Chuyên đề Đặc điểm hình thái kinh tế xã hội phương Đông cổ đại

Trong tác phẩm Góp phần phê phán khoa Kinh tế - chính trị (1859), lần đầu tiên C.Mác đưa ra và sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm hình thái châu Á. Tiếp đó, Mác lại đi sâu, làm rõ hơn các đặc điểm đã thấy và phát hiện thêm một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á. Cũng trong tác phẩm đó, Mác viết: “Về đại thể, có thể có các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”.

Nhưng phương thức sản xuất châu Á là gì? Nó có những đặc trưng cơ bản nào? thì Mác không hề giải thích, mặc dù ông luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu Á. Tuy nhiên, với ý kiến đó cũng giúp cho chúng ta hiểu rằng nó bao hàm những đặc điểm của chế độ kinh tế xã hội ở châu Á mà Mác cũng như Enghen thường đề cập trong những tác phẩm của mình.

Như chúng ta biết, mặc dù Mác và Enghen không khái quát một cách rõ ràng những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á là thuộc giai đoạn nào lịch sử của châu Á, phong kiến, hay nô lệ, hay công xã nguyên thuỷ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm của mình, Mác luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu Á, những ý kiến đó cũng giúp cho chúng ta hiểu rằng nó bao hàm những đặc điểm của chế độ kinh tế - xã hội ở châu Á. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “ Sự phân công lao động cũng đồng thời là hình thức khác nhau của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: thứ nhất là hình thức sở hữu bộ lạc, thứ hai là hình thức sở hữu công xã và nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện của nhà nước, “trong đó, một giai cấp thống trị tất cả các giai cấp khác”.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu khu vực này, Mác - Enghen còn thấy các xã hội đó có những nét đặc thù riêng là “Nhà nước chuyên chế phương Đông - chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Công xã nông thôn, Mác nhấn mạnh tính chất đặc biệt của nó bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín,trói buộc bằng những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động.

Ngoài những nét đặc thù trên, trong xã hội phương Đông, Mác còn khẳng định: “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia” và “tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thật sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”. Đặc biệt, Mác nghiên cứu kĩ tình hình thức công xã nông thôn ở Ấn Độ và Giava và kết luận cả hai nơi này về hình thức không khác gì nhau và cũng như hầu hết ở các nơi khác ở châu Á. Mác chú trọng đặc biệt đến sự tồn tại lâu dài những công xã nông thôn và cho rằng đó là cơ sở quyết định hình thái nhà nước, quyết định toàn bộ diện mạo của xã hội châu Á.

 

doc 4 trang cucpham 23/07/2022 8340
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đặc điểm hình thái kinh tế xã hội phương Đông cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Đặc điểm hình thái kinh tế xã hội phương Đông cổ đại

Chuyên đề Đặc điểm hình thái kinh tế xã hội phương Đông cổ đại
Chuyên đề: đặc điểm hình thái kinh tế - xã hội phương đông cổ đại
Bài tập điều kiện 
Giáo viên giảng dạy: PGS. Đinh Ngọc Bảo
 	 Học viên CH 14: Hoàng Đức Nhân
đối chiếu với những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu á và cho biết xã hội cổ đại phương đông có thuộc đặc trưng của phạm trù phương thức sản xuất châu á hay không? Vì sao?
Trước khi hiểu về đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu á chúng ta cần tìm hiểu khái niệm phương thức sản xuất châu á là gì?
Trong tác phẩm Góp phần phê phán khoa Kinh tế - chính trị (1859), lần đầu tiên C.Mác đưa ra và sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu á thay cho khái niệm hình thái châu á. Tiếp đó, Mác lại đi sâu, làm rõ hơn các đặc điểm đã thấy và phát hiện thêm một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu á. Cũng trong tác phẩm đó, Mác viết: “Về đại thể, có thể có các phương thức sản xuất châu á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”.
Nhưng phương thức sản xuất châu á là gì? Nó có những đặc trưng cơ bản nào? thì Mác không hề giải thích, mặc dù ông luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu á. Tuy nhiên, với ý kiến đó cũng giúp cho chúng ta hiểu rằng nó bao hàm những đặc điểm của chế độ kinh tế xã hội ở châu á mà Mác cũng như Enghen thường đề cập trong những tác phẩm của mình.
Như chúng ta biết, mặc dù Mác và Enghen không khái quát một cách rõ ràng những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu á là thuộc giai đoạn nào lịch sử của châu á, phong kiến, hay nô lệ, hay công xã nguyên thuỷ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm của mình, Mác luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu á, những ý kiến đó cũng giúp cho chúng ta hiểu rằng nó bao hàm những đặc điểm của chế độ kinh tế - xã hội ở châu á. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “ Sự phân công lao động cũng đồng thời là hình thức khác nhau của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: thứ nhất là hình thức sở hữu bộ lạc, thứ hai là hình thức sở hữu công xã và nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện của nhà nước, “trong đó, một giai cấp thống trị tất cả các giai cấp khác”.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu khu vực này, Mác - Enghen còn thấy các xã hội đó có những nét đặc thù riêng là “Nhà nước chuyên chế phương Đông - chuyên chế châu á” và “chế độ công xã nông thôn”. Công xã nông thôn, Mác nhấn mạnh tính chất đặc biệt của nó bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín,trói buộc bằng những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động.
Ngoài những nét đặc thù trên, trong xã hội phương Đông, Mác còn khẳng định: “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia” và “tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thật sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”. Đặc biệt, Mác nghiên cứu kĩ tình hình thức công xã nông thôn ở ấn Độ và Giava và kết luận cả hai nơi này về hình thức không khác gì nhau và cũng như hầu hết ở các nơi khác ở châu á. Mác chú trọng đặc biệt đến sự tồn tại lâu dài những công xã nông thôn và cho rằng đó là cơ sở quyết định hình thái nhà nước, quyết định toàn bộ diện mạo của xã hội châu á.
	Vậy phương thức sản xuất châu á và đặc điểm của châu á có liên quan với nhau không? khi nghiên cứu các phương thức sản xuất tư bản, phong kiến, cổ đại, Mác đều nói theo tính chất hoặc theo thời đại của nó, riêng phương thức sản xuất châu á thì Mác nói theo khu vực và chỉ rõ đó là phương thức sản xuất của một khu vực nhất định, tức châu á. Như vậy, phương thức sản xuất châu á và những đặc điểm của nó là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Những đặc điểm của châu á mà mác và Enghen đã nói tới chính là nội dung của phương thức sản xuất châu á.
Từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đã khẳng định: “Cho nên, nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành. Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”.
Vì vậy, sau này các nhà nghiên cứu qua các tác phẩm của Mác - Enghen đã khái quát ra những đặc điểm cơ bản của nó. Nhìn chung họ đều thống nhất ở những đặc trưng sau:
Thứ nhất, trong phương thức sản xuất châu á, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất là đặc trưng cơ bản nhất. Đặc trưng này bao hàm các yếu tố:
- Kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là nhà vua: “Nhà vua là kể sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia” và “Ngay các chế độ Đaminađari và Raiatvari”, dù có xấu xa đến thế nào đi chăng nữa, cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất, nghĩa là cái mà xã hội châu á đang rất khát khao.
- Kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công xã.
- Kẻ sử dụng ruộng đất đai là thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ cống nạp (tức là bị bóc lột lao động thặng dưới dạng cống vật) cho kẻ sở hữu. Đề cập tới vấn đề này, Mác viết: “Nếu kể đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất tư nhân, mà là nhà nước, như ở châu á, với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất và đồng thời là vua chúa, thì địa tô và thuế khoá là một, hay nói đúng hơn, trong mọi trường hợp đó, không có thứ thuế nào khác biệt với hình thái địa tô này”.
- Mâu thuẫn nội tại của chế độ sở hữu này nảy sinh từ khi tư hữu hóa về ruộng đất xuất hiện, tạo nên tính nhị nguyên của công xã và dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất châu á.
Thứ hai, Nhà nước chuyên chế phương Đông :
- Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.
- Nhà nước được xác lập trên mối quan hệ giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống phẩm.
- Nhà nước thực hiện ba chức năng: bóc lột nhân dân trong nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế; đi cướp bóc nhân dân các nước khác; chăm lo xây dựng các công trình mĩ quan và công cộng, đáng chú ý nhất là trị thuỷ và thuỷ lợi.
	Trong thư gửi cho Enghen, Mác viết: “Những điều kiện khí hậu và đặc điểm của đất đai, nhất là trên những khoảng đất rộng lớn vùng thảo nguyên kéo dài từ Xahara qua Arập, Ba Tư, ấn Độ và Tatari, đến tận những nơi cao nhất của vùng cao nguyên châu á đã làm cho hệ thống tưới tiêu nước nhân tạo bằng sông đào và công trình thuỷ lợi trở thành cơ sở của nông nghiệp phương Đông”. ở đây, Mác nhấn mạnh đặc điểm địa lí tạo cho nền nông nghiệp phương Đông một yêu cầu bức thiết về thuỷ lợi và vạch rõ tính chất, chức năng, quyền hạn, tác dụng của nhà nước phương Đông đối với nông nghiệp nói riêng và sự hưng thịnh của xã hội phương Đông.
	Thứ ba, công xã nông nghiệp
- Với nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp khép kín, hàng hoá chậm ra đời và kém phát triển: “ Trong những phương thức sản xuất châu á thời cổ, phương thức sản xuất cổ đạithì việc biến sản phẩm thành hàng hoá, và do đó, sự tồn tại của con người với tư cách là những người sản xuất hàng hoá, chỉ đóng vai trò thứ yếu thôi. Tuy nhiên, vai trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các công xã đi vào giai đoạn suy tàn”.
- Thủ công nghiệp không tách rời khỏi nông nghiệp.
- Đô thị chỉ như những “cái bướu” của cơ cấu kinh tế .
- Tình trạng thấp kém, hạn chế của tư duy, phản ánh trong tôn giáo cổ đại và sự thần thánh hoá tự nhiênhạn chế lí trí con người và hạ thấp nhân phẩm trước cả thiên nhiên và xã hội.
 Thứ tư là tính trì trệ, bảo thủ và tồn tại dai dẳng của những xã hội châu á
- Sự duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu ruộng đất và tính nhị nguyên của công xã.
- Sự tàng trữ lâu dài các tàn dư cổ đại.
- Sự duy trì và củng cố các quan hệ thị tộc, thân tộc.
- Sự thống trị của truyền thống, tập quán.
- Sự hạn chế tư duy, lí trí, hạ thấp nhân phẩm.
- Sự chậm ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá cũng như của các đô thị.
Bàn về tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu á, Mác viết: “các cơ cấu sản xuất đơn giản của các cộng đồng tự cung tự cấp ấy - những cộng đồng không ngừng được tái sản xuất ra dưới cùng một hình thức ấy và nếu ngẫu nhiên bị phá huỷ thì cũng lại xuất hiện trên địa điểm cũ với một tên cũ. Các cơ cấu ấy, cho chúng ta cái chìa khóa để hiểu được sự bí ẩn của tính chất bất di bất dịch của những xã hội châu á.”.
Đặc trưng thứ năm là phương thức bóc lột bằng tô thuế và cống nạp
Trong phưng thức sản xuất châu á, tô và thuế kết hợp làm một: “nếu kẻ đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất tư nhân, mà là nhà nước, như ở châu á, với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất và đồng thời là vua chúa, thì địa tô và thuế khoá làm một, trong trường hợp đó, không có thứ thuế khoá nào khác biệt với hình thái địa tô này”. 
Như vậy, nếu đối chiếu xã hội cổ đại phương Đông với năm đặc trưng của phương thức sản xuất châu á mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, chúng thấy rõ ràng xã hội cổ đại phương Đông cũng thuộc vào đặc trưng của phương thức sản xuất châu á.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_dac_diem_hinh_thai_kinh_te_xa_hoi_phuong_dong_co_d.doc