Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
Câu 1 – (2đ) Kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý đó?
Câu 2 – (2đ) Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã có công lao gì trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất?
Câu 3 – (2đ) Trình bày những nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý?
Câu 4 – (3đ) Trình bày diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng (1288)?
Câu 5 – (1đ) Trình bày nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Long An trước khi có Đảng?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7 Năm học: 2013 – 2014 *** I/ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI (2đ) * Trình bày các cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý đó. * Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. II/ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX (7đ) Chương I – Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (2đ) * Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước. * Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê. Chương II – Nước Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – XII) (2đ) * Sự thành lập nhà Lý. * Luật pháp và quân đội thời Lý. * Diễn biến và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của Lý Thường Kệt. * Giáo dục và văn hóa thời Lý. Chương III – Nước Đại Việt thời Trần (thế kỷ XIII)(3đ) * Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần. * Pháp luật thời Trần. * Diễn biến, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. * So sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba so với lần thứ hai. * Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. III/ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (1đ) * Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trước khi có Đảng. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH HƯNG KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút Câu hỏi: Câu 1 – (2đ) Kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý đó? Câu 2 – (2đ) Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã có công lao gì trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất? Câu 3 – (2đ) Trình bày những nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý? Câu 4 – (3đ) Trình bày diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng (1288)? Câu 5 – (1đ) Trình bày nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Long An trước khi có Đảng? HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Câu 1: Các cuộc phát kiến địa lý lớn và ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lý: * Các cuộc phát kiến địa lí lớn: + 1487 Bắc-tơ-mi Đi-a-xơ đến cực Nam Châu Phi. (0,25đ) + 1498 Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây nam Ấn Độ. (0,25đ) + 1492 Crít-xtốp Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. (0,25đ) + 1519-1522 Ma-gien-lăng đi vòng quanh trái đất. (0,25đ) * Ý nghĩa: thúc đấy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu (1đ) Câu 2: Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước: - Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc (0,5đ) - Thiết lập một triều mới khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương (0,5đ) - Có nhiều chính sách tiến bộ góp phần phát triển đất nước. (0,5đ) - Xây dựng một lực lượng quân đội mạnh để góp phần bảo vệ đất nước. (0,5đ) Câu 3: Nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý: * Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư. (0,25đ). Bao gồm những qui định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. (0,5đ) Người phạm tội bị xử phạm nghiêm khắc. (0,25đ) * Quân đội: bao gồm quân bộ và quân thủy, vũ khí có giáo mác, dao kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá... (0,5đ) Trong quân đội còn chia làm hai loại; cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”. (0,5đ) Câu 4: Diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 1288: ** Diễn biến: - Cuối tháng 1- 1288, Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng.(0,25đ) - Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt.(0,5đ) - Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.(0,25đ) - Nhà Trần mở cuộc phản công ở hai mặt thuỷ bộ. (0,25đ) - Tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. (0,5đ) - Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ vạn kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh.(0,25đ) ** Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống Mông Nguyên kết thúc thắng lợi vẽ vang.(1đ) Câu 5: Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Long An trước khi có Đảng: - Chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến. (0,5đ) - Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. (0,5đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_lich_su_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truong.doc