Đề tài Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại đối với ngành học Lịch sử

Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thời đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghĩa tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục.

“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại Quan điểm dạy học tích cực này đã được đề ra từ thế kỷ XVIII với tư tưởng của J.J.Rousseau (trào lưu “Triết học Anh sáng”) ở châu Au và ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà khoa học thế kỷ XIX.

. Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được xác định từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở thành chủ trương của nhà nước (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”. Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học.

 

doc 15 trang cucpham 23/07/2022 8460
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại đối với ngành học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại đối với ngành học Lịch sử

Đề tài Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại đối với ngành học Lịch sử
MỘT SỐ VẤN ĐỀ 
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
ĐỐI VỚI NGÀNH HỌC LỊCH SỬ 
	Ì	
 “Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm”
 Albert Einstein
Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thời đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghĩa tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục. 
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại Quan điểm dạy học tích cực này đã được đề ra từ thế kỷ XVIII với tư tưởng của J.J.Rousseau (trào lưu “Triết học Aùnh sáng”) ở châu Aâu và ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà khoa học thế kỷ XIX.
. Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được xác định từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở thành chủ trương của nhà nước (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”. Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học. 
Đối với các trường đại học, cao đẳng bản chất hoạt động dạy và học là hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải là chủ thể của hoạt động nhận thức – huy động ở mức cao nhất tiềm năng, vốn sống để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Trong quá trình đó, sinh viên không chỉ tái tạo lại tri thức mà còn tìm kiếm tri thức mới. Với những hoạt động dạy – học tương tác và hệ thống các phương pháp tích cực, sinh viên sẽ được học và tìm kiếm tri thức, kỹ năng trong điều kiện sư phạm. 
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực (active method) ở các trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm là sự vận dụng, tích hợp các lý thuyết dạy học hiện đại với hệ thống các phương pháp tích cực và có sự trợ giúp của công nghệ mới. Muốn vậy, cần đổi mới nhận thức về 4 nhiệm vụ dạy học của hệ đào tạo sư phạm hiện nay đối với ngành học lịch sử: dạy tri thức khoa học lịch sử, dạy kỹ năng dạy học bộ môn lịch sử; dạy phương pháp lưu trữ, xử lý thông tin, sử dụng thông tin và phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử; hình thành thái độ, thế giới quan khoa học, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các nhiệm vụ dạy học này phụ thuộc vào sự đổi mới, hoàn thiện 4 yếu tố trong cấu trúc hoạt động dạy - học tương tác: chương trình, giáo trình; giảng viên; phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và sinh viên. Trong đó, giảng viên, sinh viên là hai yếu tố chính (hai yếu tố động) các yếu tố khác chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong tác động tương hỗ của hai yếu tố này vì nó định hướng cho những tác động của giảng viên và những đáp ứng của sinh viên trong suốt quá trình học tập. 
Ngay từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nêu lên những vấn đề bức xúc về vị trí, vai trò thực tế của khoa học xã hội: Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay, đa số học sinh, sinh viên thích các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chỉ có một số ngành của khoa học xã hội liên quan đến kinh tế, đối ngoại như thương nghiệp, kinh tế kế hoạch, quan hệ quốc tế, ngoại giao được sinh viên quan tâm. Còn các ngành như kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học thì chưa thu hút được học sinh, sinh viên vì chưa thực sự đổi mới chương trình và đội ngũ giảng dạy các ngành khoa học xã hội còn khá bảo thủ, ảnh hưởng của một giai đoạn dài của thời kỳ bao cấp, duy ý chí. Chúng ta muốn hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa nhưng uy tín của khoa học lý luận đang giảm sút, thiếu bổ sung, còn nặng tính hàn lâm, giáo điều và minh họa. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xã hội đòi hỏi bức xúc về cải cách chính trị, cải cách hành chính nhưng trong các hệ thống trường học lại ngán ngại môn học chính trị, và khoa học xã hội nói chung. Khoa học lịch sử và văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong thực tế hiện nay, vị trí bộ môn lịch sử ở bậc học phổ thông và chính sách ngành nghề đối với các ngành khoa học xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc xác định mục đích, động cơ học tập và chất lượng đào tạo của đa số học sinh, sinh viên
Dư luận, báo chí một vài năm gần đây cũng đã có những diễn đàn bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dạy và học lịch sử nhất là về lịch sử dân tộc của học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học. Thế hệ trẻ ngày nay tự khẳng định mình bằng tri thức thời đại và nền văn hoá dân tộc, song còn nhiều hạn chế về phương pháp tư duy trừu tượng mang tính sáng tạo, khám phá. Sinh viên cần biến những tri thức hàn lâm sách vở, kiến thức thời đại thành vốn tri thức của riêng mình mà không phải chỉ là sự sao chép, thừa hưởng. Nhà trường, các thày cô giáo cần phải khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống để rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, năng lực trí tuệ và sự say mê sáng tạo. Những trở lực lớn trong phạm vi rộng hiện nay về môi trường làm việc tập thể đó là tính hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm và ý thức tự giác - một ý thức mới trong hội nhập và phát triển. Những giá trị ảo, bệnh thành tích, sự níu kéo lẫn nhau, chủ nghĩa bình quân trong công tác quản lý, trong dạy và học hiện nay đang là một trở lực vô hình và rất nguy hiểm. Một “sức ì” khá phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay là sinh viên rất ngại phát biểu (hoặc không muốn là người phát biểu đầu tiên) trong các vấn đề xêmina (seminar). Giảng viên cũng cần có biện pháp tình thế hoặc xem lại cách nêu vấn đề của mình đã phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn sinh viên chưa. Đội ngũ giảng viên lịch sử cũng cần phải biết vượt qua sự bảo thủ của chính mình, đó là những ảnh hưởng không tránh khỏi của một thời gian dài bao cấp, duy ý chí. Xã hội văn minh ngày nay chính là xã hội của những con người tự giác – theo nghĩa rộng, do những con người tự giác tạo ra. 	 
Tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song điều kiện quyết định và quan trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay vẫn là sự tự hoàn thiện đổi mới của giảng viên. Giảng viên phải được hoàn thiện chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng phức tạp của hướng dạy học theo phương pháp tích cực và có tâm huyết với công cuộc đổi mới giáo dục. Giảng viên phải thực sự có tri thức khoa học sâu rộng về chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ tiên tiến để có được sự ứng xử tinh tế trong mọi tình huống. Ngoài sứ mệnh của khoa học xã hội là ngành khoa học dẫn đường, khoa học lịch sử nói riêng còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục truyền thống và những giá trị nhân văn cao quý. Chính tri thức khoa học sâu rộng của giảng viên sẽ quyết định phương pháp khoa học trong giảng dạy, truyền thụ tri thức. Trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng khoa học – công nghệ, giảng viên cũng cần phải có khả năng nhất định về ngoại ngữ, tin học để khai thác, cập nhật thông tin khoa học và các nguồn tư liệu phong phú trên mạng internet, làm chủ được các phương tiện công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại, vận dụng sáng tạo trong giảng dạy. 
Mục tiêu chính của kế hoạch đào tạo ở cao đẳng, đại học ngành sư phạm không phải là thông tin lại toàn bộ tri thức lịch sử nói chung mà là truyền thụ các vấn đề, chuyên đề lịch sử mang tính khoa học của chương trình đồng tâm. Đó là các vấn đề về phương pháp luận sử học, những quy luật phát triển của lịch sử xã hội, phương pháp tư duy và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy chương trình, giáo trình lịch sử cần phải được tinh giản vững chắc, phải chủ động, dày công thiết kế các kịch bản dạy học, tạo điều kiện cho thày, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực mà không cắt xén chương trình, dạy dồn, dạy ép hoặc thường xuyên bị “cháy giáo án”. Nhóm phương pháp thuyết giảng và lượng tri thức khoa học của giáo trình, sách giáo khoa là mặt mạnh của khoa học xã hội song cần giảm bớt những thông tin áp đặt buộc sinh viên phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc. Trong một ý nghĩa nhất định, giáo trình sẽ chỉ còn chức năng lưu trữ hệ thống ca ... achers and students. As to Ms. Cao Thi Kim Thanh ( Chemistry Department of Dongnai Training College), these themes’ goodness is its popularity. “ I’ve listened to Mr. Khiem presenting the CD “ diagram world historical issues with modern study method. Although I’m not major in history, I feel interested in it due to its diversified, interesting, practical  knowledge of history in history lessons of teachers in all grades. This teaching method substitutes for one of using blackboards and chalk and this is also more expressive in giving lessons, helping students absorb amount of knowledge more effectively”, says she. Student Nguyen thu Trang ( student in History department of Dongnai training College.) says, “ Application of information technology into lectures help us take in knowledge easily, flexibly with amount of more profound knowledge. Historical events are illustrated vividly, stimulating thinking and motivating students”. Mr. Khiem also says, “ Let alone the set of CDs “ Vietnam Ho Chi Minh”, I handed over nearly 700 CDs according to a lot of teachers’ suggestion”.
His expectation is that the application of information technology into lectures will become more popular in all schools as an important device and facilitator that can contribute to renovate teaching methods and enhance teaching quality. According to it, it is necessary to set up a program as well as equip schools with synchronous facility system. He also hopes that these sets of CD will be more popular in secondary schools and universities nationwide in order to aid teachers and students and create new motivation in teaching and learning history.
With enthusiasm and passion for teaching, he intents to continue to study local history to extensively introduce and popularize picture and people of Dongnai to domestic as well as international friends.        
Reported by Dao Lan, translated by THKC.    
Thầy giáo Hồng Anh Khiêm với niềm say mê ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy lịch sử   
Lịch sử là một mơn học được giảng dạy ở tất cả các bậc học. Đây là mơn học địi hỏi tính hệ thống rất cao, nắm bắt chặt chẽ và phải cĩ phương pháp dạy trực quan, sinh động, lơi cuốn. Trong khi đĩ phần lớn việc giảng dạy lịch sử ở các trường cịn hơi “nghèo nàn” về cách truyền thụ, chưa làm tái hiện sinh động những gì diễn ra trong quá khứ, bức tranh hiện tại và một bối cảnh tương lai, cơng cụ thuyết minh cho bài giảng cịn “khan hiếm”. Cách giảng dạy như vậy cịn thụ động, chưa làm nổi bật vai trị trung tâm của người học sinh. Từ thực tế đĩ, với niềm say mê nghiên cứu và tâm huyết của người thầy đứng trên bục giảng mong muốn truyền thụ kiến thức tới học sinh, thầy giáo Hồng Anh Khiêm (Trường CĐSP Đồng Nai) đã khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo ra các phương pháp giảng dạy lịch sử hiệu quả nhất. 
                                                       Hiện thầy đã nghiên cứu và ứng dụng thành cơng 3 giải pháp: “Sơ đồ hố các vấn đề lịch sử thế giới theo phương pháp học hiện đại”, “Việt Nam – Hồ Chí Minh” và “ Phương pháp dạy học hiện đại ngành học lịch sử”. Thầy giáo Hồng Anh Khiêm cho biết: vào tháng 12-2003 bài giảng “Văn hố phục hưng” là bài giảng điện tử lịch sử đầu tiên của thầy ở tỉnh Đồng Nai vinh dự được giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự giờ, gĩp ý kiến. Đĩ là cơ duyên giúp thầy nảy sinh ý tưởng đưa cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy các vấn đề lịch sử thế giới đã nhen nhĩm trong thầy. Sau 1 năm tự mày mị, nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu lịch sử, phần mềm “Sơ đồ hố các vấn đề lịch sử thế giới theo phương pháp học hiện đại” của thầy đã hồn thành và được đĩn nhận với nhiều lời khen từ các đồng nghiệp, bạn bè. Nội dung của phần mềm ứng dụng là hệ thống tồn bộ giáo trình lịch sử thế giới trong chương trình khung của Bộ Giáo dục – Đào tạo theo phương pháp luận sử học gồm các nội dung: Lịch sử thế giới, Lịch sử văn minh nhân loại, Quan hệ quốc tế Chương trình gồm 2 đĩa CD được thiết kế từ các nguồn tư liệu lịch sử, văn hố chủ yếu dựa trên 2 cơng nghệ Multimedia và Microsoft PowerPoint. Bộ đĩa CD này nhằm trợ giúp cho giáo viên và học sinh về cơ sở dữ liệu khoa học và những kỹ thuật cơ bản về kiến thức khoa học, kiến thức ngành nghề, hình thức dạy học Những kênh thơng tin như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, phim, video clip được xây dựng hết sức phong phú, thể hiện tính khoa học. Chương trình dạy lịch sử với phần mềm multimedia cho phép giáo viên biên soạn, cập nhập hoặc bổ sung những kiến thức, trang trí, thêm dữ liệu hay thiết kế lại phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng học sinh. Như vậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy là điều hết sức cần thiết, nhất là đối với lịch sử - một bộ mơn cần nhiều phương pháp minh hoạ bằng trực quan sinh động. Tuy nhiên, người thầy giữ vai trị quan trọng, học sinh giữ vai trị trung tâm cịn những đĩa CD này chỉ nhằm giúp cho bài giảng của giáo viên thêm linh hoạt, uyển chuyển. Phần mềm này đã đoạt giải nhì tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai lần thứ 10.
Hiệu quả của giải pháp này và sự chào đĩn nồng nhiệt của bạn bè đồng nghiệp đã động viên, thơi thúc thầy tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy. Hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, thiết kế một chương trình multimedia mang tên “Việt Nam – Hồ Chí Minh”. Chương trình gồm những chuyên đề được thiết kế thành các modul liên kết khoa học với nhau dựa trên cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn. Tất cả các kênh thơng tin phong phú đã được đồng bộ định dạng, tích hợp và biên soạn dựa trên phần mềm MS.PowerPoint. Các phần mềm của chương trình, các chuyên đề lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các thầy cơ giáo và các em học sinh, sinh viên nhiều trường trong cả nước tiếp đĩn hào hứng. CD của chương trình đã được Đài truyền hình Đồng Nai giới thiệu nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2007 và Kỷ niệm lần thứ 38 ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một chương trình multimedia về lịch sử phục vụ đa dạng cho các hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt tư tưởng hoặc nghiên cứu khoa học. Với phần mềm PowerPoint thơng dụng, cĩ thể trình chiếu hoặc thuyết trình trong một buổi ngoại khố 3, 4 tiếng liên tục trên mọi máy tính, giúp các thầy cơ dễ dàng biên soạn lại các bài giảng điện tử theo từng nội dung thích hợp và xử lý lại các đoạn video clip theo ý muốn. Hơn nữa, CD ROM chương trình cĩ thể chuyển định dạng thành VCD dễ dàng và thuận tiện cho việc trình chiếu với ti vi, các modul của chương trình cĩ thể được upload lên mạng. Sản phẩm đã đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai lần thứ 11. Được biết, trong đợt tham gia Hội thi lần này, thầy Khiêm cịn cĩ một giải pháp nữa là “Phương pháp dạy học hiện đại ngành học lịch sủ” và sản phẩm này cũng đạt giải 3.
 Các giải pháp sáng tạo của thầy đã được nhiều giáo viên và học sinh đánh giá cao. Cơ Cao Thị Kim Thanh (Khoa Hố, Trường CĐSP Đồng Nai) cho rằng các đề tài này rất tốt, cái hay là ở tính phổ cập: “Tơi đã được nghe thầy Khiêm trình bày đĩa CD “Sơ đồ hố các vấn đề lịch sử thế giới theo phương pháp học hiện đại”, dẫu khơng cĩ chuyên mơn lịch sử nhưng tơi cũng cảm thấy thích thú bởi nguồn kiến thức lịch sử phong phú, sinh động, thiết thực cho bài dạy lịch sử của giáo viên mọi cấp học. Phương pháp dạy này thay cho hình thức phấn trắng bảng đen, truyền cảm hơn trong bài giảng, giúp cho học sinh tiếp nhận khối lượng kiến thức hiệu quả hơn”. Em Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Lịch sử K30, Trường CĐSP Đồng Nai) tâm sự: “Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong bài giảng giúp cho chúng em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt với khối lượng kiến thức sâu hơn. Các sự kiện lịch sử được tái hiện sống động, kích thích tư duy và tạo hứng thú học tập cho chúng em”. Thầy Khiêm cũng cho biết, riêng bộ đĩa CD về “Việt Nam – Hồ Chí Minh”, theo đề nghị của nhiều thầy cơ giáo ở các trường trong tồn quốc, thầy đã chuyển giao khoảng gần 700 đĩa.
          Mong ước của thầy Hồng Anh Khiêm là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy sẽ trở nên phổ biến ở tất các các trường học như một cơng cụ, phương tiện quan trọng gĩp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đĩ cần cĩ một chương trình cũng như trang bị hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường. Thầy cũng mong rằng, những bộ đĩa này sẽ trở thành giáo án được nhân rộng, phổ biến ở các trường Phổ thơng và đại học trong cả nước để bổ trợ cho giáo viên và học sinh, tạo hứng thú mới trong dạy và học lịch sử.
Với tâm huyết và lịng yêu nghề, thầy cĩ dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu lịch sử địa phương để giới thiệu rộng rãi, quảng bá cho hình ảnh và con người Đồng Nai với bạn bè trong nước và quốc tế.
Báo Giáo dục và Thời đại
Nĩi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy-học, thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang – Phĩ giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu nhấn mạnh: “Sử dụng CNTT như cơng cụ dạy học, khơng chỉ nhằm dạy học với CNTT mà cịn gĩp phần dạy học về CNTT. CNTT làm tăng năng suất và hiệu quả làm việc của GV và HS. CNTT làm khâu đột phá đưa phương pháp dạy-học vào quỹ đạo mới, tăng cường các hoạt động thực hành . CNTT giúp đổi mới hiệu quả cơng tác kiểm tra đánh giá xếp loại HS. Tuy nhiên, các tiết dạy học cĩ ứng dụng CNTT, chúng ta phải đánh giá hiệu quả sư phạm của từng kênh chữ, kênh hình, thời gian sử dụng, tính khoa học của tiết giảng đĩ”.
Tuy nhiên, để CNTT thực sự gĩp phần đắc lực đổi mới việc dạy-học trong các trường phổ thơng được hay khơng là điều cực khĩ. Theo thạc sĩ Hồng Anh Khiêm (trường CĐSP Đồng Nai): “...Văn hố đọc giảm sút đang là một thách thức nghiêm trọng trong học tập nghiên cứu. Cách tiếp cận tri thức, cảm thụ văn học nghệ thuật của thế hệ trẻ với các kênh thơng tin phong phú của thời đại kỹ thuật số – đang làm cho các cuốn sách kinh điển dày hàng trăm hàng ngàn trang trở nên xa lạ ngán ngại. Một sự cạnh tranh khơng cân sức giữa sách vở cổ điển với các phương tiện nghe nhìn hiện đại đang làm cho việc dạy và học trở nên nặng nề áp đặt”.

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_van_de_ve_phuong_phap_day_hoc_hien_dai_doi_voi.doc