Đề cương ôn thi lịch sử thế giới hệ chuyên tu Đại học sư phạm Huế

1- Sự xuất hiện của loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.

- Sự xuất hiện của loài người:

+ Loài người không phải do Thượng đế hay một đấng siêu nhân nào tạo ra mà là sản phẩm của quá trình tiến hoá sinh vật hàng triệu năm. Là loài động vật cao cấp nhất và là khâu phát triển cao nhất trong quá trình lịch sử tiến hoá của muôn loài.

+ Cách nay hàng chục triệu năm (15 triệu năm) sự đột biến tự phát và đột biến cảm ứng đã làm cho vượn người Hominid biến thành người vượn Oxtralôpitec. Nhờ lao động, loài người vượn này tiến hoá qua các giai đoạn trung gian Pitêcantrốp, Sinantrốp, Nêanđéctan để thành người hiện đại Hômô Sapiens. Con người là loài động vật cao cấp nhất, biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng công cụ sản xuất ra những thứ cần thiết cho cuộc sống. Biết cải tạo tự nhiên, hoà thuận với thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ cuộc sống. Yếu tố đưa đến điểm khác nhau căn bản nhất giữa con người và động vật là lao động.

+ Lao động đóng vai trò góp phần chuyển hoá từ người vượn thành người hiện đại (khoảng hai triệu năm) : Hàng triệu năm, lao động đã thúc đẩy quá trình tiến hoá cơ thể trước hết là bàn tay và khối óc phát triển, hoàn thiện. Sự phân biệt chức năng giữa hai chi trước và hai chi sau khiến con người biết đi, có dáng đứng thẳng. Sự điêu luyện, tinh xảo của hai bàn tay ảnh hưởng đến toàn bộ cơ cấu của cơ thể con người đặc biệt là não bộ và cuống họng.

+ Công việc lao động đa dạng, phức tạp dần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng chặt chẽ phức tạp hơn. Lao động tập thể đòi hỏi phải có sự phối hợp động tác, trao đổi ý kiến kinh nghiệm, nảy sinh các âm tiết, tiếng nói, ngôn ngữ ra đời. Xã hội loài người hình thành.

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy.

Cuộc sống của bầy người nguyên thủy rất mông muội, dã man. Ăn lông, ở lỗ và cư trú trong hang động, sống lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, chưa có ý thức về mình và thế giới xung quanh. Chưa có khả năng cải tạo thiên nhiên. Chưa có sự khác biệt đáng kể so với động vật.

Để tồn tại, người nguyên thủy phải tập trung nhau lại thành từng bầy ở một vùng nhất định để kiếm sống và tự vệ. Qui mô chưa có mối liên hệ lâu dài, bền vững. Phương thức sống chủ yếu là săn bắt và hái lượm mang tính chất ngẫu nhiên.

 

doc 41 trang cucpham 10200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi lịch sử thế giới hệ chuyên tu Đại học sư phạm Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi lịch sử thế giới hệ chuyên tu Đại học sư phạm Huế

Đề cương ôn thi lịch sử thế giới hệ chuyên tu Đại học sư phạm Huế
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI
Ì
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ THẾ GIỚI
HỆ CHUYÊN TU ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ-KHOÁ 2007-2009
œ
Năm học 2006-2007
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TUYỂN SINH
NGÀNH: LỊCH SỬ – MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
HỆ CHUYÊN TU ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ-KHOÁ 2007-2009
Ì
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN LỊCH SỬ 
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
I-XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Sự xuất hiện của loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.
- Sự xuất hiện của loài người:
+ Loài người không phải do Thượng đế hay một đấng siêu nhân nào tạo ra mà là sản phẩm của quá trình tiến hoá sinh vật hàng triệu năm. Là loài động vật cao cấp nhất và là khâu phát triển cao nhất trong quá trình lịch sử tiến hoá của muôn loài.
+ Cách nay hàng chục triệu năm (15 triệu năm) sự đột biến tự phát và đột biến cảm ứng đã làm cho vượn người Hominid biến thành người vượn Oâxtralôpitec. Nhờ lao động, loài người vượn này tiến hoá qua các giai đoạn trung gian Pitêcantrốp, Sinantrốp, Nêanđéctan để thành người hiện đại Hômô Sapiens. Con người là loài động vật cao cấp nhất, biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng công cụ sản xuất ra những thứ cần thiết cho cuộc sống. Biết cải tạo tự nhiên, hoà thuận với thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ cuộc sống. Yếu tố đưa đến điểm khác nhau căn bản nhất giữa con người và động vật là lao động.
+ Lao động đóng vai trò góp phần chuyển hoá từ người vượn thành người hiện đại (khoảng hai triệu năm) : Hàng triệu năm, lao động đã thúc đẩy quá trình tiến hoá cơ thể trước hết là bàn tay và khối óc phát triển, hoàn thiện. Sự phân biệt chức năng giữa hai chi trước và hai chi sau khiến con người biết đi, có dáng đứng thẳng. Sự điêu luyện, tinh xảo của hai bàn tay ảnh hưởng đến toàn bộ cơ cấu của cơ thể con người đặc biệt là não bộ và cuống họng.
+ Công việc lao động đa dạng, phức tạp dần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng chặt chẽ phức tạp hơn. Lao động tập thể đòi hỏi phải có sự phối hợp động tác, trao đổi ý kiến kinh nghiệm, nảy sinh các âm tiết, tiếng nói, ngôn ngữ ra đời. Xã hội loài người hình thành.
Đời sống vật chất của người nguyên thủy.
Cuộc sống của bầy người nguyên thủy rất mông muội, dã man. Ăn lông, ở lỗ và cư trú trong hang động, sống lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, chưa có ý thức về mình và thế giới xung quanh. Chưa có khả năng cải tạo thiên nhiên. Chưa có sự khác biệt đáng kể so với động vật.
Để tồn tại, người nguyên thủy phải tập trung nhau lại thành từng bầy ở một vùng nhất định để kiếm sống và tự vệ. Qui mô chưa có mối liên hệ lâu dài, bền vững. Phương thức sống chủ yếu là săn bắt và hái lượm mang tính chất ngẫu nhiên.
Quan hệ nam nữ là quan hệ tạp giao không phân biệt thế hệ, huyết thống. Cuối thời nguyên thủy mới có lệ cấm cha mẹ, con cái lấy nhau nhưng anh em ruột vẫn kết hôn với nhau. Gia đình đồng huyết – hình thức hôn nhân gia đình đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.
 Phát hiện ra lửa, biết cách dùng lửa và tạo ra lửa là phát minh quan trọng nhất. Lửa được dùng để nấu chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú dữ, để đốn phá rừng nơi cư trú. Con người đẩy nhanh quá trình tiến hóa, tách hẳn ra khỏi thế giới động vật. 
Nghệ thuật, tôn giáo chưa xuất hiện ở thời kì nguyên thủy sơ khai vì con người chưa có nay đủ khả năng quan sát, nhận thức về tự nhiên, xã hội, về bản thân con người. Chưa nhận thức rõ nét về quan hệ của mình với tự nhiên, chưa có khái niệm tổng quát về một uy lực tự nhiên nào phản ảnh vào bộ óc.
Bước sang hậu kì đá cũ, loài người đã có tiến bộ về kỹ thuật sản xuất và sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội và hình thái ý thức: công cụ đá mài, sử dụng xương thú, săn bắt tập thể các loại thú lớn. Phân công lao động tự nhiên xuất hiện giữa nam và nữ. Đời sống bảo đảm, loài người dần chuyển sang dạng sống định cư tương đối. Biết làm nhà ở hầm đất, vách đá thay cho hang động. Biết may mặc quần áo bằng da, kim xương thú để che thân. Do yêu cầu của sức sản xuất, bầy người nguyên thủy bước sang một thời kì tổ chức xã hội ổn định hơn, chặt chẽ hơn – Công xã thị tộc ra đời.
Tổ chức xã hội của xã hội nguyên thủy.
+ Công xã thị tộc: 
Lao động tập thể ngày càng phức tạp và tiến bộ, xã hội phải có sự thay đổi phù hợp để sản xuất tốt hơn – Công xã thị tộc ra đời.
Qui mô đông đảo hơn (hàng trăm người), gắn bó bởi quan hệ đồng huyết. Sản xuất ổn định, cộng đồng bền vững nhờ kế thừa kinh nghiệm, kỹ thuật lao động của nhiều thế hệ. CXTT sống thành từng gia đình, gồm các lớp cha mẹ, con cái, anh chị em ruột. Nhiều thị tộc xa gần có quan hệ dòng máu hợp thành bộ lạc.
Hôn nhân và gia đình: Xuất hiện lệ cấm anh chị em ruột cùng thị tộc lấy nhau, gia đình huyết thống chấm dứt. Con trai, con gái thị tộc này phải lấy vợ hay lấy chồng thị tộc khác. Hôn nhân tiến hành tập thể, kết hợp ngẫu nhiên – Hình thức quần hôn: chung vợ, chung chồng. Con cái chỉ biết mẹ không biết người cha đích thực là ai (người cha luôn ở thị tộc khác, đơn vị kinh tế khác) nên CXTT ở giai đoạn đầu là công xã thị tộc mẫu hệ.
+ Công xã thị tộc mẫu hệ:
Trong CXTT mẫu hệ, con cái theo họ mẹ. Người phụ nữ làm chủ gia đình, làm chủ công xã. Chế độ mẫu quyền tồn tại một thời gian dài và mọi dân tộc đều phải trải qua từ hậu kì đá cũ và chấm dứt ở trung kì thời đại đá mới.
Hình thức hôn nhân từng đôi một: người đàn ông có một vợ chính và nhiều vợ phụ. Người phụ nữ cũng có một chồng chính và nhiều chồng phụ. Hình thức này được xác định một cách tương đối, nhưng tính bền vững ngắn ngủi và dễ tan vỡ.
Xã hội thị tộc mẫu hệ là một bước tiến của loài người nhưng cuộc sống còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Họ phải sống tập thể,lao động và sở hữu tập thểcủa thị tộc, bộ lạc, có quyền hưởng thụ và quan hệ bình đẳng. Tù trưởng, tộc trưởng có uy tín cao nhưng không có quyền thống trị. Hình thái ý thức đầu tiên của loài người là ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ phát triển gắn liền với lao động tập thể. Ngôn ngữ còn đơn giản, thiếu khái niệm trừu tượng. Nhờ quá trình lao động, những khái niệm trừu tượng mới được hình thành. Ý thức tư tưởng của con người là cộng sản nguyên thủy.
Tín ngưỡng, tôn giáo: Con người còn khiếp sợ trước uy lực của thế giới tự nhiên nảy sinh thuyết vạn vật có linh hồn. Nảy sinh hình thái ý thức đặc biệt của tôn giáo nguyên thủy – tín ngưỡng Tô tem. Mỗi thị tộc, ngành nghề có một Tô tem riên (tên một loài vật, một loại thực vật hoặc một hiện tượng thiên nhiên) mang màu sắc tôn giáo. Ngoài ra loài người còn có tục thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng kính trọng biết ơn những người già đã mất (sùng bái tổ tiên), tin rằng linh hồn tổ tiên phù hộ con cháu trong thị tộc.
Nghệ thuật – một hình thái ý thức xã hội khác nảy sinh và phát triển ở hậu kì đá cũ. Nó là hình thức biểu hiện của nhận thức tình cảm và tư tưởng của con người qua thực tiễn lao động sản xuất phục vụ nhu cầu cuộc sống lao động sản xuất. Các hình thức hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, nhảy múa, trang sức còn sơ khai và gắn với sinh hoạt tập thể trong thị tộc và đều mang màu sắc tôn giáo. Xuất hiện hình vẽ tượng hình để ghi chép, biểu đạt tư tưởng, tình cảm – mầm mống chữ viết sau này.
+ Chế độ phụ quyền thay thế chế độ mẫu quyền:
Nhưng biến động kinh tế-xã hội ở thời đại đồ kim loại thay đổi địa vị của người phụ nữ. Đàn ông giữ vai trò chính trong kinh tế. Trong xã hội và trong gia đình vai trò , vị trí của đàn ông được đề cao. Từ đó đàn ông thay thế phụ nữ trong việc xác lập huyết tộc, quyền thừa kế. Chế độ phụ quyền được xác lập.
Đàn ông làm những công việc chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ làm những công việc phụ như gieo hạt, gặt hái, trông nom nhà cửa, con cái Sự phân công lao động đó làm thay đổi mối quan hệ gia đình. Người phụ nữ chỉ có một người chồng nhất định và phải đến ở nhà chồng. Con biết cha và quan hệ anh em họ hàng theo dòng cha. Hôn nhân một vợ một chồng ra đời gắn liền với chế độ tư hữu và phân hoá giai cấp. Phụ nữ lệ thuộc đàn ông và bị gạt ra khỏi hoạt động xã hội.
Lực lượng sản xuất phát triển phát sinh chế độ nô lệ và chế độ tư hữu. Do các nhu cầu vật chất đã có tích lũy, một số người nảy sinh ý định chiếm đoạt làm của riêng. Tù binh sau những cuộc chiến tranh trở thành nô lệ, xuất hiện hình thức bóc lột đầu tiên – chế độ nô lệ gia trưởng. Sản xuất cá thể trên cơ sở chế độ tư hữu hình thành nên công xã nông thôn. Cộng đồng nhiều huyết tộc khác nhau định cư ở một vùng khác thị tộc của mình. Đây là tổ chức xã hội đầu tiên của dân tự do, quá độ sang xã hội có giai cấp. Ở thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, chiến tranh liên miên. Vai trò thủ lĩnh quân sự được đề cao. Sinh hoạt của thị tộc bộ lạc theo kiểu tổ chức quân sự – chế độ dân chủ quân sự. (thủ lĩnh được suy t ... còn ở thời kỳ bộ tộc chuyển sang xã hội có giai cấp do đó phong trào có những nét độc đáo: đa dạng, không đồng đều nhưng rộng khắp toàn châu lục.
- 1954 -1960 Bắc Phi là nơi diễn ra phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sớm nhất. Đầu thập niên 50 các nước Libi 1952, Tuynidi 1956, Marốc 1956, Angiêri 1962 đã giành được độc lập.
Tây Phi là khu vực thứ hai giành được độc lập dân tộc. Khu vực gồm các quốc gia Bờ Biển vàng (Gana), Xieralêôn, Nigiêria, Dămbia(thuộc địa Anh) và Xênêga, Môritana, Xuđăng, Côhimê, Bờ Biển Ngà (thuộc Pháp)... giành được độc lập với những mức độ khác nhau trong khoảng từ 1957-1960.
- 1960-1975. Năm 1960 là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi, và Trung Phi giành độc lập.
Các nước Công hoà nhân dân Cônggô, CH Sát, CH Trung Phi, Gabông thuộc châu Phi xích đạo một khu vực rộng lớn, cư dân thưa thớt, lạc hậu nhất 1960 Pháp trao trả độc lập nhưng vẫn nằm trong khối “ cộng đồng Pháp”.
Đông Phi là thuộc địa của Anh, Pháp, Ý đều giành được độc lập: Xuđăng 1956, Xômali 1969, Eâtiôpi 1974.
Trước 1960 Cônggô Lêôpônvin thuộc Bỉ. 1960 Cônggô giành được độc lập, Chính phủ dân tộc đầu tiên do P. Lumunba được thành lập, nhưng ngày 17-1-1961 P.Lumunba bị giết hại, Môbutu Xêxêxêcô lên nắm quyền. 
Sau nhiều thập kỉ đấu tranh, nhân dân Nam Rôđêdia giành thắng lợi 2-1980 sau đó nước này đổi tên thành Dimbabuê. Cuộc đấu tranh của Aênggôla và Môdămbich chống thực dân Bồđàonha từ đầu năm 60 đã kết thúc thắng lợi. 1975 Bồ đàonha phải trao trả độc lập cho Môdămbich và rút quân khỏi Aênggôla.
- 1975 đến nay là giai đoạn hoàn thanh cuộc đấu tranh đánh đổ mền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hoà Namibia 3-1991.
Cuối tháng 4-1994, lần đầu tiên trong lịch sử, Nam Phi đã tiến hành tuyển cử dân chủ, không phân biệt chủng tộc. Đại hội dân tộc Phi (ANC) đại diện cho các lực lượng yêu nước tiến bộ đã giành được đa số phiếu; ông Nenxơn Manđêla, Chủ tịch ANC là Tổng thống của nước Nam Phi mới- Chủ nghĩa Apacthai chấm dứt sau hơn 3 thế kỷ.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước , củng cố độc lập dân tộc hiện nay , nhiều nước ở châu Phi đang gặp những vấn đề khó khăn nan giải: sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới, sự bóc lột về kinh tế của các nước phát triển; nợ nước ngoài chồng chất, nạn mù chữ , đói rét, đại dịch, bùng nổ dân số, tình hình chính trị không ổn định, nội chiến sắc tộc đẫm máu liên miên Tình hình đó đòi hỏi các nước châu Phi phải nỗ lực to lớn, cùng với sự giúp đỡ tích cực của cộng đồng quốc tế, để khắc phục từng bước tình trạng khó khăn hiện nay và đưa các quốc gia châu lục này tiến kịp với trình độ chung của thế giới.
 * Thắng lợi của cách mạng Cuba.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở Cuba, Mỹ đã tổ chức đảo chính thiết lập chế độ độc tài tay sai Batixta (3-1952).
Bất chấp sự khủng bố của chế độ độc tài (Quốc hội bị giải tán, Hiến pháp tiến bộ – ban hành năm 1940 – bị xoábỏ, các đảng phái chính trị phải ngừng hoạt động, nhiều người yêu nước bị sát hại hoặc bị cầm tù), cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển, điển hình là cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (26-7-1953, ở Xanchiagô), dưới sự chỉ huy của Phiđen Caxtrô. Cuộc tấn công tuy thất bại song có ý nghĩa to lớn, mở đầu một giai đoạn phát triển mớicủa cách mạng Cuba – giai đoạn đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Phong trào 26-7”- Nhờ sự giúp đỡ của nhân dân, khu căn cứ cách mạng ở vùng núi Xiera Maextơra được xây dựng ngày càng lớn mạnh, phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng khắp cả nước trong những năm 1957-1958.
- Cuối năm 1958, nghĩa quân tấn công trên các mặt trận, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Ngày 1-1-1959, phối hợp với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân thủ đô La Habana, quân cách mạng đã lật đổ chế độ độc tài Batitxta.
- Trong khoảng thời gian gần hai năm sau khi cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng - đứng đầu là Phiđen Caxtrô – đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ
Sau chiến thắng Hirôn (4-1961, tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào Cuba), Cuba bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Được sự giúp đỡcủa các nước xã hội chủ nghĩa , công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba đạt nhiều thành tựu to lớn: Nền công nghiệ phát triển với hình thức cơ cấu các ngành hợp lý và nền nông nghiệp đa dạng (lúa, rau quả, càphê, thuốc lá, ca cao, chăn nuôi); trình độ văn hoá, giáo dục, ytế ngày một nâng cao.
Do chính sách thù địch và chống phá của Mỹ nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ở Cuba, thêm vào đó là hậu quả của những biến động chính trị, kinh tế ở Liên Xô và Đông Aâu những năm 90, đất nước Cuba đang đứng trước những khó khăn thử thách. Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Cuba – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, đứng đầu là chủ tịch Phiđen Caxtrô – vẫn quyết tâm đi theo con đường đã chọn để bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN.
- Sự thành lập: Cuối năm 1966, ngoại trưởng Thai Lan gửi các ngoại trưởng Indonêxia, Malaixia, Philippin và Xingapo bản dự thảo “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực ”
8-1967, ngoại trưởng 5 nước tuyên bố thành lập “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (The Association of Southeast Nations- ASEAN)
Tuyên bố Băng Cốc nêu rõ mục tiêu thành lập ASEAN: 
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá khu vực trên tinh thần bình đẳng và hợp tác.
+ Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc lập pháp, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Thúc đẩy cộng tác tích cực và sự giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học-kỹ thuật và hành chính.
+ Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
+ Cộng tác có hiệu quả sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp, mở rộng mậu dịch, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc nâng cao mức sống nhân dân
+ Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.
+ Duy trì hợp tác với tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ mục đích tương hợp.
- Các văn kiện chính thức khác: 
+ Tuyên bố Cuala Lămpua 1971: xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, tự do, trung lập. (ZOPFAN)
+ Hiệp ước Bali 1976: nêu 6 nguyên tắc về chủ quyền độc lập, tự chủ, sự hợp tác song phương hay đa phương về kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật
- Thành tựu: 
+ Từ năm 1976 ASEAN đi vào chiều sâu hợp tác nhất là về kinh tế, đồng thời hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Xingapo trở thành con rồng châu Á, Thái Lan và Malaixia đạt tốc độ tăng trưởng cao. 1987 hội nghị cấp cao ASEAN ký hiệp định sửa đổi về liên doanh chung công nghiệp, mở rộng danh mục thuế ưu đãi cho những mặt hàng trao đổi buôn bán.
+ 1990, tình hình chính trị Đông Nam Á cải thiện, ASEAN tăng cường đối thoại với Việt Nam , cùng các nước Đông Dương xây dựng một Đông Nam Á hoà bình và phát triển. Chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế. 1992 quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do AFTA trong 10-15 năm.1993 lập Diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia 18 nước trong và ngoài khu vực.
+ 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali trơ’ thành quan sát viên. 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
+ 1995, các nguyên thủ 17 nước, ASEAN, 3 quan sát viên Lào, Campuchia, Mianma ký hiệp ước phi vũ khí hạt nhân. 1996 Hội nghị thượng đỉnh Âu-Á (ASEM) ở Thái Lan gồm nguyên thủ 15 nước EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ký hiệp ước hợp tác Âu – Á.
+ 1997 kết nạp Lào, Mianma. 2000 kết nạp Campuchia là thành viên thứ10.
Trải qua hơn 30 năm hoạt độngASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn: Hầu hết các nước ASEAN đều tăng trưởng kinh tế liên tục, trừ Philippin, trong mười năm sau 1986 trung bình tăng 7.3%/năm. Mức thu nhập tăng nhanh và liên tục. Được coi là khu vực năng động và phát triển nhanh nhất thế giới.
Cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội và văn hoá. Đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chỉ trong thời gian ngắn đã giành được sự tăng trưởng cao.
Góp phần ổn định chính trị và đẩy mạnh đoàn kết khu vực. Có nhiều sáng kiến quan trọng, có giá trị lâu bền: khu vực hoà bình, tự do, trung lập có Đông Nam Á (ZOPFAN), Hiệp ước Bali 1976, thành lập tổ chức liên khu vực AFTA, sáng kiến về một khu vực phi vũkhí hạt nhân và tổ chức Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
ASEAN đã đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.
 Hoàng Anh Khiêm 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_lich_su_the_gioi_he_chuyen_tu_dai_hoc_su_pha.doc