi của ông vẫn sống mãi trong tâm trí người Việt Nam. 
- Có thể nói trước khi xuất hiện Nguyễn ái Quốc trên vũ đài chính trị Việt Nam thì Phan Bội Châu là lãnh tụ tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam.
Câu 2: ( 2 điểm) Trình bày vai trò của Lênin trong qúa trình thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
- Năm 1893, đến thủ đô Pêtécbua hoạt động trong nhóm Macxít của phong trào công nhân.
0.5
- Năm 1900, xuất bản báo Tia lửa, truyền bá chủ nghĩa Mác.
0.5
- Năm 1903, dưới sự chủ trì của Lênin tại Đại hội Đảng, Đảng Công nhân Dân chủ Nga ra đời.
0.5
- Kết hợp với chủ nghĩa Mác Lênnin với phong trào công nhân, thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
0.5
Câu 3.(3 điểm) Nét khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh vời phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi ?
Châu á, châu Phi
Mĩ latinh
- Cuối thể kỷ XIX, hầu hết trở thành thuộc địa hoặc nữa thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. 
- Đầu thế kỷ XIX, hầu hết các nước giành được độc lập dân tộc. 
- Là thuộc địa kiểu cũ 
- Là thuộc địa kiểu mới.
- Liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh của nhân dân chống thực dân xâm lược. 
- Từ năm 1945 buộc phải tham gia các hiệp ước do Mĩ soạn thảo, về danh nghĩa là độc lập nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai một số nước giành được độc lập dân tộc. 
- Châu á: Cuối những năm 60 hầu hết các nước giành được độc lập dân tộc. 
+ Châu Phi: Giữa những năm 70 hầu hết các nước giành được độc lập dân tộc dân tộc. 
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới có những đặc điểm:
+ Sự phát triển của giải cấp công nhân
+ Xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất lớn.
+ Đấu tranh vũ trang mang tính toàn lục địa
+ Mặt trận dân tộc thống nhất thành lập và phát triển. 
- Các giai đoạn đấu tranh. (0,5 đ)
+ Châu á: 1945-1949,1949-1954, 1954-1975, 1975- nay.
+ Châu Phi: 1945-1954,1954-1960, 1960-1975,1975- nay.
- Các giai đoạn đấu tranh: 1945-1959, 1959-1980, 1980- nay.
0.5đ
0.25đ
(0.5đ
0.75 đ
1.0đ
Người ra đề thi
Nguyễn Văn Nhẫn

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_lich_su_lop_12_nam_hoc_20.doc