Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm

Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô

 Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn

 Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha

 nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa ”

 (Lời bài hát Mong ước kỉ niệm xưa – Xuân Phương)

Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Là học sinh em cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp?

Câu 3 (1.0 điểm)

 “Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa.” Tìm phép liệt kê trong câu văn trên và nêu tác dụng của nó?

 

doc 4 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng Học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TP.VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ	NĂM HỌC 2019-2020
 	MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
 	Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
 Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
 Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
 nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa ”
 (Lời bài hát Mong ước kỉ niệm xưa – Xuân Phương)
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Là học sinh em cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp?
Câu 3 (1.0 điểm)
 “Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa.” Tìm phép liệt kê trong câu văn trên và nêu tác dụng của nó?
 II.	TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên?
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP. VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ	 NĂM HỌC 2019-2020 
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
 (Gồm 02 trang)
Câu
Nội dung
Thang
điểm
I. ĐỌC HIỂU 
4,0đ
Câu 1
1 điểm
Câu 2
2 điểm
Câu 3
1 điểm
Phương thức biếu đạt: biểu cảm. 
- Nội dung: Những kỷ niệm về bạn bè, thầy cô dưới mái trường xưa.
- Để có tình bạn đẹp em cần phải : sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, không được ganh tị với bạn, đồng cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập...
- Phép liệt kê: nhớ bạn bè, nhớ mái trường.
Tác dụng : nhấn mạnh nỗi nhớ bạn bè, thầy cô.
1.0đ
1,0đ
1,0 đ
(0, 5 đ)
(0, 5 đ)
II. LÀM VĂN
6,0đ
Yêu cầu về kĩ năng:
- Xác định đúng kiểu bài văn miêu tả, bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ , dẫn chứng thuyết phục 
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, không sai chính tả.
- Có vận dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để miêu tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Bài viết thể hiện sự quan sát kĩ về cảnh giờ ra chơi, bày tỏ được sự vui vẻ, tình yêu với bạn bè, thầy cô và trường lớp.
I/ Mở bài 
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tương thân tương ái là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Trích dẫn câu ca dao.
II/ Thân bài (4,5 điểm)
Giải thích ý nghĩa câu ca dao 
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng => Câu ca dao là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của con người trong xã hội. 
Tại sao phải sống yêu thương nhau 
- Tất cả chúng ta có cùng nguồn gốc tổ tiên, đều là anh em một nhà, đều chung một dòng máu con cháu Lạc Hồng... 
- Đoàn kết yêu thương nhau mới tạo được sức mạnh về vật chất và tinh thần để chống chọi với thiên tai và địch họa. 
- Cuộc sống quanh ta còn có vô số người khó khăn bất hạnh, họ rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần để có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
( Dẫn các câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự)
Cần làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? 
- Thương yêu, đùm bọc và sống có trách nhiệm với nhữngn gười thân yêu trong gia đình, hàng xóm... 
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện. 
- Liên hệ câu ca dao, tục ngữ khác. 
 III/ Kết bài 
Khẳng định tính đúng đắn, giá trị bài học của câu ca dao. 
1.0đ
1.0đ
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1.0đ
Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh.
 HẾT

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2.doc