Đề nghị luận xã hội: Xả rác trong trường học

 Thực trạng. Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học.

 Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi . Ăn xong một que kem, một tô mì, một hộp xôi, uống xong một li nước, học sinh có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa.

 Hoặc có người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua.

 Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác.

 Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Nhiều người còn thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi họ cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách.

Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục.

 

doc 2 trang cucpham 02/08/2022 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Xả rác trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Xả rác trong trường học

Đề nghị luận xã hội: Xả rác trong trường học
SUY NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC TRONG TRƯỜNG HỌC
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
 Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác bừa bãi rất phổ biến. Đặc biệt là hiện tượng học sinh xả rác ra trường học. Việc làm này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 
Thực trạng. Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. 
Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi . Ăn xong một que kem, một tô mì, một hộp xôi, uống xong một li nước, học sinh có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa. 
Hoặc có người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. 
Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. 
Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Nhiều người còn thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi họ cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách.
Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. 	
Nguyên nhân: Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? 
Về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. 
Thứ nhất, bản thân nhiều bạn còn chưa hiểu được tác hại của việc xả rác bừa bãi trong lớp học gây ra hậu quả thế nào nên họ cứ vô tư xả rác
Thứ hai, việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại
Thứ ba, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Thứ tư, khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. 
Về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. 
Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.
Tác hại:
Tác hại của việc xả rác bừa bãi của học sinh đã khiến cho một môi trường trong sạch, lành mạnh nay trở nên thiếu lành mạnh, mất đi mỹ quan của trường học. 
Từ những lớp học, hành lang vốn sạch sẽ nay tràn lan rác thải gây ô nhiễm môi trường. Học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi môi trường không bị ô nhiễm cả về không khí, tiếng ồn hay đất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi chúng ta ngồi học nhưng lớp học thì đầy giấy, rác thải, ngăn bàn toàn là vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo Như vậy chúng ta có cảm thấy khó chịu không? Đặc biệt khi cô giáo bước vào một lớp được vệ sinh sạch sẽ thì cũng sẽ có tinh thần để giảng dạy hơn là vào một lớp rác bừa bãi.
Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán. Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình. Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. (liên hệ với đất nước Singapore)
Giải pháp:
Để khắc phục tình trạng này thì nhà trường cũng đã đưa ra các quy định để nghiêm cấm các hành vi vứt rác bừa bãi, đồng thời còn tuyên truyền tác hại của xả rác thải để học sinh ý thức được hành động của mình. 
Vì nó đã trở thành thói quen nên mỗi ngày đến lớp thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở để cho các bạn có thể ý thức được hành vi xả rác bừa bãi của mình. 
Vừa kết hợp nhắc nhở đồng thời cũng phải kết hợp với xử phạt, kỷ luật nếu như vi phạm hay tái phạm. Bởi vì căn nguyên của hiện tượng này là ở ý thức của học sinh nên cũng cần giải quyết bằng biện pháp đánh vào ý thức, nề nếp của chính những học sinh. 
Đồng thời là một học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường thì mỗi chúng ta cũng cần phải biết tự giác học tập và rèn luyện, thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Trường học không phải chỉ là nơi học kiến thức mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, hình thành nên nhân cách của mỗi người.
Có lẽ như vấn đề này khó có thể chấm dứt. Nhưng ít ra chúng có thể giảm thiểu. Học sinh cần phải có ý thức, phải xóa bỏ sự vô ý thức khỏi con người. Hay nhà nước đầu tư thêm vào các trường học cho vấn đề vệ sinh. Vì mỗi người thiếu ý thức thì sẽ kéo theo một tập thể thiếu ý thức. Hình ảnh xấu ấy sẽ đánh mất đi văn hóa đẹp đẽ của Việt Nam. Và mỗi chúng ta hãy nhớ rằng “Trường chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta!”

File đính kèm:

  • docde_nghi_luan_xa_hoi_xa_rac_trong_truong_hoc.doc