Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Lục Bát Về Cha
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dãi ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.
Lúa xanh xanh mướt đồng xa
Dáng quê hoà với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(Sưu tầm)
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Em sẽ làm gì để thể hiện đạo hiếu của mình đối với cha mẹ?
Câu 3 (1.0 điểm)
Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” trong đoạn trích trên và đặt một câu với từ vừa tìm được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT TP.VŨNG TÀU ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ Môn : Ngữ văn 7 Thời gian làm bài : 90 phút PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Lục Bát Về Cha Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dãi ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa. Lúa xanh xanh mướt đồng xa Dáng quê hoà với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Sưu tầm) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Em sẽ làm gì để thể hiện đạo hiếu của mình đối với cha mẹ? Câu 3 (1.0 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” trong đoạn trích trên và đặt một câu với từ vừa tìm được. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. .....HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 1,0 điểm Nội dung chính của đoạn trích: thể hiện tình yêu thương và sự hi sinh to lớn của người cha dành cho con. 1,0 điểm Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ: Kính trọng, biết ơn cha mẹ Học tập thật tốt, phụ giúp cha mẹ việc nhà, Yêu thương anh chị em và mọi người trong gia đình Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già,. 1,0 điểm Câu 3 - Đồng nghĩa với “hạnh phúc”- sung sướng, toại nguyện. - HS đặt 1 câu. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 I/ Về kĩ năng: - Kiểu bài: Biểu cảm về tác phẩm văn học - Đối tượng biểu cảm: bài thơ Rằm tháng giêng - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc. - Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu. - Trình bày sạch, đẹp. II/Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: 1.Mở bài: Giới thiệu bài thơ Tình cảm của em dành cho bài thơ. 0,75 điểm 2. Thân bài: a/ Hai câu đầu: + Trăng xuân đẹp mỹ miều, bát ngát, lồng lộng khắp không gian + Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước. + Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân. b/ Hai câu cuối: + Cảnh bàn bạc việc quân giữa dòng sông trăng của những nhà cách mạng + Phong thái ung dung, lạc quan giữa núi rừng hiểm nguy + Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, niềm hy vọng vào một ngày đất nước thống nhất 4,5 điểm 2,25 điểm 2,25 điểm 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ. Nêu suy nghĩ của em. 0,75 điểm *Trên đây chỉ là những gợi ý của người ra đề .Người chấm tùy thuộc vào bài viết của học sinh mà cho điểm cho phù hợp.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong.doc