Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 :
“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng.”
(Lượm- Tố Hữu)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên ? (0,5đ)
Câu 2. Đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn thơ trên? (0,25đ)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên ? (0,5đ)
Câu 4. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được trong đoạn thơ trên (0,5đ)
Câu 5. Viết khoảng 2- 3 dòng, nêu một vài suy nghĩ của bản thân về bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu? (0,25đ)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)
Nhóm: Sơn La- Quảng Bình MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 6 Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng I. Đọc hiểu văn bản: Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn bản: Lượm (01 đoạn thơ 32 tiếng.) Nêu được phương thức biểu đạt chính của văn bản Đặt nhan đề cho đoạn thơ Từ văn bản nêu suy nghĩ về một vấn đề thực tiễn Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 3 1 10 % Nhận diện được biện pháp tu từ Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% 2 1 10% 2. Văn bản: 01 đoạn trích từ văn bản: “Bức tranh của em gái tôi” (độ dài 50-120 từ) Nhớ được tên văn bản, tên tác giả Lí giải/ suy luận về tâm trạng của nhân vật để rút ra nhận thức của nhân vật Từ văn bản trên nêu lên cách ứng xử đẹp trong cuộc sống Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 1 10% 1 0,5 5% 3 2 20 % II. Tạo lập văn bản (Văn miêu tả) Viết bài văn miêu tả về một sự việc gần gũi đã diễn ra trong đời sống Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 6 60% 1 6 60% Tổng số câu toàn bài Tổng số điểm toàn bài Tỉ lệ % 3 1,5 15% 2 1,5 15% 1 0,25 2,5% 3 6,75 67,5% 9 10 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 : “Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng...” (Lượm- Tố Hữu) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên ? (0,5đ) Câu 2. Đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn thơ trên? (0,25đ) Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên ? (0,5đ) Câu 4. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được trong đoạn thơ trên (0,5đ) Câu 5. Viết khoảng 2- 3 dòng, nêu một vài suy nghĩ của bản thân về bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu? (0,25đ) * Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 8 : “Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt vào tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh : “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi đã không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu 6. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5đ) Câu 7. Nhân vật “tôi” tự nhận thấy được điều gì về bản thân và về cô em gái khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” do em gái mình vẽ? (1,0 đ) Câu 8. Từ nhận thức của người anh, em có suy nghĩ và có cách ứng xử ra sao khi chứng kiến tài năng của người khác. Trả lời khoảng 4 – 5 dòng. (0,5đ) Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Hãy tả lại một giờ hoạt động ngoại khoá mà em ấn tượng nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 KÌ II A. HƯỚNG DẪN CHUNG Giáo viên chấm bài cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên cán bộ chấm thi cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc tự nhiên, sáng tạo nhưng chân thực phù hợp với đời sống thực tế. B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ Phần 1. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: phương thức miêu tả. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2. Đặt 1 nhan đề phù hợp, khái quát được nội dung chủ đề của đoạn văn. - Điểm 0,25: Đặt nhan đề đúng theo cách trên.(Ví dụ: Hình ảnh bé Lượm) - Điểm 0: Đặt sai hoặc không đặt nhan đề nào. Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: So sánh ( Chú bé loắt choắt...như con chim chích) - Điểm 0,5: Trả lời đúng biện pháp tu từ theo cách trên. - Điểm 0,25: Trả lời đúng tên biện pháp tu từ nhưng không nêu rõ những hình ảnh so sánh như cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ So sánh: Góp phần thể hiện hình ảnh Lượm một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến đáng yêu. - Điểm 0,5: Trả lời đúng tác dụng của biện pháp tu từ theo cách trên (hs có thể có cách diễn đạt khác nhưng phải đảm bảo nội dung theo cách trên). - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa nêu rõ theo cách trên hoặc diễn đạt không rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 5. Nêu được suy nghĩ tích cực trong cách nhìn nhận về tấm gương hi sinh dũng cảm vì tổ quốc theo quan điểm riêng của bản thân. Câu trả lời phải diễn đạt rõ ý, thể hiện được ý nghĩa tấm gương bé Lượm trong kháng chiến tác động tới bản thân trong đời sống hiện nay - Điểm 0,25: Nêu được suy nghĩ của bản thân theo định hướng trên. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu được suy nghĩ nhưng mang tính tiêu cực, nhìn nhận không chính xác về ý nghĩa của hình ảnh nhân vật. + Nêu suy nghĩ một cách quá sơ sài, diễn đạt yếu, không rõ ý. + Không có câu trả lời. Câu 6. Đoạn trích trên trích từ văn bản: Bức tranh của em gái tôi; tác giả Tạ Duy Anh. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong hai ý trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 7. - Người anh nhận ra được phần hạn chế và cái sai của bản thân: đó là lòng tự ái, sự ganh tị và đố kị không đúng chỗ của mình. - Người anh nhận thấy được tâm hồn cao đẹp và tấm lòng nhân hậu của cô em gái. * HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải đảm bảo chính xác theo nội dung của 2 cách trên. - Điểm 1,0: Trả lời đúng cả 2 ý theo cách trên. - Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong hai ý theo cách trên. - Điểm 0,25: Ở mỗi ý, trả lời có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ, diễn đạt không rõ ràng. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 8. Nêu được suy nghĩ tích cực, sâu sắc và thể hiện được cách ứng xử có văn hóa, có hiểu biết, đúng với chuẩn mực của xã hội. - Điểm 0,5: Nêu được suy nghĩ và cách ứng xử của bản thân theo định hướng trên. - Điểm 0,25: Nêu được suy nghĩ và cách ứng xử đúng nhưng còn hời hợt, diễn đạt không rõ ràng. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu được suy nghĩ, cách ứng xử nhưng mang tính tiêu cực, thiếu hiểu biết, đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội. + Trả lời chung chung không rõ ý. + Không có câu trả lời. Phần 2. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn miêu tả để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; miêu tả đúng thực tế, văn viết có cảm xúc chân thực; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được đối tượng miêu tả; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng miêu tả; phần Kết bài thể hiện tình cảm và nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng đối tượng miêu tả (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng đối tượng miêu tả: một giờ hoạt động ngoại khoá mà em ấn tượng nhất. (hs có thể miêu tả một tiết học trên lớp hoạt động theo chủ đề hoặc giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp) - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ đối tượng, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai đối tượng hoặc trình bày lạc sang đối tượng khác. c) Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và miêu tả theo một trình tự hợp lý của một giờ hoạt động ngoại khoá, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt sự quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượngtrong quá trình miêu tả; biết bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm trong quá trình miêu tả nhằm thể hiện được ấn tượng của bản thân về giờ hoạt động ngoại khoá; nội dung miêu tả phải phù hợp với đời sống thực tiễn, chân thực của một giờ học mà bản thân đã trải qua và có nhiều ấn tượng, cụ thể, sinh động (4,5 điểm): - Điểm 4,5: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Giới thiệu được đối tượng được miêu tả: một giờ hoạt động ngoại khoá để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Miêu tả cụ thể giờ học theo trình tự hợp lí. Học sinh có thể lựa chọn trình tự theo cách khác nhưng phải hợp lí và đảm bảo sự lô-gíc của giờ hoạt động ngoại khoá. Buổi hoạt động đã diễn ra như thế nào? + Không gian, không khí của giờ ngoại khoá... + Những hình thức hoạt động thú vị, hấp dẫn + Hoạt động của thầy cô giáo, của em và các bạn + Những suy nghĩ và cảm xúc của em (của các bạn) trong giờ ngoại khoá. * Lưu ý: Học sinh có thể có mở rộng và bổ sung thêm nội dung miêu tả nhưng phải tiêu biểu, hợp lí, gọn gàng. - Điểm 4-4,5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong số các nội dung nổi bật, liên kết chặt chẽ. - Điểm 3,5 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong số các nội dung miêu tả còn chung chung, chưa nổi bật, một vài ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 2,75 – 3,25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 1,5 - 2,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, miêu tả nhiều chỗ còn yếu. - Điểm 1,0 – 1,25: Có miêu tả được một ý nhỏ, kĩ năng miêu tả yếu. - Điểm 0,25 - 0,5: Có viết được vài câu miêu tả chung chung. Không có kĩ năng miêu tả. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc sắc, sinh động,) ; văn miêu tả viết giàu hình ảnh và cảm xúc; thể hiện khả năng quan sát, nhận thức tốt về đối tượng miêu tả.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_so_giao_duc_vao_dao_tao_q.doc