Dạng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực, phần đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9

Thấy vỏ trấu vỗ tay nhảy múa, chú kiến lửa mắt tròn xoe:

- Chị có gì vui?

- Tôi sinh được hạt gạo trắng thơm.

- Đồ ngốc! Con gà đẻ ra quả trứng thì nó vẫn là con gà.Còn chị đẻ ra hạt

gạo, thì chị chỉ còn là vỏ trấu trống rỗng mà thôi, không có giá trị gì hết- kiến lửa nói. Vỏ trấu cười hóm hỉnh:

- Đúng. Được dâng hiến cho đời cái quý nhất của mình, tôi bằng lòng nhận

phần ngốc vậy.

 (Vỏ trấu và kiến lửa, 149 truyện chọn lọc, NXB Văn hoá văn nghệ, 2013, tr 19)

 Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Miêu tả

 B. Biểu cảm

 C. Tự sự

 D. Nghị luận

 

docx 2 trang cucpham 3640
Bạn đang xem tài liệu "Dạng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực, phần đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực, phần đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9

Dạng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực, phần đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SẢN PHẨM TẬP HUẤN KĨ THUẬT XÂY DỰNG
 NGHỆ AN MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA
DẠNG ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẦN ĐỌC - HIỂU
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Thấy vỏ trấu vỗ tay nhảy múa, chú kiến lửa mắt tròn xoe:
- Chị có gì vui?
- Tôi sinh được hạt gạo trắng thơm.
- Đồ ngốc! Con gà đẻ ra quả trứng thì nó vẫn là con gà.Còn chị đẻ ra hạt
gạo, thì chị chỉ còn là vỏ trấu trống rỗng mà thôi, không có giá trị gì hết- kiến lửa nói. Vỏ trấu cười hóm hỉnh:
- Đúng. Được dâng hiến cho đời cái quý nhất của mình, tôi bằng lòng nhận
phần ngốc vậy.
 (Vỏ trấu và kiến lửa, 149 truyện  chọn lọc, NXB Văn hoá văn nghệ, 2013, tr 19)
 Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Miêu tả
 B. Biểu cảm
 C. Tự sự
 D. Nghị luận
 Câu 2. Những nhận xét sau nói về đặc điểm của truyện ngụ ngôn được thể 
 hiện trong văn bản. Điều đó đúng hay sai? Khoanh tròn vào mỗi trường hợp:
Nhận xét
Đ
S
1
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
Đ
S
2
Mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
Đ
S
3
Là loại truyện kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
Đ
S
4
Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Đ
S
 Câu 3: Tìm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống () trong câu sau:
Trong văn bản trên, tác giả dân gian đã sử dụng các phép tu từ (..),
(..) để gửi gắm những bài học cuộc sống sâu sắc.
 Câu 4: Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên những câu có mục đích nói phù hợp:
A
Nối
B
1.Câu nghi vấn
a.Đồ ngốc!
2.Câu cầu khiến
b.Con gà đẻ ra quả trứng thì nó vẫn là con gà.
3.Câu cảm thán
c.Chị có gì vui?
4.Câu trần thuật
 Câu 5: Quan điểm của bản thân em về lẽ sống đẹp được gợi ra từ văn bản trên là:
Biết tính toán, vun vén để mang lại nhiều lợi ích cho bản thân.
Sống có ích: cống hiến phần tinh tuý của bản thân cho cuộc sống.
Chỉ biết sống cho người khác mà không cần quan tâm đến bản thân.
Thoả mãn với những gì mình đã làm được cho cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxdang_de_kiem_tra_trac_nghiem_khach_quan_danh_gia_nang_luc_ph.docx