Đề tài Bàn về việc dạy học bằng công nghệ thông tin

Nói đến phương pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học, là một phạm trù của lý luận dạy học. Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm.

Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo.

Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.

 

doc 10 trang cucpham 7100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bàn về việc dạy học bằng công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Bàn về việc dạy học bằng công nghệ thông tin

Đề tài Bàn về việc dạy học bằng công nghệ thông tin
I- Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học
Nói đến phương pháp dạy học là nói đến một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học, là một phạm trù của lý luận dạy học. Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. 
Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo.
Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. 
Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
Phương pháp dạy học công nghệ thông tin và đồ dung dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 
Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi phương pháp này là phương pháp dạy học tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới  theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy.
Phương pháp này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. 
Giáo án dạy học theo phương pháp tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.
Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic được nội dung và kiến thức của bài. 
Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực Giáo viên cần có các phương tiện dạy học (giáo cụ, trực quan.), học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. 
Cũng bởi phương pháp dạy học tích cực tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những yêu cầu cao như vậy, nên thực trạng công tác dạy học trong các nhà trường ở các cấp, các bậc học hiện nay còn không ít giáo viên dạy học vẫn rất lạc hậu chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học.
Nguyên nhân của tình trạng này là do: cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở các đơn vị còn rất thiếu thốn, do học sinh chưa chăm chú bài giảng, số đông chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, do bản thân người giáo viên thiếu năng động, học hỏi, chậm đổi mới, do các nhà trường quan tâm chưa thoả đáng đến việc cải tiến phương pháp dạy học.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục.
Mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có phương pháp dạy học nào là chìa khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng Giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Ngay sau khi hai Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo và Bưu chính - Viễn thông ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển mạng giáo dục quốc gia để kết nối Internet đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông và các sở giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn quốc.
Phòng Giáo Dục Lạng giang đã đưa công nghệ thông tin vào dạy thí điểm tại trường THCS Hương Sơn. Đến đầu năm học 2006-2007 Phòng Giáo Dục Lạng Giang đã vận dụng và thực hiện đưa công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường phổ thông toàn trong Huyện. 
II- Công nghệ Thông tin và thiết bị dạy học hiện đại với đổi mới phương pháp dạy học.
Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy: Vận dụng Công nghệ Thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, trường THCS Dĩnh Trì đã vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại vào việc giảng dạy. Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường, qua thực tế của trường THCS Dĩnh Trì, đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt.
1- Quan điểm chỉ đạo:
Trước hết mọi giáo viên phải biết Tin học. Năm học 2006-2007 chỉ mới kêu gọi và tích cực vận động. Đầu năm 2006-2007, một mặt phòng giáo dục và nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian cho tất cả giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường có thể học Tin học hiệu quả; Mặt khác, nhà trường nêu yêu cầu mọi người phải ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác và giảng dạy và làm việc tại trường.
* Cụ thể, mỗi tuần trường để hẳn một chiều thứ Tư cho giáo viên, cán bộ giáo viên học Tin học miễn phí. Chỉ trừ những ai đã sử dụng thành thạo máy vi tính, còn tất cả mọi người đều phải học Tin học. 
* Kết quả đến giữa năm học 2006 - 2007 hầu như đã xóa được hiện tượng mù Tin học trong nhà trường. Sang học kì mới này, yêu cầu của trường THCS Dĩnh Trì càng nâng cao hơn.
* Đó là tất cả giáo viên, cán bộ giáo viên đều phải dùng Tin học trong công tác của mình. Cụ thể: Bộ phận văn phòng, Ban Giám Hiệu phải dùng Tin học trong việc quản lý nhân sự, quản lý tài chính, hồ sơ, sổ sách... Giáo viên phải dùng Tin học để làm đề kiểm tra, đề thi, lập bảng điểm, và cao hơn nữa là phải dùng máy vi tính và các phần mềm cần thiết để thiết kế giờ dạy (soạn giáo án điện tử) và thực hiện giờ dạy trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị hiện đại như, camera, máy tính, ti vi, đầu máy, đầu ghi... 
Cuối năm học này, khi yêu cầu đối với giáo viên phải biết soạn giáo án điện tử và trình diễn giờ dạy một cách hiện đại thì tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường đã lập và đưa vào sử dụng thành thạo giáo án điện tử của giáo viên các bộ môn... Danh mục các bài giảng được cập nhật thường xuyên, được dán tại phòng giáo viên và văn phòng cho mọi người dễ dàng theo dõi, để dự giờ học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện bài soạn của mình về cả nội dung lẫn hình thức. 
2- Tổ chức huấn luyện: 
Nhà trường đã tổ chức huấn luyện cho mọi người cách sử dụng các thiết bị hiện đại, sử dụng phần mềm Power Point và một số phần mềm khác theo đặc trưng của từng bộ môn. Hình thức huấn luyện khá linh động, tùy nội dung hoàn cảnh mà thay đổi, có lúc huấn luyện cho đông đảo tập thể giáo viên, có lúc phải tách ra, huấn luyện từng tổ bộ môn, có lúc lại tổ chức kèm cặp riêng cho một số ít người. Tùy theo đặc trưng của mỗi bộ môn và khả năng của từng giáo viên mà nhấn mạnh hướng dẫn các nội dung khác nhau của công nghệ thông tin, hoặc các tiện ích khác nhau của các thiết bị dạy học. 
Kết quả là đến nay, phần lớn giáo viên đã có thể dùng Power Point kết hợp cùng nhiều phần mềm khác để tự soạn giáo án điện tử. Nhiều giáo viên đã biết dùng camera quay phim mô tả bài thí nghiệm để chèn vào bài giảng lý thuyết trên máy, biết kết hợp sử dụng máy tính và camera cho nhiều nhóm học sinh cùng làm và cùng sửa bài tập, tiết kiệm thời gian và huy động được đông đảo học sinh tham gia xây dựng bài, biết scan và xử lý ảnh tốt, biết vào Internet tìm kiếm thông tin, tải bản đồ, hình ảnh, hình mẫu đưa vào minh họa trong bài giảng... Nhà trường đã tổ chức được phong trào thi đua giảng dạy bằng phương pháp hiện đại trong dạy học. Do vậy, tuy chuẩn bị cho một tiết dạy tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhưng giáo viên ở tất cả các bộ môn đều hăng hái đăng ký, nhất là các môn: Toán, tiếng Anh, Sử, Địa, Lý, Hoá.. Thời khóa biểu đăng kí giờ dạy ở văn phòng có ngày dày đặc 8 tiết/ngày. Kết quả từ giữa năm học đến nay đã có 100 tiết dạy bằng phương pháp dạy học mới với việc vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại ở hầu hết các môn học, chỉ trừ môn Thể dục. Môn Nhạc, Họa tuy khó vận dụng nhưng bước đầu cũng có giáo viên đã soạn được giáo án điện tử để dạy cho học sinh. Tiết học này đã tạo được hứng thú và sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các em.
Trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại cũng còn có nhiều vấn đề phải bàn bạc. Có môn học, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có môn học, có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên, nhà trường cứ mạnh dạn để cho tất cả mọi người, mọi môn học tích cực thực hiện việc dạy học theo phương pháp này, cốt để giáo viên thành thạo, vượt qua được những e ngại ban đầu. Khi mọi người đều đã có thực tế trong giảng dạy, nhà trường mới tổ chức rút kinh nghiệm.
Vừa qua Sở Giáo-Dục và Phòng Giáo dục tổ chức thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cấp cơ sở vòng 2 và các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm về "Cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại". Này giáo viên trường Dĩnh Trì đã trình diễn 40 tiết dạy Toán, Nhạc, Hoạ, Địa, Văn, Sử và tiếng Anh ở cấpTrung học cơ sở cho hơn 60 cán bộ lãnh đạo sở, phòng, chuyên viên giáo dục, Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn các trường trong và ngoài Huyện cùng tham dự. Sau khi dự các tiết dạy minh họa, về sự cần thiết của cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại, về cách soạn giáo án điện tử và về quá trình dạy học có sử dụng phần mềm Power Point 
Qua 2 đợt thi này có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với tất cả giáo viên trong trường và các đại biểu tham dự. "Các tiết dạy minh họa sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại rất nhuần nhuyễn, sinh động, có hiệu quả cao. Nếu tiết học nào giáo viên cũng sử dụng những thiết bị hiện đại thì chất lượng học tập của học sinh sẽ có kết quả tốt nhất". Phong phú, thiết thực. Nội dung các bài giảng đã đề cập được vấn đề mà hiện nay giáo viên cần quan tâm. Qua nhiều buổi dự giờ, tôi đã học được nhiều điều và có điều kiện nhìn lại công tác giảng dạy của mình". Về cách tổ chức dạy và học, tất cả mọi người tham dự đều thừa nhận là chu đáo, rất đáng được học tập và nhân rộng. Thầy Phạm Đình Thìn trưởng phòng giáo dục khẳng định: "Phương pháp thông qua giờ dạy để rút kinh nghiệm làm cho tiết dạy có hiệu quả tốt". Hầu hết các ý kiến góp ý cho mỗi tiết dạy đều thống nhất với những nhận xét trên.
Trường Dĩnh Trì đặt vấn đề vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo.§ã cũng lµ sù đánh dấu quyết tâm to lớn của tất cả giáo viên trong việc cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại, theo đánh giá của chúng tôi, là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường ở học kỳ vừa qua.
3- Lý giải kết quả trên có thể thấy là:
* Những giờ học công nghệ thông tin trong rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho học sinh hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Số lượng bài tập thực hành của các em cũng được rèn luyện nhiều hơn, thành thục hơn. 
* Hầu như tất cả các giờ học được dạy theo phương pháp này không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn.
* Dĩ nhiên điều đó lại có tác động tích cực trở lại đối với giáo viên, làm cho thầy cô giáo của trường Dĩnh Trì, trong thời gian qua đã thực sự tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi giáo viên, từ trẻ đến già đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc tích cực tìm hiểu, vận dụng công nghệ thông và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học.
Kể từ ngày tôi về trường, chưa bao giờ ở trường Dĩnh Trì lại có được một không khí lao động nghề nghiệp hào hứng như trong năm học này. Chúng tôi tin rằng mình đã đi đúng hướng và kiên định hướng đi này trường Dĩnh Trì sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa và vinh dự hơn nữa là trường Chúng tôi vừa được Chủ tịch UBND Tỉnh kí quyết định công nhận là trường chuẩn Quốc gia năm học 2006-2007.
Chúng tôi cũng rất mong muốn trao đổi kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài huyện để chúng tôi ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa.
Người thực hiện: Thân Ngọc Khanh Giáo viên trường THCS Dĩnh Trì.
Ý kiến nhận xét Dĩnh Trì ngày 20 tháng 5 năm 2007
 Giáo viên
 Thân Ngọc Khanh

File đính kèm:

  • docde_tai_ban_ve_viec_day_hoc_bang_cong_nghe_thong_tin.doc