Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 2
1. Nguyên nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Pháp kiệt quệ do chiến tranh tàn phá, do đó phải khôi phục kinh tế.
2. Mục đích :
- Nhằm bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế, bọn Pháp tăng cường bóc lột, khai thác thuộc địa trong đó có Việt Nam.
- Tư bản Pháp đầu tư khai thác lần thứ 2 với tổng số vốn tăng gấp 6 lần so với trước chiến tranh nên làm cho nền kinh tế, xã hội VN biến đổi.
a) Biến đổi về kinh tế :
- Trong nông nghiệp :
+ Phát triển đồn điền cao su (1918 : 15.000 ha ; 1930 : 120.000 ha)
+ Nhiều công ty cao su lớn ra đời : Đất Đỏ, Phú Riềng.
- Công nghiệp :
+ Khai mỏ(chủ yếu là mỏ than) vốn đầu tư tăng. Công ty mới ra đời : Đồng Đăng, Hạ Long.
+ Chế biến : Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở mới (dệt Nam Định, rượu Hà Nội, diêm Bến Thủy .)
- Thương nghiệp : Pháp đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản)
- Giao thông vận tải : Đầu tư và phát triển để phục vụ cho công cuộc khai thác của Pháp.
- Ngân hàng Đông Dương : chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 2
Phần II LỊCH SỬ VIỆT NAM CÂU 1.: Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào ? Phân tích khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 1. Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Pháp kiệt quệ do chiến tranh tàn phá, do đó phải khôi phục kinh tế. 2. Mục đích : Nhằm bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế, bọn Pháp tăng cường bóc lột, khai thác thuộc địa trong đó có Việt Nam. Tư bản Pháp đầu tư khai thác lần thứ 2 với tổng số vốn tăng gấp 6 lần so với trước chiến tranh nên làm cho nền kinh tế, xã hội VN biến đổi. Biến đổi về kinh tế : Trong nông nghiệp : + Phát triển đồn điền cao su (1918 : 15.000 ha ; 1930 : 120.000 ha) + Nhiều công ty cao su lớn ra đời : Đất Đỏ, Phú Riềng. Công nghiệp : + Khai mỏ(chủ yếu là mỏ than) vốn đầu tư tăng. Công ty mới ra đời : Đồng Đăng, Hạ Long. + Chế biến : Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở mới (dệt Nam Định, rượu Hà Nội, diêm Bến Thủy.) Thương nghiệp : Pháp đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản) Giao thông vận tải : Đầu tư và phát triển để phục vụ cho công cuộc khai thác của Pháp. Ngân hàng Đông Dương : chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. Kết luận : - Với cuộc khai thác lần thứ hai : + Thực dân Pháp đã du nhập vào VN quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. + Làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. b) Biến đổi về xã hội : Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc : Bên cạnh những giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân) Xuất hiện giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những địa vị và và quyền lợi khác nhau nên có những thái độ chính trị khác nhau. Giai cấp địa chủ phong kiến : Được Pháp dung dưỡng, là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc, chiếm ruộng đất, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với nông dân. Có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông làm thầu khoán hoặc đại lý, một số có vốn lập công ty riêng trở thành nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu) Giai cấp tư sản vừa ra đời bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu nên bị phân hóa thành 2 bộ phận. + Tư sản mại bản : quyền lợi gắn chặt với đế quốc, cấu kết chặt chẽ chính trị với đế quốc. + Tư sản dân tộc : có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ thỏa hiệp cải lương khi đế quốc mạnh. Giai cấp tiểu tư sản : Ra đời sau chiến tranh là những học sinh, sinh viên, trí thức bị Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Giai cấp nông dân : Chiếm hơn 90% dân số Bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa. Là lực lượng đông đảo, hăng hái của cách mạng. Giai cấp công nhân : Ra đời trước chiến tranh và phát triển nhanh (từ 10 vạn lên 22 vạn 1929) Tập trung tại các trung tâm kinh tế. Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng : + Bị 3 tầng áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến, tư sản. + Quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân. + Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. + Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin nên có tinh thần cách mạng, sớm trở thành lực lượng chính trị dộc lập, đi đầu trong mặt trận chống đế quốc, phong kiến. + Là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản : DTVN >< đế quốc Pháp : mâu thuẫn chủ yếu Nông dân >< địa chủ phong kiến. ==> Nhiệm vụ cơ bản : chống đế quốc và phong kiến. CÂU 2 : Tình hình thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ? Phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919 – 1926 diễn ra như thế nào ? Nhằm mục tiêu gì ? Nêu mặt tích cực hạn chế của phong trào ? 1. Tình hình thế giới đến Việt Nam sau chiến tranh : Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tạo điều kiện thuận lợi việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự ra đời của Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản) và nhiều Đảng Cộng sản (Đảng Cộng sản Pháp 1920, Trung Quốc 1921) tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận cách mạng thế giới. 2. Phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919 – 1926: Giai cấp tư sản dân tộc : 1919, phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa. 1923, phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng gạo Nam Kì. Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng đòi tự do dân chủ, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp. Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức : Thành lập tổ chức chính trị: Phục Việt, Hưng Nam, Đảng thanh niên. Hình thức hoạt động phong phú: Míttinh, biểu tình. Họ xuất bản sách báo tiến bộ: An Nam trẻ, Chuông rè, Người nhà quê Tiêu biểu : cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926) Đặc biệt: Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu–TQ) ám sát toàn quyền Đông Dương ( Merlin ), mở đầu thời đại mới của dân tộc. Mục tiêu của phong trào : Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam và vị trí chính trị (chống sự chèn ép của Pháp). Đòi một số quyền tự do dân chủ. Tích cực : Là phong trào yêu nước của đông đảo quần chúng chống Pháp. Lòng yêu nước của lực lượng tiến bộ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến giành độc lập tự do. Hạn chế : Còn non kém, thiếu cơ sở vững chắc chỉ bột phát nhất thời. Lập trường không kiên định dễ thỏa hiệp. Hệ tư tưởng cách mạng tư sản theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã lỗi thời. CÂU 3: Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam? 1. Sơ lược tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người nhận thấy hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, nên đã ra đi tìm đường cứu nước. 2. Hành trình cứu nước: 5.6.1911, từ Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp. Từ 1911 – 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Âu, Phi, Mỹ. Cuối 1917, Người trở về Pháp Người đã nhận rõ được bạn, thù. 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến xu hướng hoạt động của Người. 6.1919, Người gửi tới hội nghị Vécxai bản yêu sách (8 điểm) đòi tự do dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 7.1920, Người đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người tin vào Lênin và đứng về phía Quốc tế thứ III. 12.1920, tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ đây, Người đã tìm thấy con đường đúng đắn: kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. 1921, Người sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp để tuyên truyền và tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. 1922, ra báo Người cùng khổ (Le Paria) để vạch trần chính sách bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc. Người còn viết bài báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. 1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, viết bài cho báo “Sự thật”, tạp chí “Thư tín quốc tế”. 1924, Dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ V. 11.1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 6.1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong đó Cộng sản đoàn làm nòng cốt rồi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. 3. Tác động của cách mạng Việt Nam: Những tư tưởng chính trị (Chủ nghĩa Mác – Lênin) mà Người truyền bá làm nền tảng tư tưởng của Đảng sau này đó là : + Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản, chỉ có cách mạng vô sản mới đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. + Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng. + Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách ma ... inh hoạt trong cách đánh + Biết kết hợp vừa tiến công, vừa nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ. Hết phần HK2 ............................................ ...................... ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 (phần tham khảo) CÂU : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM...................... *** Yêu cầu đọc và làm bằng chính khả năng của mình, dựa trên cơ sở đã học thuộc bài. Câu1:Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang ) diễn ra từ: a)13® 15/9/1945 b)13®15/8/1945 c) 13®15/8/1954 d) Cả 3 câu sai. Câu2:Một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên vào: a) 16/8/1945. b) 18/6/1945 c) 16/8/1945. d) 18/6/1946. Câu 3: Hãy điền vào những tỉnh thành đã giành được chính quyền. -16/8/1945..................... -19/8/1945....................... -Từ 14®18/8..................................................... -23/8/1945............................... -25/8/1945....................... Câu 4: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không phải là ngưyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. a) Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. b) Hoàn cảnh khách quan thuận lợi: quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật. c) Được trang bị đầy đủ về vũ khí. d) Truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Câu 5:Khu giải phóng Việt Bắc gồm có các tỉnh: a) Cao- Bắc - Lạng- Hà - Tuyên- Thái. b) Cao- Bắc- Lạng. c) Hà- Tuyên-Thái. d) Cao- Bắc- Tuyên - Thái. Câu 6: Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do ai đứng đầu? a) Hồ Chí Minh. b)Trường Chinh d) Phạm Văn Đồng d)Võ Nguyên Giáp Câu 7:Ngày 19/8/1945Mặt trận Việt Minh đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại a) Ngọ Môn Huế b) Quảng trường nhà hát lớn Hà Nội. c) Quảng trường nhà hát lớn Sài Gòn. d) Quảng trường Ba Đình. Câu 8: Những tỉnh lị giành được chính quyền đầu tiên trong CMT8 là: a) Huế, Cần Thơ, Hải Dương, Bắc giang. b) Yên Bái, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Bình. c) Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. d) Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam. Câu 9: Nội dung sau đây không phải là ý nghĩa của CMT8. a) Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN. b)Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật và PK lập nên nước VNDCCH. c) Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với CNXH d) Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Câu 10) Những thuận lợi cơ bản của nước ta sau CMT8 là: a) Sau thế chiến II, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành làm cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở nhiều nước. b) Nhân dân tin tưởng ở Đảng và Hồ chủ tịch, phấn khởi gắn bó với chế độ mới. c) Các nước đế quốc chưa kịp đem quân vào nước ta. d) Câu a và b đúng. Câu 11) Những khó khăn của nước ta sau CMT8 là: a) Nạn đói, nạn dốt, ngân quỹ trống rỗng, lạm phát gia tăng. b) Bọn phản cánh mạng Việt cách, Việt quốc cướp chính quyền ở một số nơi. c) Quân Tưởng, Anh, Pháp kéo vào Việt Nam. d) Tất cả câu trên điều đúng. CÂU : Nét chính về tình hình nước ta............ Câu1) Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả CM 1945-1946 là gì? a) Thành lập chính phủ. b) Thực hiện nền giáo dục mới. c) Quyết kháng chiến xâm lược. d) Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới. Câu 2) Sau 1945 ta có nhiều kẻ thù nhưng kẻ thù chủ yếu là: a) Tưởng b) Pháp c) Anh d) Nhật Câu 3) Sau CMT8, Pháp tiến công vào Sài Gòn ngày tháng năm nào? a) 15/9/1945 b) 23/11/1940 c) 23/9/1945 d) 23/9/1946 Câu 6) Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi: a) Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất. b) Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. c) Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. d) Tất cả câu trên điều đúng. Câu 7) Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ? a) Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một nước tự do, có chính phủ, Nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp b) Ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền bắc. Số quân này sẽ rút dần trong 5 năm. c) Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở VN. d) Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. Câu 8) Nha bình dân học vụ được Hồ Chủ Tịch thành lập tháng năm nào? a) 9/1945 b) 8/1945 c) 9/1946 d) 1/1946 Câu 9) Kết qủa của phong trào xóa nạn mù chữ sau CMT8 là: a) 3 vạn lớp học, 81 vạn học viên tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. b) 3 vạn lớp học, 81 vạn học viên tại Việt Nam. C) 3 vạn lớp học, 81 học viên tại Nam Bộ d) 3 vạn lớp học, 81 học viên tại Bắc Bộ. Câu 10) Phong trào “tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập” được phát động nhằm mục đích gì? a) Làm cho mọi người dân đều có tiền sử dụng. b) Để mua vũ khí chống Pháp. c) Giải quyết ngân sách không còn tiền. d) Tất cả điều sai. Câu 11) Kết qủa của phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập” ? a) Nhân dân góp được 370 lượng vàng- 20 triệu đồng. b) Nhân dân góp được 370 kg vàng -30 triệu đồng. c) Nhân dân góp được 370kg vàng -50 triệu đồng. d) Nhân dân góp được 370kg vàng -20 triệu đồng. Câu 12) Toàn dân Việt Nam đã bầu đại biểu quốc hội đầu tiên vào ngày tháng năm nào? a) 1/6/1946 b)6/1/1945 6/1/1946 d)6/11/1945 Câu 13) Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội có ý nghĩa như thế nào? a) Cuộc vận động chính trị rộng lớn. b) Biểu lộ sức mạnh và ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân. c) Tạo cơ sở pháp lý cho nhà nước VN DC CH. d) Tất cả câu trên điều đúng. Câu 14)Vì sao ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946? a) Ta không đủ sức đối phó hai kẻ thù một lúc. b) Tạm hòa hoãn với Pháp để mượn tay Pháp loại trừ quân Tưởng. c) Tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. d) Tất cả câu trên điều đúng. Câu 15) Bản Tạm ước Việt – Pháp được ký kết ngày tháng năm nào? Tại đâu? a) 14/9/1946. Pari b) 6/3/1946.Hà Nội c) 6/3/1946. Pari d)19/5/1946 Hà Nội Câu 16) Nội dung cơ bản Tạm ước Việt - Pháp là: a) Nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi KT- VH ở VN. b) Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. c) Pháp công nhận VN có chính phủ tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp. d)Tất cả câu trên điều đúng. CÂU ) CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT........ Câu 1. Năm 1961 , để đối phó với phong trào Đồng Khởi, Mỹ đã thực hiện loại hình chiến tranh nào? a. CT Đơn phương b. CT Đặc biệt. c. CT Du kích d. CT Tổng lực. Câu 2. Mỹ thực hiện CT Đặc biệt với âm mưu ntn? a. Mỹ, ngụy cùng đánh Cách mạng. b. Dùng người Việt đánh người Việt. c. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. d. Tất cả đều sai. Câu 3. Thủ đoạn thực hiện CT Đặc biệt của Mỹ là? a. Lực lượng chính là Ngụy quân với vũ khí và sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. b. Lực lượng chính là quân Mỹ với vũ khí của Mỹ. c. Mỹ ngụy cùng tấn công cách mạng. d. Mỹ chỉ huy từ xa lực lượng Ngụy quân. Câu 4. Mỹ đề ra những kế hoạch gì trong thời gian thực hiện CT Đặc biệt? a. Stalay - Taylor và Johnson - MC Namara. b. Taylor - Johnson và Stalay - MC Namara. c. Navarre - Taylor và Kennendy - MC Namara. d. Staley - Johnson và Taylor - MC Namara. Câu 5. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam VN ra đời vào ngày tháng năm nào? a. 12/2/1968. b. 20/12/1960. c. 23/9/1945. d. 7/5/1954. Câu 6 . 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo CM MN đã được thành lập với tên gọi là gì? a. Xứ uỷ Nam kỳ. b. Đảng cộng sản ĐD. c.Trung ương cục miền nam. d.Đảng lao động MN. Câu 7. Giải phóng quân MNVN được thành lập ngày tháng năm nào? a. 19/5/1959 b. 21/1/1968. c. 22/12/1969 d. 15/2/1961. Câu 8. Chiến thắng nào đã chứng tỏ nhân dân Miền nam có khả năng đánh bại CT Đặc biệt ? a. Ngã ba Giồng (Gia Định ) - 11/1963. b. Mỏ Cày ( Bến Tre ) - 1/1960. c. Ấp Bắc ( Mỹ Tho ) - 1/1963. d. Củ Chi ( Gia Định ) - 1/1963. Câu 9. Để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu vào ngày tháng năm nào ? Tại đâu ? a. 6/11/1962,SàiGòn. b. 11/6/1964,Đà Nẵng. c. 6/11/1963, Huế. d. 11/6/1963, Sài Gòn. Câu 10. Mỹ đảo chính Ngô Đình Diệm vào ngày tháng năm nào? a. 1/11/1964. b. 1/11/1963. c. 11/1/1963. d. 1/10/1965. Câu 11. Ngày 15/10/1964 tại Sài Gòn đã có sự kiện quan trọng gì xảy ra ? a. Xử bắn Nguyễn Thị Minh Khai. b. Trần Bội Cơ hy sinh . c. Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn. d. MC Namara bị ám sát chết. Câu 12. Những chiến thắng lớn của quân dân ta vào năm 1964- 1965 là: a. Bình Giã- Ba Gia - Đồng Xoài. b. Ấp Bắc - Núi Thành - U Minh. c. Ba Gia - Ấp Bắc - Núi Thành. d. Củ Chi - Ấp Bắc - Đồng Xoài. Câu 13. Câu nào sao đây không phải là ý nghĩa lịch sử của chiến thắng CT Đặc Biệt. a. CM MN, vẫn tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công. b. Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng MNVN làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng thế giới. c. Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn vàsự trưởng thành nhanh chóng của quân giải phóng MNVN. d. Làm cho Mỹ không còn ý chí xâm lược Việt nam. MỤC LỤC
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_lich_su_lop_12_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc