Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

ĐỀ 1

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

. "Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con".

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Câu 1 (0.5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5đ): Giải thích nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”.

Câu 3 (1.0đ): Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên?

Câu 4 (1.0đ): Qua đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

 

doc 24 trang cucpham 20/07/2022 9000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn
PHẦN ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1 (0.5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0.5đ): Giải thích nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”.
Câu 3 (1.0đ): Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên?
Câu 4 (1.0đ): Qua đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?
ĐỀ 2
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
 Pa-xcan
 	 Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
 	 Cần gì cả vũ trụ đồng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
 	 Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
 	Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
 	Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một đứa con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
 (Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5đ): Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? 
Câu 3 (1.0đ): Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”?
Câu 4 (1.0đ): Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận về con người?
ĐỀ 3
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 	Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều mà các em thích nhất. Cô thầm nghĩ : “Chắc rồi các em cũng vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh, ” Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh lạ của em học sinh có tên Douglas, bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó. Một em đoán: 
– Em nghĩ đó chắc là bàn tay của bác nông dân.
Một em khác cự lại:
 - Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao mới hỏi tác giả, Douglas mỉm cười ngượng nghịu:
- Thưa cô,đó là bàn tay của cô ạ !
Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn khác, gia cảnh lại nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. 
 (Quà tặng cuộc sống - Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn )
Câu 1 (0,5đ): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau: 
- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ !
Câu 2 (0,5đ) : Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau : 
Cô thầm nghĩ : “Chắc rồi các em cũng vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh,”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh lạ của em học sinh có tên Douglas, bức tranh vẽ một bàn tay.
Câu 3 (1đ) : Tại sao Douglas lại vẽ bàn tay của cô giáo ?
Câu 4 (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
ĐỀ 4
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 Ngọn nến hi vọng
Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.
Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ”Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc. 
“Ta là Tình Yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.
 	Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: ”Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ”.
Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng, đáp lời cô gái: ‘‘Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”.
Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.​
	(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2. Hãy chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Hình ảnh “ Ngọn nến hi vọng” có ý nghĩa gì? 
Câu 4. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện?
ĐỀ 5
Đọc câu chuyện sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: 
CÁ RÔ VÀ VỊT
Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, cá rô bèn năn nỉ:
- Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!
Bầy vịt đáp:
- Cứ nằm đợi đấy đi, để chúng tôi đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi.
 	Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt. Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.
 (Theo nguồn Internet)
Câu 1 (0.5 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Trong câu chuyện, cá rô ở vào tình thế như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Ý nghĩa của câu chuyện trên?
Câu 4 (1.0 điểm): Nếu em là cá rô trong trường hợp trên, em sẽ làm gì? 
ĐỀ 6: Em hãy đọc kĩ nội dung đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Anh nhìn ngắm nó một lúc rồi quay về phía tôi nói: 
- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ đợi một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó. 
.Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Chắc chắn, tôi quyết định thay đổi!
Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa. Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.
Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay. 
 	(Trích: Hạt giống tâm hồn )
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần biệt lập và cho biết nó là thành phần gì ở trong đoạn văn sau: “. Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Chắc chắn, tôi quyết định thay đổi” 
Câu 3 (1,0 điểm): Em rút ra điều gì qua câu chuyện trên?
Câu 4 (1,0 điểm): Em có tán thành với quan điểm: “Mỗi ngày tồn tại trên đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó”không? Vì sao? 
ĐỀ 7: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
	"Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn...."
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Nhân vật được đề cập đến trong đoạn trích này là ai? 
Câu 3: Câu: "Không, không, đừng vẽ cháu!" thuộc kiểu câu gì?
Câu 4: Phản ứng của nhân vật qua câu nói: " Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.... " thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
ĐỀ 8: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt ...  tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: "Chắc hẳn, mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định và chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu sau: "Chắc hẳn, mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt.”
Câu 2: (0,5 điểm): Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: “Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than.”
Câu 3: (1 điểm) Khái quát nội dung văn bản trên.
Câu 4: (1 điểm) Qua văn bản này, em rút ra cho mình bài học gì?
ĐỀ 39
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
 Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
 Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
 Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
 Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ. Nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. .Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
 “Nguồn: Báo điện tử Tuoitre.vn”
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Tìm câu chứa hàm ý trong văn bản trên? Em hãy chỉ ra nghĩa của hàm ý? (0,5đ)
Câu 3. Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó." (1 đ)
Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.(1.0đ)
ĐỀ 40
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn hay chữ tốt
 Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: 
- Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? 
 Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
 Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
 Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Quyết tâm luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
(Theo Truyện đọc 1-1995)
Câu 1 (0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0.5 đ) Xác định lời dẫn trực tiếp có trong văn bản.
Câu 3 (1.0 đ) Theo em, nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 4 (1.0 đ) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì đối với bản thân.
ĐỀ 41
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là
  Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào
(SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)
Câu 1 (0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên ?
Câu 2 (0.5 đ) Tìm một câu văn có chứa thành phần biệt lập trong đoạn trích.
Câu 3 (1.0 đ) Em hãy cho biết nội dung chính của câu chuyện trên là gì ?
Câu 4 (1.0 đ) Em hãy tìm hai câu ca dao (hoặc tục ngữ, thành ngữ ,châm ngôn..) nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?
ĐỀ 42
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	“Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
	 (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.
Câu 3: Lời thoại trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến chi tiết nào trong tác phẩm?
Câu 4: Qua đoạn trích trên, em nhận thấy nhân vật bị nghi oan là người như thế nào?
ĐỀ 43
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: 
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
 (Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: (0,5 điểm): Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (0,5 điểm): Trong câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”
Xác định từ “mặt” nào là nghĩa gốc, từ “mặt” nào là nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?
Câu 3: (1,0 điểm): Em hiểu gì về hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”?
Câu 4: (1,0 điểm) Cảm nhận của em về tư tưởng triết lí mà tác giả muốn gửi gắm qua
ĐỀ 44
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chó lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1( 0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Trong câu:
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Em hiểu từ “nhỏ bé” mang hàm ý gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Theo em, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào qua đoạn thơ trên?
ĐỀ 45
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.
Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng. Không có người ta bảo mình “có vấn đề rồi”.
Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời. Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào khu vườn cuối đông.
[...] Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của những người bạn của mình.
 	Chúc mỗi bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười.
(Theo Hoàng Hồng Minh, “Lòng người mênh mang” NXB Văn hóa thông tin , 2014)
Câu 1: 0,5 điểm: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. .5 điểm). 
Câu 2: (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn sau: "Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời.".
Câu 3: (1.0 điểm). Theo tác giả, tại sao "mỉm cười" khác với "cái cười"? 
Câu 4: (1.0 điểm) "Chúc bạn bè ra mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười". Câu nói trên cho em lời khuyên gì về thái độ sống?m). 
ĐỀ 46
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một)
Câu 1: (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2: (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.
Câu 3: (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4: (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?
ĐỀ 47
Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: 
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
 (Ngữ văn 9 - tập I)
1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên? 
Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” trong tác phẩm. 

File đính kèm:

  • docon_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc