Chuyên đề Một số vấn đề lịch sử Đông Nam Á cổ - trung đại
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn với hai khu vực địa lí lục địa và hải đảo, là khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Đông Nam Á là khu vực địa lí – lịch sử văn hoá, là một trong nhưngc cái nôi của loài người.
Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, còn gọi là khu vực châu á gió mùa. Nơi đây hình thành một nền văn minh khá đặc sắc đó là văn minh nông nghiệp – văn minh lúa nước hay còn gọi là văn minh sông rạch, văn minh thực vật.
Đông Nam Á là một khu vực thực vật - dân tộc học, là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Ả Rập trên cơ sở phát triển nội tại của khu vực này với sự tiếp xúc giao lưu với các nền văn minh từ bên ngoài. Đông Nam Á đã sớm hình thành các vương quốc cổ từ khoảng 10 thế kỉ SCN.
Đông Nam Á thời phong kiến đã hình thành các quốc gia hùng mạnh như Đại Việt, Chămpa, Pagan các quốc gia này ngày càng khẳng địng được vai trò của mình trên những vùng lãnh thổ nhất định.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số vấn đề lịch sử Đông Nam Á cổ - trung đại
Chuyên đề: một số vấn đề lịch sử đông nam á cổ - trung đại Bài tập điều kiện Giáo viên giảng dạy: PGS. Đinh Ngọc Bảo Học viên CH 14: Hoàng Đức Nhân Hệ quả của các cuộc xâm lược quân mông cổ xuống đông nam á Đông Nam á là một khu vực rộng lớn với hai khu vực địa lí lục địa và hải đảo, là khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Đông Nam á là khu vực địa lí – lịch sử văn hoá, là một trong nhưngc cái nôi của loài người. Đông Nam á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, còn gọi là khu vực châu á gió mùa. Nơi đây hình thành một nền văn minh khá đặc sắc đó là văn minh nông nghiệp – văn minh lúa nước hay còn gọi là văn minh sông rạch, văn minh thực vật. Đông Nam á là một khu vực thực vật - dân tộc học, là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như văn minh ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh ả Rậptrên cơ sở phát triển nội tại của khu vực này với sự tiếp xúc giao lưu với các nền văn minh từ bên ngoài. Đông Nam á đã sớm hình thành các vương quốc cổ từ khoảng 10 thế kỉ SCN. Đông Nam á thời phong kiến đã hình thành các quốc gia hùng mạnh như Đại Việt, Chămpa, Pagancác quốc gia này ngày càng khẳng địng được vai trò của mình trên những vùng lãnh thổ nhất định. Thế kỉ XIII, Đông Nam á có sự chuyển biến lớn làm xáo trộn về lịch sử và biến động về mặy xã hội dưới sự xâm lược của quân Mông Cổ. Trước sự biến động lớn đó nhân dân Đông Nam á đã làm gì? Hệ quả mà quân Mông Cổ đối với khu vực này ra sao? Bài viết này góp phần lí giải vấn đề trên. Như chúng ta đã biết, lãnh thổ căn bản nguyên thủy của người Mông Cổ là sa mạc Gobi ở Bắc á, bao quanh bởi các dãy núi Altai ở phía Tây, Thiên Sơn ở phía Nam, Đại Khingan ở phía Bắc, hầu hết là đồi cát và đồng cỏ khô cằn, khí hậu rất khô nóng ban ngày và lạnh giá ban đêm. Đây là nơi cư trú của một số bộ lạc chăn nuôi du mục người Mông Cổ, nói ngôn ngữ Mông Cổ/ Khalkha, trước công nguyên gọi là người Proto Mongol, đến đầu công nguyên hình thành một số liên minh bộ lạc, tập hợp lại dưới hình thức tiền nhà nước, thế kỷ II - III là nhóm Xianbei, thế kỷ V - VI là nhóm Ruanruan, thế kỷ X - XIII là nhóm Kitan, tiếng Hán là Khiết Đan gọi chung là Tartar, người Hán gọi là Thát Đát. Đến năm 1206 qua quá trình phát triển tương đối lâu dài, thủ lĩnh của một bộ lạc mạnh nhất tên là Thiết Mộc Chân (Têmusin), tôn xưng Đại Hãn, hiệu Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan), trở thành người đứng đầu tối cao, tuyệt đối của người Mông Cổ. Quen sống du mục, cưỡi ngựa, bắn cung, tổ chức kỷ luật chặt chẽ, thiện chiến, người Mông Cổ trên đà phát triển, lại có nhu cầu mở rộng lãnh thổ, tìm đồng cỏ mới, nguồn nước mới, đã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phục liên miên, ác liệt nhằm đạt được tham vọng của họ. Với sức mạnh vó ngựa quân Mông Cổ đã tiến hành những cuộc chinh chiến từ Âu sang á, và đã làm kinh hoàng cho bất cứ nước nào khi nó đi qua. Gengis (Thành Cát Tư Hãn) đã chỉ huy tiến công chinh phục miền bắc Trung Hoa (Bắc Tống 1211 - 1216), Kharezm và Sogdiana (1219 - 1221) Khorasan và Afghnistan (1221 - 1222). - Tiếp đến con trai ông là Bạt Đô chỉ huy đánh chiếm Nga và Hungari (1236 - 1242). - Hulagu chinh phục tiếp Iran, Irắc và Xyri (1256 - 1260). - Hốt Tất Liệt hoàn thành chinh phục Trung Hoa (Nam Tống), lập ra nhà Nguyên. Đại Hãn Mông Cổ từ Thành Cát Tư Hãn đến các con cháu ông cai trị một cách tàn bạo một thế giới rộng lớn từ Đông á đến Đông Âu, từ Bắc á đến Trung á, sức mạnh và sự tàn bảo của họ đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với người dân Châu á, Châu Âu; nhiều nơi họ chưa đến đã bỏ chạy, đầu hàng nhưng chưa chinh phuc được Đông Nam á và Đông á, họ thấy chưa toại nguyện. - Năm 1258 khi bắt đầu bắn Trung Quốc họ tấn công Đại Việt lần thứ nhất, mong một mũi tên trúng hai đích, nhưng lại thất bại, lần đầu tiên họ hiểu được việc tấn công một xứ sợ có sông ngòi chằng chịt và ruộng nước khác hắn thảo nguyên Bắc á, Trung á và Đông Âu. họ chuẩn bị huy động tiềm lực của nhà Nguyên và tàu thuyền đánh Đại Việt lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287), đồng thời kết hợp đánh Chămpa, nhưng họ đã vấp phải tính thần đấu tranh bất khuất và nghệ thuật chiến tranh tài giỏi của người Việt nên đã bị thất bại thảm hại. Lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thế giới, một đại quân đánh đâu thắng đó đã bị đại bại ở Đại Việt sau ba cuộc chiến lớn, trực tiếp, trực diện với cả tài nghệ chiến tranh của người Mông Cổ và tiềm lực của nhà Nguyên. Sự thất bại này đã làm nhụt ý chí, tham vọng của hoàng đế Mông Cổ và nhà Nguyên xuống một nơi khác ở Đông Nam á ở phía Nam của Đại ViệtTuy nhiên, trước, sau khi tấn công Đại Việt họ đã đem quân tấn công đất nước Pagan giàu mạnh, ba lần năm 1277, 1283 và 1285, đều thắng, bắt Pagan phải nhận thần phục và cống nạp. - Với Đông á, người Mông Cổ cũng có hai lần vào năm 1274 và 1281 đem hạm đội và hải quân tấn công Nhật Bản, người Nhật đã tỏ ý chí chống cự quyết liệt, song cuộc chiến lớn đã không xẩy ra, bởi cả hai lần tàu thuyền Mông Cổ và nhà Nguyên đều bị bão phá, khiến họ phải bỏ dở ý định. Cuộc hành quân rong ruổi đánh chiếm, cướp bóc, tàn phá khắp các nẻo đường Âu, á của người Mông Cổ không khỏi gây nên nỗi kinh hoàng, sự biến động, đảo lộn ở nhiều nơi. Một trong những sự biến động đó là đã phá vỡ nước Pagan và Đại Lý, dồn đẩy tiếp cuộc di cư về phía Nam của những người nói tiếng Thái, sinh sống từ lâu đời ở đây. Điều này đã làm thay đổi bản đồ chính trị ở thế kỉ XIII và nhiều thế kỉ sau đó của nhiều khu vực trong đó có Đông Nam á. Đối với Đông Nam á với sự xâm lược của quân Mông Cổ đã để lại nhiều hệ quả đó là: - Nó làm thay đổi bản đồ chính trị ở khu vực này như xuất hiện thêm một số quốc gia mới: vương quốc người Thái ở Mianma, người Thái ở cao nguyên Còrạt, vương quốc của người Lào với sự thống nhất của Phà Ngừ (1353). - Với sự xâm lược của quân Mông Cổ đã làm cho một vương quốc ở khu vực Đông Nam á từ thế kỉ XIII trở đi chia thành ba xu hướng: + Những nước chiến thắn được sự xâm lăng của quân Mông Cổ thì phát triển thịnh đạt như Đại Việt, Inđônêxia. + Một số nước thì bị lụi tàn khi vó ngựa quân Mông Cổ giày xéo như Pagan, Đại Lí và điều này đã dẫn đến xuất hiện thêm một số vương quốc mới khi những cư dân ở những nước trên di cư đi xuống phía Nam. + Những vương quốc mới thành lập đã bắt đầu xu hướng độc lập tự chủ như những vương quốc của người Thái. - Chính trong quá trình chống một kẻ thù chung đã xuất hiện xu hướng hợp tác giữa các vương quốc gần nhau về địa vực mặc dù trước đó có thể là kẻ thù của nhau, đặc biệt là sự hợp tác giữa ba vương quốc liền kề nhau, có quan hệ thống nhất với nhau với nhiều duyên nợ, số phận: Đại Việt, Cămpuchia và Chămpa. Cả ba vương quốc đề đạt tới đỉnh cao của sự phát triển của mình: Cùng được dẫn dắt bởi những ông vua kiệt xuất với tướng tài của mình: Đại Việt có Trần Thánh Tông,Trần Nhân Tông cùng với Trần Quốc TuấnChămpa có Hardeva - Indravarman IV, Cămpuchia có Jayavarman VII cùng với Indravaman II. Đại Việt là nước duy nhất đánh thắng quân Mông - Nguyên cả ba lần, giữ nguyên bờ cõi, với ánh hùng văn “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn, thơ Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu là đỉnh cao tinh hoa về võ công, văn nghiệp. - Cămpuchia - Jayavarman VII vừa bình ổn lãnh thổ, vừa xây dựng Bayon (ăngco Thom) cùng hàng chục nhà nghỉ, bệnh xá cũng là một kỳ tích hiếm có trong lịch sử. Champa - Indravarman IV cùng con trai sát cánh với Đại Việt đánh thắng quân Mông - Nguyên xâm lược, mở mang, xây dựng, làm cho trong nước “Lòng kiên nhẫn, tình thương và sự yên bình tăng lên, đỡ phải dùng đến hình phạt”. Cả 3 vương quốc trong giai đoạn này cùng tạo nên cảnh quan rực rỡ của Đông Nam á trong lịch sử thế giới. ở những thời điểm khác phát triển nhất, những triều vua thịnh trị nhất, cả 3 vương quốc vương triều, nhìn chung đều có quan hệ hòa hiếu thậm chí tốt đẹp với nhau. Tuy nhiên, trong suốt cả giai đoạn, đối ngoại vẫn không tránh khỏi những quan hệ phức tạp và do đó dẫn đến tổn hại không phải là nhỏ tình hữu nghị của nhau. Ngoài những hệ quả trên thì với sự xâm lược của quân Mông Cổ xuống khu vực đã làm cho toàn bộ khu vực này có sự chuyển biên rất đặc biệt nhất là về thể chế chính trị và về văn hoá. Sau thế kỉ XIII, truyền thống mang đậm ấn Độ ở một vương quốc mờ nhạt dần mà thay vào đó là truyền thống hay kiểu quân chủ tập trung kiểu Mông - Nguyên, những nhà nước tập quyền hùng mạnh. Cũng chính sau thế kỉ XIII, dòng đạo Phật Tiểu thừa bắt đầu phổ biến ở Đông Nam á, kiến trúc cũng thay đổi một cách căn bản: những ngôi chùa, đền bằng đá với kiểu kiến trúc đồ sộ được thay bằng những ngôi chùa, đền nhỏ, thân thiện với kiểu kiến trúc thanh toát, mà hơn hết chùa đến thời điểm này không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi sinh hoạt văn hoá của xóm làng Như vậy, do vị trí chiến lược cũng như nguồn tài nguyên tài nguyên của mình mà trong suốt chiều dài lịch sử, Đông Nam á đã không ít lần chịu sự xâm lược từ những kẻ thù lớn mạnh từ bên ngoài. những cuộc xâm lược đó có thể thành công hay thất bại, nhưng nó đã làm thay đổi rất nhiều yếu tố về các mặt đời sống xã hội ở từng nước, thậm chí làm triệt tiêu luôn một dân tộcvà cuộc xâm lược của Mông Cổ xuống Đông Nam á là một trong những cuộc chiến tranh như vậy. Tóm lại, quá trình xâm lược của quân Mông Cổ với ý đồ thâu tóm toàn bộ từ Âu sang á về phía mình, nhưng điều đó đã không thành ở Đông Nam á mà tiêu biểu là Đại Việt và Inđônêxia.
File đính kèm:
- chuyen_de_mot_so_van_de_lich_su_dong_nam_a_co_trung_dai.doc