Chuyên đề Một số bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên phủ

Cơ sở lí luận:

 Thông thường việc dạy học được tiến hành trên cơ sở thống nhất giữa hai khâu có tác dụng hỗ trợ nhau đó là: Giảng dạy và học tập, cả hai công việc này là quá trình nhận thức.

 Môn âm nhạc và môn lịch sử có sự liên kết với nhau rất mật thiết qua các sự kiện lịch sử âm nhạc có sức truyền tải đến người tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.

II. Về giáo viên:

Đối với giáo viên việc dạy một tiết âm nhạc mang tính giáo dục kết hợp với môn lịch sử sẽ giúp cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức về các sự kiện lịch sử , cũng như nhớ được bài hát mà giáo viên giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của một lâu hơn, ấn tượng hơn.

III/ Về học sinh:

- Học sinh sẽ cảm thấy rất thích thú khi được học một tiết học liên quan đến một một chiến thắng lừng lẫy về chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Càng củng cố cho các em yêu thích lịch sử Việt Nam.

- Các thấy được tầm quan trọng của âm nhạc đối với đời sống của con người.

 

docx 12 trang cucpham 8520
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên phủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên phủ

Chuyên đề Một số bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên phủ
CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BÀI HÁT GẮN LIỀN VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
A/ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
 “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam...”. đây là một câu nói đã nhắc nhở biết bao thế hệ phải trân trọng những giá trị lịch sử và công to lớn của thế hệ cha ông, nhưng một điều đáng buồn là có một phần thế hệ trẻ hiện nay lại biết rõ lịch sử Trung Quốc và Hàn Quốc hơn là lịch sử của nước nhà. Đó cũng là một trăn trở lớn của rất nhiều người làm giáo dục nói chung và người dạy môn lịch sử nói riêng.
 Tại sao các em lại không yêu thích môn sử? Tại sao các em lại nhớ lịch sử Trung Quốc và Hàn Quốc hơn lịch sử Việt nam? Phải chăng lịch sử Việt Nam không có gì đáng nhớ? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra. Là một giáo viên âm nhạc tôi có thể làm để có thể giúp học sinh mình vừa học tốt môn âm nhạc mà lại có thế nhớ một số sự kiện lịch sử, chỉ có vậy thôi, Tôi thấy rằng âm nhạc là một bộ môn có sự gắn kết của rất nhiều môn học và lịch sử cũng vậy, bao nhiêu sự kiên lịch sử đều được các nhạc sĩ sáng tác các bài hát và nó còn giúp cho chúng ta dễ nhớ hơn các sự kiện lịch sử .
 Ngày 4/10/2013 vị đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi, để lại sự tiếc nuối, và sự đau xót cho biết bao người còn sống. vẫn biết sự ra đi của Bác Võ Nguyên Giáp là điều tất nhiên nhưng trong tim của mỗi người con nước Việt lại thấy nhói đau đến thế. Bởi vì một lẽ Bác là vị đại tướng vĩ đại đã gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến dịch ấy đã trở thành một chiến công vang dội đã khắc trong tâm trí của mỗi người con Việt Nam và trên toàn thế giới. Và âm nhạc thực sự là một phương tiện vô cùng sắc bén và có sức lan tỏa trong lòng mỗi người... Với bao nhiêu suy nghĩ và tình cảm của mình tôi đã mạnh dạn đưa ra chuyên đề “ Một số bài hát gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ” để có thể giúp cho các em nhớ rõ hơn một số sự kiện lịch sử trong chiến dịch này.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận:
 Thông thường việc dạy học được tiến hành trên cơ sở thống nhất giữa hai khâu có tác dụng hỗ trợ nhau đó là: Giảng dạy và học tập, cả hai công việc này là quá trình nhận thức. 
 Môn âm nhạc và môn lịch sử có sự liên kết với nhau rất mật thiết qua các sự kiện lịch sử âm nhạc có sức truyền tải đến người tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
II. Về giáo viên:
Đối với giáo viên việc dạy một tiết âm nhạc mang tính giáo dục kết hợp với môn lịch sử sẽ giúp cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức về các sự kiện lịch sử , cũng như nhớ được bài hát mà giáo viên giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của một lâu hơn, ấn tượng hơn.
III/ Về học sinh:
- Học sinh sẽ cảm thấy rất thích thú khi được học một tiết học liên quan đến một một chiến thắng lừng lẫy về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Càng củng cố cho các em yêu thích lịch sử Việt Nam.
- Các thấy được tầm quan trọng của âm nhạc đối với đời sống của con người.
C/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
I. Vị trí địa lý của Điện Biên Phủ:
 Điện Biên Phủ chính là cánh đồng Mường Thanh trước đây thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, chiều dài khoảng 23 km, chiều rộng trung bình 7 km đến 9 km. Tổng diện tích của cánh đồng Mường Thanh khoảng 120km2, có 12 xã thuộc vùng lòng chảo gồm: Thanh Minh, thị trấn Điện Biên, Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, có núi cao bao bọc xung quanh.
 Năm 1991 thành lập thị xã Điện Biên Phủ trên cơ sở sáp nhập diện tích của xã Thanh Minh, 1/2 thị trấn Điện Biên và 1 phần nhỏ diện tích của xã Thanh Luông để thành lập thị xã Điện Biên Phủ. Năm 2004 sáp nhập thêm 1/2 diện tích còn lại của thị trấn Điện Biên trước đây và sáp nhập thêm khoảng 1/4 diện tích xã Thanh Nưa, khoảng 1/6 diện tích xã Thanh Luông vào thành phố Điện Biên Phủ để thành lập các phường, xã mới. Hiện nay thành phố Điện Biên Phủ gồm 7 phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Thanh Bình, Noong Bua, Him Lam, Nam Thanh, Thanh Trường và 2 xã là: Thanh Minh, Tà Lèng.
 Tổng diện tích của thành phố Điện Biên Phủ hiện nay chiếm khoảng 3 xã của vùng lòng chảo trước đây, hiện nay cánh đồng Mường Thanh còn lại 10 xã vùng lòng chảo thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
II. Bài hát Qua miền tây bắc( Nguyễn Thành):
Nhạc sĩ Nguyễn Thành:
 Nhạc sĩ Nguyễn Thành tên thật là Nguyễn Văn Thành (1-1931 / 4-10-2002) ở Hà Nội; quê gốc Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam. Ông vốn có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ và được sống trong môi trường âm nhạc (bố ông là một nhạc công kèn đồng). Đang học Trung học ở Hà Nội, theo tiếng gọi của kháng chiến, Nguyễn Thành theo vào Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308 quân tiên phong, có lúc làm tổ trưởng tổ văn công Sư đoàn 308. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ông về học khoa Sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Thành làm Trưởng đoàn Văn công Trường Sơn 559.
Những tác phẩm chính: "Qua miền Tây Bắc”, "Cảm xúc tháng Mười Hà Nội”, "Tôi không muốn nòng súng bốc khói”, "Nhớ một thời Tây Tiến”, Cung đàn Huế... Ngoài ca khúc, Nguyễn Thành còn viết nhạc cho phim, cho ca kịch, vũ kịch...
Hoàn cảnh ra đời của bài hát Qua miền tây bắc:
 Đó là một đêm mưa năm 1952, trên đường hành quân trong chiến dịch Tây Bắc. Mưa mỗi lúc một to, đoàn quân phải căng lán tạm trú trên đỉnh đèo Khau Vạc cao hơn 2.000m, sau khi đã vượt qua bến Ô Lâu để tiến vào Tây Bắc. Nhạc sĩ Nguyễn Thành khi ấy là một chiến sĩ trẻ, mới 21 tuổi, thuộc đoàn văn công 308. Đêm ấy quả là một đêm rất lạnh, Nguyễn Thành không sao chợp mắt được. Anh thanh niên Hà Nội chui ra khỏi lán, nhóm lửa ngồi sưởi. Nhìn những đốm lửa bập bùng trong rừng hoang đêm lạnh, Nguyễn Thành nhớ lại trên đường hành quân mình đã chứng kiến đồn bốt giặc ở khắp nơi, những hàng rào dây thép gai bao bọc, nhân dân đói khổ, đất nước bị kẻ thù chiếm đóng, lòng căm thù ngùn ngụt khiến anh nóng người lên giữa đêm lạnh, và thoáng hình ảnh đoàn binh Tây Tiến trong thơ Quang Dũng, những nét nhạc đầu tiên đã hiện ra trong đầu: “Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa, suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua. Bộ đội ta vâng lệnh cha già, về đây giải phóng quê nhà” Cứ thế, rất nhanh, bài hát như một mạch nguồn chảy ào ra và Nguyễn Thành chỉ kịp ghi lại trên một mảnh giấy nhỏ. Nhưng khi viết xong, anh cảm thấy bài hát chưa chuyển tải được hết ý nghĩa của chiến dịch, nhất là Sư đoàn 308 của anh lại được Bác Hồ đến thăm và động viên trước khi vào trận, vì vậy phải làm sao để xứng đáng với sự quan tâm tin tưởng của Bác và nhân dân là điều mà tất cả các chiến sĩ trong Sư đoàn phải đau đáu. Thế là Nguyễn Thành vò mảnh giấy đó và vứt vào chân đống lửa rồi quay vào lán cố chợp mắt vài phút cho cuộc hành quân ngày mai.
 Nhưng không ngờ, ngọn lửa đã không đủ bén để thiêu cháy bài hát đầy dũng khí, viên giấy không lăn tới được đống lửa, mà lại rơi vào tay mấy anh em Phùng Đệ, Nguyễn Phúc, Trần Chất. Họ nhặt lên xem, kêu hay quá và lẩm nhẩm tập hát cả đêm. Sáng ra, khi tỉnh dậy trong tiếng đàn ghita bập bùng của ca sĩ Trần Chất, Nguyễn Thành lặng đi không tin ở tai mình, vì chính mình cũng thấy hay quá. Bài hát với những giai điệu khỏe khoắn, nhanh như bước hành quân trên đường đèo khấp khểnh, đã nhanh chóng lan truyền đi khắp các đoàn quân. Cái lạ của bài hát này là không tuyên truyền gì mà anh em bộ đội đều thuộc. Nhạc sĩ Huy Thục khi đó đang ở Quân khu 3 cũng thuộc. Rồi đội quân Nam tiến truyền bài hát vào Nam. Nhiều người khác nữa ở các miền đều thuộc. Và tên bài hát là do anh em chiến sĩ tự đặt, lấy bốn chữ đầu của bài hát, dễ thuộc, dễ nhớ mà lại nói lên tinh thần của cả bài hát.
Bài hát ra đời khi giặc Pháp đang cố giành ưu thế trên mặt trận Điện Biên Phủ nhưng những vũ khí tối tân của chúng không thể đánh gục được ý chí quật cường của người Việt Nam ta. Cùng nhịp hát kéo pháo “dô ta”, cùng tiếng gọi hành quân lên đường, tinh thần của “Qua miền Tây Bắc” có sức động viên thôi thúc rất lớn. Các chiến sĩ hát cho mình, đồng đội cùng hát cho nhau nghe, các đoàn văn công biểu diễn phục vụ, đâu đâu tiếng hát cũng “vút ngàn trùng xa” nuôi bước chân anh giải phóng quân, vượt qua những tháng ngày gian khổ “mưa dầm, cơm vắt”, góp phần làm nên thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.
 Kể đến đây, khuôn mặt nhạc sĩ Nguyễn Thành bừng sáng như sống dậy cái thời hành quân “khoét núi, ngủ hầm” nhưng đầy khí thế hào hùng, quên cả bệnh tật đang hành hạ tuổi già của ông. Ông còn cho biết thêm: “Hồi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tôi vô cùng cảm động mỗi khi thấy bài hát của mình sáng tác đã đi vào cuộc sống của đồng đội. Tôi cũng có dịp may mắn cùng các đồng chí trong tổ nhạc của sư đoàn đã hát “Qua miền Tây Bắc” cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe ở Sở chỉ huy chiến dịch”. Bài hát ấy là một trong ba bài hát về chiến dịch Tây Bắc được giải thưởng Hồ Chí Minh.
 Hơn nửa thế kỉ qua, bài hát “Qua miền Tây Bắc” vẫn sống mãi trong trái tim người yêu nhạc Việt Nam, và vẫn vang lên hùng tráng như tiêu biểu cho thời kì Việt Nam làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
 2. Cho học sinh nghe bài Qua miền tây bắc ( sáng tác: Nguyễn Thành)
II. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành Quân xa:
1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922- 1991):
- Đỗ Nhuận sinh ngày 10/ 12/ 1922, mất ngày 18/5/1991, quê ở Hải Dương nhưng lớn lên ở Hải Phòng
- Ông tham gia cách mạng khi còn trẻ và đã có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
- Những bài tác phẩm nổi tiếng: Nhớ chiến khu, áo mùa đông, du kích ca, du kích sông Thao, chiến thắng Điện Biên, vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi...
- Ông sáng tác được nhiều thể loại trong đó có vở nhạc kịch Cô sao là vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam.
- Ông đã được nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật.
3.2: Hoàn cảnh ra đời bài hát Hành quân xa:
 Thu Đông 1953, tôi mới đang tuổi thanh niên xuất phát từ Đại Từ, đi bộ cùng đơn vị súng cối, thuộc đơn vị 308. Cán bộ cấp trên phổ biến về chiến dịch Trần Đình xong, thì bộ đội ta nảy ra thắc mắc: trên bản đồ nước ta làm gì có tên "Trần Đình". Rồi một anh ra vẻ hiểu biết nói: có lẽ ta hành quân nghi binh, qua Nghĩa Lộ rồi về đánh đồng bằng. Người khác nói: "Vô lý, tốn sức, mất thì giờ". Một anh nào đó cất cao giọng cho tất cả đơn vị ngh ... giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Trước cảnh tượng lớn lao vĩ đại đó, Hoàng Vân cảm phục vô cùng.
Trở về Sư đoàn, hình ảnh người lính pháo binh luôn ẩn hiện tâm trí Hoàng Vân. Trong một đêm rất lạnh đầu năm 1954, nằm trong hầm cá nhân với “lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”, ông thao thức không thể chợp mắt. Khoảng 2 giờ sáng, ông ra khỏi hầm. Khi đó, sương phủ mờ mịt, bỗng ông nghe thấy tiếng gà rừng gáy sáng. Ông miên man liên tưởng tới những điều mới mẻ và hi vọng một sự kiện mới sẽ đến. Âm vang tiếng gà trong buổi sớm ban mai chính là chất xúc tác tạo cảm hứng để ông gợi nhớ về những đêm ngày hành quân khắp miền Tây Bắc. Cảm xúc về những người chiến sĩ pháo binh bấy lâu chất chứa trong lòng đã thôi thúc ông cầm bút viết lời ca, nốt nhạc. Bắt đầu với tiếng hò dô phảng phất âm điệu dân ca Thái: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi, vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù”. Mỗi lời ca tựa như từng đợt, từng đợt các chiến sĩ bộ đội đang chung sức, chung lòng cùng khích lệ, động viên nhau đẩy pháo. Cái độc đáo của ca khúc chính là không chỉ ở lời ca mà cả nhạc điệu đều thể hiện được hành động, tư thế kéo pháo và cả cảm xúc của các chiến sĩ pháo binh đang dốc tâm, dốc sức đưa pháo vào trận địa với quyết tâm đánh tan kẻ thù xâm lược. Hai hôm sau, bài hát được in trên bích báo và anh em trong đơn vị đều muốn nghe ca khúc này. Trong tâm trạng phấn chấn, nhạc sĩ Hoàng Vân cầm ghi ta đệm nhạc và thể hiện ca khúc ngay tại chiến hào với tất cả tình cảm thân thương. Tay đàn đã ngưng mà lời ca còn như vang mãi hoà theo tiếng vỗ tay vang dội. Sự hi sinh, lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của bộ đội ta được động viên khích lệ và ca ngợi. Khắp mặt trận đều vang lên câu hát:“Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi. Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy xung quanh ta rồi. Nắm chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo. Kéo pháo lên trận địa của chúng ta tin chắc thắng ta tin tưởng ở trên. Tới đích rồi đồng chí chúng ta ơi mai đây nghe pháo gầm vang trời cùng bộ binh đánh tan đồn thù thề quyết tâm đánh tan đồn thù”. Bài hát được hai ca sĩ của Sư đoàn là Kim Ngọc và Thanh Phúc thể hiện tại Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân được lan khắp chiến trường Điện Biên. Tại Đại hội liên hoan toàn quân năm 1954, ca khúc “Hò kéo pháo” được trao giải nhất và với ca khúc này nhạc sĩ Hoàng Vân đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Sau này, khi nhạc sĩ Hoàng Vân tham dự các hội nghị quốc tế, bài “Hò kéo pháo” thường được giới thiệu với bạn bè thế giới và được đánh giá cao.
3/ Học sinh nghe bài Hò kéo pháo nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát hò kéo pháo.
IV. Bài hát chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
Hoàn cảnh ra đời:
Mùa xuân 1954, nhạc sĩ Đỗ Nhuận - Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đoàn lên Tây Bắc tham gia ""Chiến dịch Trần Đình"" (mật danh của chiến dịch Biện Biên Phủ). Chiến dịch rất quyết liệt, kéo dài nên không được phép tập trung đông người để xem biểu diễn. Đoàn phải phân tán thành từng tốp từ 3 đến 5 diễn viên xuống tận chiến hào, vào từng hầm cấp cứu thương binh để biểu diễn phục vụ bộ đội, dân công. Không chỉ là nghệ sĩ, mỗi ca sĩ, nhạc công... đều là chiến sĩ thực thụ. Từ Trưởng đoàn đến diễn viên đều tham gia làm đường, tải đạn, lương thực, thực phẩm cho các đơn vị chiến đấu với tinh thần ""Tất cả để chiến thắng".
Cuộc chiến kéo dài tới ngày thứ 50. Sáng hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng anh chị em văn công đang san lấp hố bom dọc đường, gặp một cán bộ tuyên huấn mặt trận tìm đến. Với giọng nói đầy lạc quan, anh nói với nhạc sĩ Đỗ Nhuận như để mọi người cùng nghe: ""Thắng đến nơi rồi. Đỗ Nhuận phải sáng tác một ca khúc mừng chiến thắng, kẻo không đuổi kịp cánh lính bộ binh xung kích đó..."".
Đêm hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận ôm cây đàn ghi-ta bập bùng tìm giai điệu, tiết tấu và ca từ và rồi bỗng nhiên anh nẩy ra ca từ: ""Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui..."". Và, từ ấy hình ảnh và cảnh quan Tây Bắc cứ như một cuốn phim hiện lên trong ca từ của Đỗ Nhuận: ""Bản mường xưa nương lúa mới trồng, kìa đoàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa"" (vũ điệu dân gian của đồng bào Thái)...
Trong một buổi gặp gỡ với báo giới, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tâm sự: ""Mỗi người, mỗi gia đình, mỗi làng xóm đều hân hoan một niềm vui vô tận. Nhưng niền vui của cả dân tộc là vĩ đại, bởi đã giành được chiến thắng vinh quang trước kẻ thù. Trước hào quang toàn thắng, lòng tôi trào đang một niềm vui. Chân gõ nhịp để tìm tiết tấu và ca từ mà như muốn nhảy lên, reo lên: ""Ấy biết bao sướng vui, từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào nao nức mong đón ta trở về..."". Khi say mê là thế, khi thanh thản tỉnh táo, tôi ý thức rằng giai điệu dân ca quan họ Bắc Ninh đã thấm đậm trong tâm hồn tôi tự bao giờ. Giai điệu ấy bắt nguồn từ bài dân ca quan họ Bắc Ninh: ""Ai xui lúa chín"". Trong bài dân ca đó có câu: ""Ấy mấy em nhớ ai, kia là ba bốn nhớ, ấy mấy ba bốn nhớ, chín mười chờ..."". Sở dĩ tôi viết thêm ca từ thứ hai là bởi giá trị lịch sử của nó. Trước khi mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta chủ trương: ""Đánh nhanh giải quyết nhanh"" trong ba bốn ngày là xong. Sau khi nghiên cứu lại tình hình bố phòng của giặc Pháp, chúng đã xây dựng cộng sự vững chắc, hoả lực mạnh, ta không thể tốc chiến tốc thắng được".
Cho học sinh nghe bài Chiến thắng Điện Biên và nêu cảm nghĩ của em.
V/ Bài hát về Đại tướng Võ Nguyên giáp:
1. hoàn cảnh ra đời của bài hát Tướng Võ Nguyên Giáp:
 - Chiều 4/10/ 2013, vị Đại tướng huyền thoại của Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng tại Viện quân y 108 (Hà Nội), thọ 103 tuổi.
 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy , huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Gia đình ông có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm. 
- Ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sỹ - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 
Trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp, tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Biên giới Thu Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),Tết Mậu Thân (1968), Hồ Chí Minh (1975).
 - Ngay sau khi Đại tướng qua đời, truyền thông quốc tế đồng loạt có bài viết ca ngợi vị tướng huyền thoại. Stanley Karnow, nhà báo và nhà văn Mỹ, nhận định, tài năng quân sự xuất chúng của tướng Giáp đã đưa ông vào danh sách những nhà chỉ huy quân đội vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. "Tuy nhiên, khác với những vị tướng thiên tài như Ulysses S. Grant hay Douglas MacArthur của Mỹ, tướng Giáp giành được những thành công vĩ đại nhờ năng khiếu quân sự bẩm sinh, chứ không trải qua quá trình đào tạo chính thức", nhà báo Karnow viết.
- Ngày 12/10 & 13/10, quốc tang của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong không khí trang nghiêm, với nhiều nước mắt và dòng người viếng thăm.
2/ Học sinh nghe bài hát Tướng Võ Nguyên Giáp và nêu cảm nghĩ của em về bài hát.
VI/ Đặc điểm của Nhạc cách mạng:
Nhạc cách mạng thường được gọi nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương , ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền Bắc và nhạc đỏ có sự định hướng, chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước.
VII/ GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ:
Giáo dục các em lòng biết ơn sâu sắc đến những thế hệ cha anh đi trước.
Càng yêu thích môn lịch sử của nước nhà hơn nữa.
Cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội
Các em luôn tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc.
D/ KẾT LUẬN:
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Việc dạy môn âm nhạc ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương lai cho đất nước.
Giúp cho các em có thêm hiểu biết thông qua các giờ dạy liên môn đặc biệt là môn lịch sử với môn âm nhạc để các em có thể nhớ sâu hơn các sự kiện lịch sử.
 Từ kiến thức được học trong nhà trường và từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã đúc rút ra một kinh nghiệm: phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. Mỗi giáo viên sẽ có một phương pháp riêng của mình, không ai giống ai. Cho nên đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi rất mong quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp...xem xét để ý tưởng của tôi có hiệu quả tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.
	Eahu. ngày 22 tháng 10 năm 2013
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CƯKUIN
TRƯỜNG THCS EAHU
***
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BÀI HÁT GẮN LIỀN VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
GIÁO VIÊN: VÕ THỊ KIỀU HẠNH
TRƯỜNG THCS EAHU
Eahu, ngày 22/10/2013

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_bai_hat_gan_lien_voi_chien_dich_dien_bien_p.docx
  • pptchuyen de ...ppt