Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Truyện Kiều"
Câu 1.
a. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê
b. Đoạn văn phân tích hiệu quả phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc hoa thành công vẻ đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều qua nghệ thuật tu từ ẩn dụ. Vẻ đẹp của Vân đã được nhà thơ miêu tả một cách chi tiết qua một loạt các hình ảnh ân dụ trăng, hoa, mây, tuyết ,ngọc: khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu như mặt trăng, đôi lông mày đậm nét như con bướm ngài, miệng nàng tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc,, Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên như hội tụ trên gương mặt yêu kiêu của người thiếu nữ. Vẫn bằng thủ pháp ẩn dụ, ở Vân ta bắt gặp một vẻ đẹp đoan trang,quý phái và đến với Kiều, ta lại thấy một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà qua hình ảnh đôi mắt- cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiên rõ nhất sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” đã gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt trong veo, sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú đậm nét như nét núi mùa xuân, gơi vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Có thể nói, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình, từ những hình ảnh của thiên nhiên, Nguyễn Du đã so sánh ngầm , gợi tả vẻ đẹp của hai người con gái, đem đến cho người đọc sự liên tưởng thú vị và những ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Câu 2.
a. Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- Bút pháp nghệ thuật : ước lệ tượng trưng, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
b. Cách nói "làn thu thủy", "nét xuân sơn" dùng biện pháp ẩn dụ, dựa trên nét tương đồng ở hai đối tượng.
Tác dụng: nghệ thuật ẩn dụ được nhà thơ sử dụng thật tài tình, lấy vẻ đẹp của làn nước mùa thu để gợi tả đôi mắt, lấy vẻ đẹp của nét núi mùa xuân để gợi tả đôi lông mày, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và tự do liên tưởng, cảm nhận. Phép tu từ ẩn dụ làm cho cách diễn đạt trở nên ngắn gọn, hàm súc, sinh động và gần gũi.
c. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dự báo trước số phận của nàng. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp có sự hài hòa với tạo hóa, hòa hợp với thiên nhiên. Vẻ đẹp chinh phục được thiên nhiên, khiến mây phải thua, tuyết phải nhường. Các từ "thua" và "nhường" đã dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, không mấy trắc trở, truân chuyên của Vân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Truyện Kiều"
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP TRUYỆN KIỀU CHỊ EM THÚY KIỀU Câu 1. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê Đoạn văn phân tích hiệu quả phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc hoa thành công vẻ đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều qua nghệ thuật tu từ ẩn dụ. Vẻ đẹp của Vân đã được nhà thơ miêu tả một cách chi tiết qua một loạt các hình ảnh ân dụ trăng, hoa, mây, tuyết ,ngọc: khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu như mặt trăng, đôi lông mày đậm nét như con bướm ngài, miệng nàng tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc,,Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên như hội tụ trên gương mặt yêu kiêu của người thiếu nữ. Vẫn bằng thủ pháp ẩn dụ, ở Vân ta bắt gặp một vẻ đẹp đoan trang,quý phái và đến với Kiều, ta lại thấy một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà qua hình ảnh đôi mắt- cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiên rõ nhất sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” đã gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt trong veo, sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú đậm nét như nét núi mùa xuân, gơi vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Có thể nói, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình, từ những hình ảnh của thiên nhiên, Nguyễn Du đã so sánh ngầm , gợi tả vẻ đẹp của hai người con gái, đem đến cho người đọc sự liên tưởng thú vị và những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Câu 2. a. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh - Bút pháp nghệ thuật : ước lệ tượng trưng, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. b. Cách nói "làn thu thủy", "nét xuân sơn" dùng biện pháp ẩn dụ, dựa trên nét tương đồng ở hai đối tượng. Tác dụng: nghệ thuật ẩn dụ được nhà thơ sử dụng thật tài tình, lấy vẻ đẹp của làn nước mùa thu để gợi tả đôi mắt, lấy vẻ đẹp của nét núi mùa xuân để gợi tả đôi lông mày, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và tự do liên tưởng, cảm nhận. Phép tu từ ẩn dụ làm cho cách diễn đạt trở nên ngắn gọn, hàm súc, sinh động và gần gũi. c. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dự báo trước số phận của nàng. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp có sự hài hòa với tạo hóa, hòa hợp với thiên nhiên. Vẻ đẹp chinh phục được thiên nhiên, khiến mây phải thua, tuyết phải nhường. Các từ "thua" và "nhường" đã dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, không mấy trắc trở, truân chuyên của Vân. Câu 3. Sự khác nhau trong bút pháp tả người của Nguyễn Du được thể hiện đậm nét qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Mã Giám Sinh mua Kiều". - Thúy Kiều, Thúy Vân là nhân vật chính diện , thuộc kiểu nhân vật tư tưởng trong Truyện Kiều. Để khắc họa vẻ đẹp lí tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ - lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhà thơ không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chủ yếu gợi. (xem phân tích chi tiết bài cô đã đăng). - Ngòi bút của Nguyễn Du tỏ ra vô cùng sắc sảo khi miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh bằng bút pháp hiện thực, khắc hạo tính cách của nhân vật qua diện mạo, cử chỉ ( xem phần phân tích chi tiết cô đã đăng.). Câu 4. Nội dung nhân đạo trong các đoạn trích : - Tinh thần nhân đạo là tư tưởng cốt lõi của một tác phẩm văn học chân chính. Tinh thần nhân đạo được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên thường được biểu hiện trên những khía cạnh cơ bản như: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng, những khát vọng chính đáng của con người; cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh, khổ đau của con người; lên án, tố cáo những thế lực sấu xa, tàn bạo chà đạp lên con người. - "Chị em Thúy Kiều": Tác giả dùng những hình ảnh đẹp nhất, những ngôn từ mĩ lệ nhất để miêu tả vẻ đẹp, tài năng của con người , phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca giá trị con người. Tác giả còn dự cảm về kiếp đời tài hoa bạc mệnh của Kiều. Đó chính là cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du xuất phát từ lòng đồng cảm sâu sắc với mọi người. - "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn nàng Kiểu - một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha cao cả. Đoạn trích còn bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc của tác giả cho hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp cùng nỗi đau đớn dày vò của nàng Kiều bạc mệnh. Câu 5. Sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình Thúy Vân và Thúy Kiều: a. Điểm giống: - Đều sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ - lấy hình tượng thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc, liễu,... - Đều sử dụng phép tiểu đối: từng vế câu đăng đối, cân xứng nhịp nhàng, lời thơ trang nhã, cổ điển. - Đều sử dụng phép nhân hóa (thể hiện qua các từ thua, nhường, hờn, ghen). - Phép ẩn dụ. - Hai bức chân dung đều mang tính dự báo về cuộc đời, số phận. b. Điểm khác: - Với Thúy Vân tác giả dùng biện pháp liệt kê, miêu tả chi tiết các nét đẹp của nàng; với Kiều, tác giả dùng nghệ thuật "điểm nhãn" - tập trung miêu tả đôi mắt, vẽ hồn cho nhân vật. - Cả hai bức chân dung đều mang tính dự báo về cuộc đời số phận song cách sử dụng từ ngữ lại khác nhau: + Tả vẻ đẹp Thúy Vân, ND viết "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Các từ "thua", "nhường" đã thể hiện vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp hài hòa với tạo hóa, tạo sự êm đềm với xung quanh , dự báo cuộc đời nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ. + Tả Thúy Kiều, ND viết "Hoa ghen thua thăm, liễu hờn kém xanh". Các từ "hờn", "ghen" đã diễn tả vẻ đẹp của Kiều quả là sắc nước hương trời khiến cho hoa phải ghen vì thua thắm, liễu phải hờn vì kém xanh. Nhan sắc tuyệt mĩ của Kiều khiến thiên nhiên, tạo hóa phải hờn ghen, đố kị, dự báo cuộc đời nàng sẽ nhiều sóng gió, tai ương. Câu 6. (tham khảo câu 5) Câu 7. Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều. Mười hai dòng thơ với ngôn ngữ cực tả, Nguyễn Du đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung nàng thiếu nữ Thúy Kiều hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của sắc, tài, tình. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, ND không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp nhan sắc như khi miêu tả Thúy Vân mà còn giới thiệu về cả vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của Kiều, đó là một vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn, một vẻ đẹp hơn hẳn Thúy Vân cả tài lẫn sắc. Nếu như với Thúy Vân, Nguyễn Du đã miêu tả chi tiết các nét đẹp trên gương mặt của nàng từ khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói đến làn da, mái tóc thì với Thúy Kiều, ND lại sử dụng nghệ thuật "điểm nhãn" - vẽ hồn cho nhân vật qua hình ảnh ước lệ ẩn dụ "Làn thu thủy, nét xuân sơn" để gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt nàng Kiều. Đó là đôi mắt trong veo, sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú, đậm nét như nét núi mùa xuân, thể hiện một tâm hồn đang ở độ trong veo, dạt dào sức sống thanh xuân. Nhà thơ nhấn mạnh vào đôi mắt bởi đó chính là cửa sổ tâm hồn, là nơi thể hiện rõ nhất phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Câu thơ "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh " đã cho thấy một vẻ đẹp tuyệt mĩ của nàng , sắc đẹp của Kiều vượt trội, hơn hẳn với tạo hóa, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Một hệ thống ngôn ngữ được chọn lọc kĩ càng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, điển tích đã khiến cho sắc đẹp của Kiều càng thêm viên mãn, hoàn thiện. Sắc đã tuyệt trần "sắc đành đòi một", Kiều còn tài hoa đến lí tưởng, trong thiên hạ may ra mới có người thứ hai có tài năng như nàng "tài đành họa hai". Tài năng của nàng là tài thiên bẩm, đạt đến độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến với cầm, kì, thi, họa trong đó, nhà thơ đặc biệt chú trọng đến tài đánh đàn của nàng - đã trở thành nghề riêng ăn đứt cả thiên hạ. Cung đàn "bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác chính là tiếng nói của trái tim đa sầu, đa cảm, sớm cảm thông cho biết bao kiếp đời hồng nhan bạc mệnh, đó chính là cái tình của Kiều, cái tình của một người con gái giàu lòng nhân ái, vị tha. Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo cao cả , Nguyễn Du đã khắc họa thật tài tình vẻ đẹp của nàng Kiều trên tất cả mọi phương diện nhan sắc, tài năng, tâm hồn, tình cảm, đem đến cho người đọc những rung động và niềm cảm phục , ngợi ca sâu sắc. phần gạch chân : câu ghép Câu 8 . Tham khảo câu 1
File đính kèm:
- cau_hoi_thong_hieu_ngu_van_lop_9_van_ban_truyen_kieu.docx