Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 (Có đáp án)

ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào?

A. Ngày 26-1-1950

B. Ngày 26-2-1950

C. Ngày 26-1-1951

D. Ngày 19-2-1950

Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu – Trung Quốc tiếp xúc với tổ chức của người Việt Nam đầu tiên đó là tổ chức nào?

A. Tâm tâm xã

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. Tân Việt cách mạng đảng

D. Không phải các tổ chức trên

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nặng nề nhất đối với ngành sản xuất nào của Việt Nam

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Thương nghiệp

 

doc 13 trang cucpham 8520
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Lớp 12 (Có đáp án)
Đề thi Lịch sử 12
[]	
ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào?
A.	Ngày 26-1-1950
B.	Ngày 26-2-1950
C.	Ngày 26-1-1951
D.	Ngày 19-2-1950
[]	
Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu – Trung Quốc tiếp xúc với tổ chức của người Việt Nam đầu tiên đó là tổ chức nào?
A.	Tâm tâm xã
B.	Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C.	Tân Việt cách mạng đảng
D.	Không phải các tổ chức trên
[]	
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nặng nề nhất đối với ngành sản xuất nào của Việt Nam 
A.	Nông nghiệp
B.	Công nghiệp
C.	Thủ công nghiệp
D.	Thương nghiệp
[]	
Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931
A.	Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta
B.	Lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân
C.	Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn
D.	ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
[]	
Nhờ đâu ấn Độ từ một nước phải nhập lương thực trở thành một nước tự túc được lương thực?
A.	“cách mạng xanh” trong nông nghiệp
B.	Khai hoang các vùn đất mới
C.	Nông dân hăng hái sản xuất
D.	Tất cả các nguyên nhân trên
[]	
Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao vào thời gian nào?
A.	Tháng 2 đến tháng 4 năm 1930.
B.	Tháng 5 đến tháng 8 năm 1930
C.	Tháng 9 đến tháng 10 năm 1930
D.	Tháng 2 đến tháng 5 năm 1931
[]	
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong thời gian nào?
A.	Từ 4 đến 5 tháng
B.	Từ 5 đến 6 tháng
C.	Một năm
D.	Hai năm
[]	
Trong tháng 5 năm 1930, cả nước có bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân, của nông dân?
A.	20 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân
B.	16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân
C.	18 cuộc đấu tranh của công nhân, 30 cuộc đấu tranh của nông dân
D.	20 cuộc đấu tranh của công nhân, 43 cuộc đấu tranh của nông dân
[]	
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh được thành lập bằng cách nào?
A.	Do dân bầu ra.
B.	Ban chấp hành nông hội xã quản lý chính quyền dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng 
C.	Chi bộ Đảng ở địa phương đứng ra nắm lấy chính quyền
D.	Công nhân đứng ra nắm lấy chính quyền
[]	
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm nào?
A.	Năm 1947 
B.	Năm 1948
C.	Năm 1949
D.	Năm 1950
[]	
Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A.	Xây dựng sự đoàn kết giữa công-nông với các lực lượng cách mạng khác
B.	Xây dựng khối liên minh công nông
C.	Xây dựng khối đoàn kết dân tộc 
D.	Tất cả đều đúng.
[]	
Yếu tố nào dưới đây thể hiện tính rộng khắp của phong trào cách mạng 1930-1931
A.	Phong trào nổ ra trên khắp toàn quốc
B.	Phong trào kéo dài từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1930
C.	Phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo 
D.	Câu a và b đúng
[]	
Yếu tố nào dưới đây biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931
A.	Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và đã giành được chính quyền ở nông thôn Ngệ Tĩnh
B.	Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc
C.	Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai
D.	Tất cả các yếu tố đó
[]	
Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở đâu? Vào thời gian nào? 
A.	ở Hương cảng- Trung Quốc, vào tháng 3 năm 1930
B.	ở Quảng Châu – Trung Quốc, vào tháng 5 năm 1935
C.	ở Ma Cao – Trung Quốc, vào tháng 3 năm 1935
D.	ở Cửu Long – Trung Quốc, vào tháng 3 năm 1935
[]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược khu vực Trung Đông
A.	Đế quốc Pháp
B.	Đế quốc Mĩ
C.	Đế quốc Anh
D.	Đế quốc Đức
[]	
Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở đâu?
A.	ở miền Bắc
B.	ở miền Nam
C.	ở miền trung
D.	Trong cả nước 
[]	
Đâu là nguyên nhân thuộc về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931
A.	Thực dân Pháp áp bức bóc lột nặng nề, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng khốn khổ
B.	Thực dân Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng
C.	Đảng ra đời đề ra khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”
D.	Tất cả các nguyên nhân nêu trên
[]	
Sự kiện nào dưới đây gắn với ngày 12 tháng 9 năm 1930
A.	Bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy
B.	Nổi dậy của nông dân Hưng Nguyên – Nam Đàn – Nghệ An
C.	Nổi dậy của nông dân Thanh Chương phá đồn điền Trí Viễn
D.	Bãi công của công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng
[]	
Ba nghìn nông dân Thanh Chương kéo đến phá đồn điền Trí Viễn vào thời gian nào?
A.	Ngày 21 tháng 9 năm 1930
B.	Ngày 12 tháng 9 năm 1930
C.	Ngày 1 tháng 5 năm 1930
D.	Ngày 1 tháng 8 năm 1930
[]	
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở vùng nào của Châu Phi
A.	Bắc Phi
B.	Đông Phi
C.	Nam Phi
D.	Tây Phi
[]	
Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A.	Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công nông
B.	Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị
C.	Đảng kiên định trong đấu tranh
D.	Tất cả cùng đúng
[]	
Hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ cách mạng nào?
A.	1930 -1931
B.	1932 -1935
C.	1936 -1939
D.	1939 -1945
[]	
Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?
A.	Từ tháng 2 – 4/1930
B.	Từ tháng 5 – 8/1930
C.	Từ tháng 9 – 10/1930
D.	Từ tháng 1 – 5/1931
[]	
Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?
A.	Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B.	Mặt trận dân chủ Đông Dương
C.	Hội phản đế Đông Dương
D.	Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
[]	
Vào tháng 8/1954 Angiêri diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu nào?
A.	Mặt trận dân tộc giải phóng Angiêri được thành lập
B.	Đất nước Angiêri bước vào kỷ nguyên độc lập tự do
C.	Quân giải phóng Angiêri được thành lập
D.	Cuộc khởi nghĩa vũ trang lan rộng khắp nơi
[]
Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A.	Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
B.	Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
C.	Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc
D.	Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
[]	
Tháng 5/1930 có bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân
A.	Có 34 cuộc đấu tranh
B.	Có 16 cuộc đấu tranh
C.	Có 25 cuộc đấu tranh
D.	Có 18 cuộc đấu tranh
[]
Sự kiện lịch sử nào năm 1930 đã chứng tỏ “thời kỳ đấu tranh kịch liệt” đã đến
A.	Cuộc đấu tranh của 3000 nông dân ở Thanh Chương
B.	Cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy
C.	Cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên
D.	Tất cả các sự kiện trên
[]	
Bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 -1931 được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong cả nước nổ ra vào thời gian nào?
A.	Ngày 1/5/1930 
B.	Ngày 1/8/1930 
C.	Ngày 12/9/1930 
D.	Ngày 16/5/1930 
[]	
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nam Phi đấu trang chống thế lực nào?
A.	Chống chủ nghĩa đế quốc
B.	Chống chủ nghĩa thực dân
C.	Chống chủ nghĩa phát xít
D.	Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
[]	
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933, chủ nghĩa phát xít đã nắm được chính quyền ở đâu?
A.	Đức, Phát, Nhật
B.	Đức, Tây Ban Nha, ý
C.	Đức, Italia, Nhật
D.	Đức, áo, Hung
[]	
Đại hội quốc tế cộng sản lần VII họp vào thời gian nào, ở đâu?
A.	6/1934 tại Macao – Trung Quốc
B.	7/1935 tại Maxcova – Liên Xô
C.	3/1935 tại Macao – Trung Quốc
D.	7/1935 tại Ianta – Liên Xô
[]	
Đại hội lần VII của quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là bọn nào?
A.	Chủ nghĩa đế quốc, thực dân
B.	Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc
C.	Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít
D.	Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
[]	
Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là bọn nào?
A.	Thực dân Pháp nói chung
B.	Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng
C.	Bọn phát xít
D.	Bọn phong kiến tay sai
[]	
Sau chiến trang thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La Tinh được mệnh danh là gì?
A.	“Lục địa mới trỗi dậy”
B.	“Lục địa thức tỉnh”
C.	“Lục địa bùng cháy”
D.	“Lục địa giải phóng”
[]	
Chủ trương thành lập mặt trận trong thời kỳ cách mạng 1936 – 1939 có tên gọi là gì?
A.	Mặt trận phản đế Đông Dương
B.	Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
C.	Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương
D.	Mặt trận Việt Minh
[]	
Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào?
A.	Từ năm 1936 - 1939
B.	Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937
C.	Từ giữa năm 1936 – 3/1938
D.	Từ giữa năm 1936 – 9/1936
[]	
Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào ở đâu?
A.	Vào ngày 1/8/1936 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội
B.	Vào ngày 1/5/1938 tại Bến Thủy - Vinh
C.	Vào ngày 1/5/1939 tại Hà Nội
D.	Vào ngày 1/5/1938, tại Đấu Xảo, Hà Nội
[]	
Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?
A.	Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
B.	Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường
C.	Phong trào đón Gođa và đấu tranh nghị trường
D.	Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ
[]
Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào?
A.	Thực dân Pháp
B.	Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
C.	Bọn phong kiến
D.	Câu A và B đúng
[]	
Nhiệm vụ cách mạng của Đảng ta xác định trong thời kỳ 1936-1939 là gì?
A.	Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập
B.	Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày
C.	Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D.	Tất cả đều đúng
[]	
Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?
A.	Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
B.	Mặt tr ...  lượng quần chúng đông đảo, sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú
[]	
Một số tác phẩm mang tính chính trị được phổ biến rộng rãi nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách của Đảng đó là tác phẩm nào?
A.	Đường cách mệnh
B.	Bản án chế độ thực dân Pháp
C.	Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 
D.	Vấn đề dân cày
[]	
Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào cách mạng 1936-1939
A.	Công khai hợp pháp
B.	Đấu tranh vũ trang
C.	Đấu tranh nghị trường
D.	Câu b và câu c đúng
[]	
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho nền kinh tế của Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai
A.	Thu lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ hai
B.	Không bị chiến tranh tàn phá
C.	áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
D.	Có tài nguyên phong phú và quân sự nền kinh tế
[]	
Sự kiện nào sau đây của chiến tranh thế giới thứ hai có tác động mạnh mẽ với Việt Nam 
A.	Đức đánh chiếm Ba Lan (9/1939)
B.	Đức đánh chiếm Pháp (6/1940)
C.	Nhật mở rộng chiến tranh ở Châu á thái bình dương(9/1940)
D.	Câu b và c đúng
[]	
Thực dân Pháp thi hành chính sách gì ở Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
A.	Chính sách kinh tế chỉ huy
B.	Chính sách khủng bố trắng
C.	Chính sách thời chiến
D.	Chính sách hai mặt
[]	
Trong hội nghị Trung ương đảng lần thứ sáu (1939) Đảng ta đã chủ động thành lập mặt trận với tên gọi là gì?
A.	Mặt trận phản đế Đông Dương 
B.	Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương 
C.	Mặt trận dân chủ Đông Dương 
D.	Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương 
[]	
Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939-1945 là bọn nào?
A.	Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng	
B.	Bọn đế quốc và phát xít	
C.	Bọn thực dân và phong kiến 
D.	Bọn phát xít Nhật	
[]	
Vì sao Nhật bản có thêm cơ hội để đạt được bước phát triển thần kỳ?
A.	Mĩ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam 
B.	Mĩ gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên	
C.	Mĩ cho Nhật bản vay nhiều tiền	
D.	Mĩ không đủ sức cạnh tranh với Nhật bản	
[]	
Hội nghị lần thứ sáu (11/1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?
A.	Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp lên hàng đầu.	
B.	Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh
C.	Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách	
D.	Tất cả các nhiệm vụ trên	
[]	
Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kỳ 1939-1945	
A.	Tạm gác lại khẩu hiệu ruộng đất
B.	Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc	
C.	Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ
D.	Cả a và b đều đúng
[]	
Hội nghị trung ương lần sáu vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?	
A.	Ngày 19/5/1941 tại Bà Điểm – Hóc Môn	
B.	Ngày 15/9/1939 tại Pắc Bó – Cao Bằng	
C.	Ngày 6/11/1939 tại Bà Điểm – Hóc Môn	
D.	Ngày 10/5/1940 tại Đình Bảng – Bắc Ninh
[]	
Ngày 23/11/1940 gắn liền với sự kiện lịch sử nào trong những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới
A.	Khởi nghĩa Bắc Sơn
B.	Khởi nghĩa Nam kỳ	
C.	Binh biến Đô Lương
D.	Khởi nghĩa Ba Tơ	
[]	
Tháng 9/1946 Quốc hội lập hiến nước Pháp thông qua bản hiến Pháp mới thiết lập nền cộng hòa thứ mấy ở Pháp
A.	Nền cộng hòa thứ hai	
B.	Nền cộng hòa thứ ba
C.	Nền cộng hòa thứ tư
D.	Nền cộng hòa thứ năm
[]	
Nguyên nhân chủ quan làm cho khởi nghĩa Bấc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương bị thất bại	
A.	Đế quốc Pháp và phát xít Nhật còn mạnh
B.	Khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ 
C.	Pháp cấu kết với Nhật khi Nhật vào Đông Dương 
D.	Câu b và câu c đúng	
[]	
Những người con ưu tú của Đảng như : Nguyễn văn Cừ, Hà huy Tập, Nguyễn thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?	
A.	Khởi nghĩa Yên Bái 
B.	Khởi nghĩa Bắc Sơn
C.	Khởi nghĩa Nam Kì	
D.	Binh biến Đô Lương	
[]	
Lực lượng nào tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) 
A.	Đông đảo quần chúng nhân dân
B.	Chủ yếu là công nhân và nông dân	
C.	Chủ yếu là nông dân
D.	chỉ có binh biến người Việt trong quân đội Pháp, không có quuần chúng tham gia	
[]	
ý nghĩa chung của 3 sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn ,khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương là gì?	 
A.	Giáng một đòn phủ đầu chí tử vào thực dân Pháp đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật	
B.	để lại nhiều bài học kinh nghiện về khỏi nghĩa vũ trang 	
C.	Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến
D.	Câu a và b đúng
[]	
Hiến pháp của nền cộng hòa thứ năm nước Pháp ban hành vào thời gian nào
A.	Tháng10/1958	
B.	Tháng12/1958
C.	Tháng 6/1958	
D.	Tháng 5/1958	
[]	
Với “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương” giữa Pháp và Nhật ký vào ngày 23/7/1941, Pháp đã thừa nhận cho Nhật có quyền gì ở Đông Dương
A.	Có quyền chỉ huy kinh tế
B.	Có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương	
C.	Có quyền độc chiếm ba sân bay Cát Bi, Gia Lâm, Phủ Lạng Thương
D.	Có quyền đưa 6000 quân đóng ở phía bắc sông Hồng
[]	
Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì
A.	Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy
B.	Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu
C.	Ngăn chặt không cho vận chuyển lương thực từ miền nam ra miền Bắc	
D.	Tất cả các nguyên nhân trên	
[]	
Việc thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt chúng vẫn tiếp tục đàn áp bóc lột nhân dân ta. Mặt khác đưa ra nhiều thủ đoạn lừa bịp hòng làm cho nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”. Đó là chính sách của?
A.	Bọn thực dân Pháp	
B.	Bọn phát xít Nhật	
C.	Bọn tay sai phong kiến
D.	Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật	
[]	
Hội nghị Trung ương Đảng (11/1940) tại làng Đình Bảng – Bắc Ninh đã xác định kẻ thù chính của cách mạng Đông Dương lúc này là bọn nào?
A.	Phát xít Nhật	
B.	Đế quốc và phát xít Pháp, Nhật	
C.	Phát xít Nhật và tay sai	
D.	Thực dân Pháp	
[]	
Khối thị trường chung châu âu ra đời vào thời gian nào? ở đâu?
A.	25/3/1957 tại Italia
B.	25/3/1958 tại Đức
C.	25/3/1959 tại Pháp
D.	25/3/1960 tại Hà Lan
[]
	Nhà thơ Tố Hữu viết:
 “Ba mươi năm chân không mỏi
 Mà đến bây giờ mới tới nơi.”
Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc và đến khi Người quay về tổ quốc. Vậy, Nguyễn ái Quốc về nước thời gian nào? ở đâu?
A.	Ngày 25/1/1941, tại Pắc Bó – Cao Bằng
B.	Ngày 28/1/1941, tại Tân Trào – Tuyên Quang
C.	Ngày 28/1/1941, tại Pắc Bó – Cao Bằng
D.	Ngày 28/2/1941, tại Hà Nội
[]	
Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám.
A.	Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô
B.	Nguyễn ái Quốc mới đặt chân về tổ quốc
C.	Quá trình diễn ra hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8
D.	Câu a và c đúng
[]
Đoạn văn sau đây được Nguyễn ái Quốc trình bày lúc nào? 
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
A.	Trong hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)
B.	Trong hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941)
C.	Trong thử gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị TW lần thứ 8
D.	Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
[]	
Mặt trận Việt Minh được thành lập trong Hội nghị nào của Đảng?
A.	Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939)
B.	Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941)
C.	Hội nghị toàn quốc (từ 13 đến 15/8/1945)
D.	Không phải các hội nghị trên.
[]	
Vào giai đoạn nào Tây Âu và Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế, tài chính cạnh tranh khốc liệt với Mĩ?
A.	Giai đoạn 1945 – 1954
B.	Giai đoạn 1950 – 1973
C.	Giai đoạn 1973 – 1990
D.	Giai đoạn 1990 – nay
[]	
Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A.	Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
B.	Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6
C.	Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D.	Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
[]
Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây : “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa bỏng”.
A.	Trong thư của Nguyễn ái Quốc gửi đồng bào cả nước
B.	Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8
C.	Trong lời Hịch của mặt trận Việt minh
D.	Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh
[]
Đội cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào?
A.	Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ
B.	Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C.	Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân
D.	Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên
[]	
Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?
A.	Đội du kích Bắc Sơn
B.	Đội Cứu quốc quân
C.	Đội du kích Thái Nguyên
D.	Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
[]	
Chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại vào thời gian nào?
A.	Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII
B.	Cuối thế kỉ XVIII đến đầu năm 1945
C.	Từ năm 1945 đến nay
D.	Từ năm 1991 đến nay
[]	
Vì sao Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương vào đêm 9 tháng 3 năm 1945
A.	Để tránh hậu họa khi quân Đồng minh vào Đông Dương, Pháp sẽ dựa vào Đồng minh đánh Nhật.
B.	Nhật muốn độc chiếm hoàn toàn Đông Dương.
C.	Pháp không thực hiện đúng những điều khoản đã kí với Nhật
D.	Nhật bị Đồng minh đánh bại nên trả thù Pháp
[]	
Sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945, Bảo Đại khác danh hiệu gì?
A.	“Thủ tướng”
B.	“Quốc trưởng”
C.	“Tổng thống”
D.	“Cố vấn tối cao”
[]	
Ngay trong đêm 9/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ban thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào?
A.	Cuộc đảo chính Nhật – Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện
B.	“Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C.	Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật
D.	Tất cả đều đúng

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_lich_su_lop_12_co_dap_an.doc