Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào tờ giấy bài làm chữ cái in hoa đầu dòng của phương án trả lời đúng:

Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?

 A. tản cư B. kháng chiến C. đè nén D. lầm than

Câu 2: Các từ in đậm trong hai câu thơ sau đây là thành phần gì?

 “Lom khom dưới núi tiều vài chú

 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

 ( trích Qua Đèo Ngang )

 A. Khởi ngữ B. Thành phần tình thái C. Thành phần cảm thán D. Trạng ngữ

Câu 3: Với cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?

 A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụ

Câu 4: Dấu hai chấm trong câu thơ: “Hát rằng: cá bạc biển đông lặng,”có tác dụng gì?

A. Được dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, bổ sung, thuyết minh cho phần trước đó.

B. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

C. Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

D. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 5: Xét về cấu tạo, câu văn: “Còn hai mươi phút thôi.” được xếp vào loại câu nào?

 A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn.

Câu 6: Phép so sánh thể hiện ở những từ ngữ in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì?

 “ Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. ( Trích Chiếc lược ngà )

 A. Nhấn mạnh nỗi buồn của anh Sáu C. Nhấn mạnh sự ngạc nhiên của anh Sáu

 B. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của anh Sáu D. Nhấn mạnh sự nghi ngờ của anh Sáu.

Câu 7: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?

 Ông hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

 - Hà, nắng gớm, về nào ( Trích Làng – Kim Lân )

 A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật C. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật

 B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vốn từ Tiếng Việt?

 A. Do sự phát triển kinh tế C. Do sự phát triển của văn học nghệ thuật

 B. Do sự phát triển của xã hội D. Do sự phát triển của các ngành khoa học

 

doc 8 trang cucpham 01/08/2022 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
MÔN NGỮ VĂN 9
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 9 theo ba nội dung Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn.
- Đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu tiếng Việt, đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Qua bài kiểm tra phân loại trình độ nhận thức của học sinh.
- Trọng tâm là các bài: Từ Hán Việt và sự phát triển vốn từ tiếng Việt. Biện pháp tu từ. Cấu tạo câu. Thành phần trạng ngữ. Loại ngôn ngữ; trích Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy,; Lặng lẽ Sa Pa.
II. HÌNH THỨC
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài trên giấy kiểm tra với thời gian 120 phút.
III. MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
 TL
Cao TL
1.Tiếng Việt
- Từ Hán Việt và sự phát triển vốn từ tiếng Việt.
- Biện pháp tu từ.
- Cấu tạo câu.
- Thành phần trạng ngữ.
- Loại ngôn ngữ.
Nhận biết từ Hán Việt, tác dụng dấu hai chấm, kiểu câu và thành phần câu 
Thông hiểu phép tu từ và tác dụng ; hình thức ngôn ngữ và sự phát triển vốn từ tiếng Việt
Số câu
4
4
8
Số điểm
1đ
1đ
2,0đ
Tỉ lệ %
10%
10%
20%
2.Đọc - hiểu văn bản
 Đoạn văn trích Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy
Nhận biết các thông tin chứa trong văn bản
Thông hiểu tưởng của đoạn văn
Thể hiện được thái độ, tư tưởng của bản thân.
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
0,75đ
0,25đ
2,0đ
3,0đ
Tỉ lệ %
0,75%
0,25%
20%
30%
3.Tập làm văn.
- Lặng lẽ Sa Pa
- Nghị luận về một nhân vật văn học
Số câu
1
1
Số điểm
5,0đ
5,0đ
Tỉ lệ %
50%
50%
Tổng số câu
4
2
4
1
1
1
13
Tổng số điểm
1đ
0,75đ
1đ
0,25đ
2,0đ
5,0đ
10đ
Tổng %
10%
0,75%
10%
0,25%
20%
50%
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM 
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2017 - 2018
(Thời gian làm bài – 120 phút)
Đề thi gồm 02 trang
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào tờ giấy bài làm chữ cái in hoa đầu dòng của phương án trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
 A. tản cư B. kháng chiến C. đè nén D. lầm than
Câu 2: Các từ in đậm trong hai câu thơ sau đây là thành phần gì?
 “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” 
 ( trích Qua Đèo Ngang )
 A. Khởi ngữ B. Thành phần tình thái C. Thành phần cảm thán D. Trạng ngữ
Câu 3: Với cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
 A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 
Câu 4: Dấu hai chấm trong câu thơ: “Hát rằng: cá bạc biển đông lặng,”có tác dụng gì?
A. Được dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, bổ sung, thuyết minh cho phần trước đó.
B. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
C. Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
D. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 5: Xét về cấu tạo, câu văn: “Còn hai mươi phút thôi.” được xếp vào loại câu nào?
 A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn.
Câu 6: Phép so sánh thể hiện ở những từ ngữ in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì?
 “ Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. ( Trích Chiếc lược ngà )
 A. Nhấn mạnh nỗi buồn của anh Sáu	 C. Nhấn mạnh sự ngạc nhiên của anh Sáu
 B. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của anh Sáu D. Nhấn mạnh sự nghi ngờ của anh Sáu.
Câu 7: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
 Ông hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: 
 - Hà, nắng gớm, về nào ( Trích Làng – Kim Lân )
 A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật C. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật
 B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vốn từ Tiếng Việt?
 A. Do sự phát triển kinh tế C. Do sự phát triển của văn học nghệ thuật
 B. Do sự phát triển của xã hội D. Do sự phát triển của các ngành khoa học
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
() Lý tưởng của tôi, lý tưởng soi đường và luôn làm dâng đầy trong tôi niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mỹ và Chân. Không có cảm nhận về sự đồng điệu với những người cùng chí hướng, không có sự đau đáu với cái khách quan, với cái mãi mãi không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đời theo đuổi như của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh ().
 (trích Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Nxb Tri thức (2015), tr21)
Câu 1: Lý tưởng sống “của tôi” được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 2: “Cuộc sống với tôi thật trống rỗng” khi nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Đoạn văn đã sử dụng phép tu từ điệp ngữ, nêu tác dụng của phép tu từ đó bằng một câu văn ? (0,25 điểm)
Câu 4: Em hãy chia sẻ lý tưởng sống của mình? (2,0 điểm)
III. TẬP LÀM VĂN (5,0đ) 
 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 9
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
 Mỗi phương án trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
A
C
B
A
B
II. Đọc hiểu văn bản ( 3,0 điểm)
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Lí tưởng của tôi là niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mĩ và Chân
0,25
2
Khi:
không có cảm nhận về sự đồng điệu với những người cùng chí hướng
không có sự đau đáu với cái khách quan 
không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học
Cách cho điểm:
+ 0,25 điểm: Hs trả lời được một trong ba ý trên.
+0,5 điểm: Hs trả lời được trừ hai trong ba ý trở lên. 
0,5
3
Phép tu từ điệp ngữ đã nhấn mạnh quan điểm của tác giả về lí tưởng sống.
0,25
4
Chấp nhận các cách lí giải khác nhau của học sinh, tuy nhiên lí tưởng sống phải hướng tới cái cao cả, tốt đẹp, có ý nghĩa với bản thân và cộng đồng
 Cách cho điểm:
 + 1,5 điểm – 2,0 điểm: Đáp ứng đúng các yêu cầu trên về mặt nội dung, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả
+ 0,75 điểm – 1,25 điểm: Về cơ bản đáp ứng đúng các yêu cầu trên về mặt nội dung, diễn đạt đôi chỗ còn chưa trôi chảy thuyết phục.
+ 0,5 điểm: Chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, trình bày còn sơ sài, sai lỗi chính tả.
+ 0 điểm: không viết hoặc viết sai hoàn toàn.
2,0
III. Tập làm văn (5,0 đ)
III. Tập làm văn
(5,0 đ)
A. MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Truyện là kết quả chuyến đi thực tế cuộc sống ở Lào Cai năm 1970. Qua câu chuyện tác giả khẳng định vẻ đẹp con người lao động bình thường, ý nghĩa của công việc lao động thầm lặng.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên: nhân vật tuy chỉ xuất hiện trong thoáng chốc nhưng đủ để lại ấn tượng về con người say mê công việc, lạc quan yêu đời, đóng góp thầm lặng cho đất nước.
B. TB: 
* Đoạn văn khái quát: Nhận xét những nét chung về tác phẩm
* Phân tích các vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
- Anh thanh niên là người say mê công việc, lặng lẽ cống hiến hết mình cho công việc:
+ Hoàn cảnh làm việc khắc nghiệt: Một mình làm việc trên đỉnh núi cao, quanh năm giữa cỏ cây mây núi Sa Pa đặt anh trước một thử thách phải đối mặt với nỗi cô đơn, vắng vẻ khi anh đang ở độ tuổi trẻ trung. Công việc đo gió đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết, phục vụ chiến đấu, sản xuất, luôn đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Anh vượt lên hoàn cảnh khó khăn bằng nghị lực lớn, bằng niềm say mê, gắn bó với công việc. Phân tích những chi tiết cụ thể như: Anh kể vắn tắt nhưng cụ thể về công việc tưởng như đơn điệu nhàm chán của mình bằng một giọng say sưa, chân thành: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất  đây là máy móc của cháuCông việc nói chung rất dễ chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lúc ghi và báo về lúc một giờ sáng. Nửa đêm chuông đồng hồ kêu mà chỉ muốn đưa tay tắt đi, một mình với ngọn đèn bão vặn to cỡ nào cũng không đủ sáng, trong cái lặng im và lạnh cóng của gió tuyết anh đi làm nhiệm vụ. Xong việc trở vào không ngủ lại được nữa. Vượt lên cái khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa anh luôn hoàn thành nhiệm vụ và từng ghi chiến công: Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Khi biết mình đã góp phần vào việc chiến đấu chung anh thấy mình thật hạnh phúc Có tinh thần trách nhiệm cao nên dù rất mến khách rất thèm người nhưng anh vẫn không tiễn khách ra về để kịp giờ ốp.
+ Anh quan niệm đúng đắn về ý nghĩa công việc của mình, về cuộc sống: Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc  Anh coi công việc là bạn, là niềm vui sống: ta với công việc là đôi, công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất nên không bao giờ nhàn rỗi hay cô đơn dù rất thèm người, thèm nghe chuyện dưới xuôi. 
- Anh biết tổ chức sắp xếp một cuộc sống khoa học, ngăn nắp. Sống một mình nơi heo hút, vắng lặng quanh năm nhưng cuộc sống của anh vẫn đầy đủ, phong phú, không nhàm chán, đơn điệu: anh tự nuôi gà nhiều trứng đến nỗi ăn không xuể, anh trồng hoa, khi khách dưới xuôi lên anh hái hoa để tặng, anh có một giá sách để đọc ngoài giờ làm việc
- Anh thanh niên còn là một người có nhiều phẩm chất đáng mến: Sự khiêm tốn (anh thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé; anh chỉ dành 5 phút kể về công việc của mình, còn 20 phút uống chè và nghe chuyện dưới xuôi, không cho họa sỹ vẽ mình mà giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn); cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được trò chuyện, gặp gỡ(tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, sự cảm động vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ).
* Đánh giá: 
- Khái quát ý nghĩa: Anh thanh niên là một con người bình dị, nhưng đã ngày đêm thầm lặng cống hiến sức mình cho đất nước. Qua nhân vật anh thanh niên tác giả muốn nói với người đọc “Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa nơi người ta chỉ nghĩ đến nghỉ ngơi có những con người làm việc và suy nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng thời tác phẩm còn gợi lên ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính của con người.
- Nghệ thuật thể hiện: 
+ Nhân vật tuy không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong thoáng chốc đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.
Qua cách nhìn, cảm xúc của mỗi người ình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn. 
C. KB: Rút ra bài học về ý nghĩa cuộc sống, về lí tưởng, nhân sinh quan của thanh niên trong thời đại ngày nay.
* Cách chấm điểm:
 - Từ 4,0đ – 5,0đ: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích), phân tích sáng rõ, chính xác, dẫn chứng cụ thể, làm nổi bật các vẻ đẹp của nhân vật, cách viết sinh động, có cảm xúc, bố cục rõ ràng. 
- Từ 3,0đ – 3,75đ: Hiểu khá rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích), đưa dẫn chứng phân tích tương đối rõ, bố cục rõ ràng diễn đạt đôi chỗ chưa luu loát, còn mắc lỗi nhỏ về dùng từ
- Từ 2,0đ - 2,75đ: Đã hiểu yêu cầu của đề bài, nêu được dẫn chứng phân tích được khá đầy đủ các vẻ đẹp của nhân vật nhưng đôi chỗ chưa rõ, cách viết chưa linh hoạt, còn mắc lỗi về dùng từ, đặt câu
- Từ 1,0đ – 1,75đ: Đã hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được một vài yêu cầu về nội dung và kĩ năng, nêu được dẫn chứng phân tích được vẻ đẹp nhân vật nhưng chưa tiêu biểu, bố cục chưa rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt và dùng từ
- Từ 0,5đ – 0,75đ: Đáp ứng được một vài yêu cầu nhỏ về nội dung nhưng chưa tiêu biểu, bố cục chưa rõ ràng, còn mắc lỗi diễn đạt và dùng từ
- 0đ: Không hiểu đề bài, trình bày lạc đề 
* Lưu ý chung: Phần hướng dẫn chấm thi chỉ là những ý khái quát, khi làm bài HS có thể trình bày theo các ý như hướng dẫn hoặc có cách trình bày khác nếu đủ các ý vẫn cho điểm tối đa.
- Trong quá trình chấm cần quan tâm đến kỹ năng trình bày, diễn đạt , tính sáng tạo của Hs.
 Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu, không làm tròn.
0,25 đ
4,5 đ
0,5đ
3,5 đ
1,0 đ
1,0đ
0,5 đ
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0.25đ
0,25đ
0,25 đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_201.doc