Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 1

1. Hoàn cảnh lịch sử:

• Trong nước: nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh tổn thất nặng nề: trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.

• Quốc tế:

o Các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu phát động cuộc “chiến tranh lạnh”, bao vây kinh tế, cô lập về chính trị, chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN khác.

o Phong trào cách mạng thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.

• Trong bối cảnh đó, Liên Xô phải củng cố quốc phòng, nêu cao ý thức tự lực, tự cường để chống lại âm mưu của CNĐQ và giúp đỡ các nước XHCN.

2. Những thành tựu:

 Kinh tế:

• Hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

• Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất của CNXH (1950-1972).

o 1950: Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.

o 1972, Sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần so với năm 1922.

o Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mĩ).

o Đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ và điện nguyên tử.

 Khoa học – kĩ thuật:

• 1949: Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ.

• 1957: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

• 1961: Phóng con tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

 Quân sự:

• Đầu những năm 70: Buộc Mĩ phải kí với Liên Xô các hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (ABM, SALT-1, SALT-2), đánh dấu thời kì Liên Xô đạt thế cân bằng về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với các nước đế quốc.

3. Ý nghĩa:

• Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực (kinh tế, quốc phòng, đời sống).

• Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.

• Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất, là thành trì, là chỗ dựa của cách mạng thế giới.

 

doc 25 trang cucpham 21/07/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 1

Câu hỏi ôn tập Lịch sử Lớp 12 - Chương trình học kì 1
Phần I LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
 SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 
Câu 1.
Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 và ý nghĩa của nó ?
Hoàn cảnh lịch sử:
Trong nước: nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh tổn thất nặng nề: trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
Quốc tế:
Các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu phát động cuộc “chiến tranh lạnh”, bao vây kinh tế, cô lập về chính trị, chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN khác.
Phong trào cách mạng thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô phải củng cố quốc phòng, nêu cao ý thức tự lực, tự cường để chống lại âm mưu của CNĐQ và giúp đỡ các nước XHCN.
Những thành tựu:
Kinh tế:
Hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.
Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất của CNXH (1950-1972).
1950: Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
1972, Sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần so với năm 1922.
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mĩ).
Đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ và điện nguyên tử.
Khoa học – kĩ thuật:
1949: Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ.
1957: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
1961: Phóng con tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. 
Quân sự:
Đầu những năm 70: Buộc Mĩ phải kí với Liên Xô các hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (ABM, SALT-1, SALT-2), đánh dấu thời kì Liên Xô đạt thế cân bằng về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với các nước đế quốc.
Ý nghĩa:
Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực (kinh tế, quốc phòng, đời sống).
Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất, là thành trì, là chỗ dựa của cách mạng thế giới.
Câu 2.
Các nước Đông Âu xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu và những thiếu sót gì? (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70).
Khó khăn và thuận lợi (hoàn cảnh lịch sử)
Khó khăn:
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu.
Các thế lực phản động trong và ngoài nước ra sức chống phá
Thuận lợi:
Sự giúp đỡ của Liên Xô.
Sự ủng hộ tích cực của nhân dân.
Thành tựu:
Kinh tế, vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân được tăng tiến.
Anbani: 1970 hoàn thành điện khí hóa trong cả nước.
Ba Lan: Đầu 1970 sản xuất công nghiệp tăng 20 lần so với 1938.
Bungari: 1975 tổng sản phẩm công – nông nghiệp tăng 55 lần so với 1939.
Cộng hòa dân chủ Đức: Sau 30 năm xây dựng chế độ mới, đạt mức sản xuất công nghiệp bằng cả nước Đức cũ 1939.
Tiệp Khắc: 1970 sản lượng công nghiệp chiếm 1.75% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Ý nghĩa:
Đất nước ngày càng thay đổi.
Mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù bị dập tắt
Tăng cường sức mạnh cho hệ thống XHCN.
Thiếu sót:
Giống mô hình CNXH ở Liên Xô.
Thiếu dân chủ, công bằng xã hội, vi phạm pháp chế XHCN.
Làm ảnh hưởng đến bản chất ưu việt của CNXH và lòng tin của nhân dân.
Câu 3.
Trong hoàn cảnh nào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập ? Tổ chức này có đã có những tác dụng gì đối với các nước thành viên trong công cuộc xây dựng CNXH ? Ý nghĩa ?
*. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Hoàn cảnh: 
- Đầu năm 1949 chính quyền ở các nước Đông Âu đã chuyển về tay nhân dân lao động.
- Đây là thời điểm các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng CNXH
- Nhằm tăng cường thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật với Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
b. Sự thành lập:
08/01/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập (gọi tắt là SEV) gồm 7 nước thành viên (Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc).
- Sau này có thêm CHDC Đức (1950), Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hòa Cuba (1972), CHXHCN Việt Nam (1978).
c. Hoạt động 
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế bằng cách:
 + Phối hợp giữa các nước XHCN trong các kế hoạch kinh tế dài hạn
 - Phân công sản xuất theo chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN.
 - Đẩy mạnh mua bán trao đổi hàng hóa, phát triển công – nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học- kĩ thuật.
 + Các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế tuy chỉ chiếm 10% dân số và 19% diện tích thế giới, nhưng đã sản xuất được 35% sản phẩm công nghiệp thế giới.
d. Tác dụng
- Giúp đỡ, thúc đẩy các nước XHCN phát triển kinh tế.
- Tạo ra cơ sở vật chất và kĩ thuật để đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH
- Nâng cao đời sống nhân dân ở các nước thành viên.
e. Hạn chế - thiếu xót
- Còn “khép kín cửa”, không hòa nhập được vào nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hóa cao độ.
- Nặng về trao đổi hàng hóa mang tính chất bao cấp.
- Phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành chưa hợp lí.
- Do sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, ngày 28/06/1991 khối SEV ngưng hoạt động.
f. Ý nghĩa
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước XHCN 
- Tăng cường sức mạnh cho hệ thống XHCN để chống mọi mưu đồ của CNĐQ.
Bài 2 CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Câu 4.
Trình bày ngắn gọn diễn biến cuộc nội chiến cách mạng 1946 – 1949 ở Trung Quốc? Ý nghĩa ?
Hoàn cảnh
- Chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi (1945)
- Lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ.
 + Quân chủ lực phát triển 120 vạn người, dân quân 200 vạn người.
 + Vùng giải phóng mở rộng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số cả nước. 
 + Ngoài ra cách mạng Trung Quốc còn được sự giúp đỡ của Liên Xô về kinh tế và quân sự.
- Trước sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng, tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch được sự giúp đỡ cũa Mĩ phát động cuộc nội chiến vào ngày 20/7/1946.
2. Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn
a. Giai đoạn từ tháng 07/1946 – 06/1947
- Do lực lượng chênh lệch, quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực.
- Ra sức xây dựng củng cố lực lượng, tiêu hao sinh lực địch
Kết quả: tiêu diệt 1.112.000 tên quân chủ lực Quốc dân đảng, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh (tăng 2 triệu người).
Giai đoạn từ 06/1947 – 10/1949
- 06/1947 quân giải phóng bắt đầu phản công.
- tháng 1/1949 quân giải phóng mở 3 chiến dịch lớn: Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân (diệt 1.540.000 tên) làm cho lực lượng địch về cơ bản bị tiêu diệt.
- 4/1949 quân giải phóng vượt sông Trường Giang. 
- 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của tập đoàn Tưởng Giới Thạch sụp đổ à bỏ chạy ra đảo Đài Loan.
- 1/10/1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập.
3. Ý nghĩa 
- Đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc đã hoàn thành.
- Chấm dứt thời kì Trung Quốc bị đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản nô dịch thống trị.
- Mở đầu kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.
- Tăng cường lực lượng của CNXH trên toàn thế giới.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Làm thất bại mưu đồ chiến lược của Mĩ.
Câu 5.
Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác ?
Liên Xô có nhiếu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp như:
Kí với Trung Quốc “Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ Trung – Xô” nhằm chống lại sự xâm lược của CNĐQ.
Cho Trung Quốc vay tiền và giúp chuyên gia kĩ thuật để khôi phục và phát triển kinh tế.
Giúp đỡ tích cực các nước: Việt Nam, Cuba, Lào đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cũng xuất hiện những bất đồng:
1960 – 1989: Xung đột vũ trang ở biên giới Liên Xô – Trung Quốc.
1960 – 1990: Quan hệ giữa Liên Xô và Anbani căng thẳng đối đầu (hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao).
Hiện nay trong trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, mối quan hệ giữa các nước đã bình thường hóa trở lại.
Câu 6
Quá trình phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến nay?
1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh.
Từ 23/8/1945 nhân dân Lào giành chính quyền ở nhiều địa phương.
Ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập.
Tháng 03/1946 Pháp trở lại xâm lược Lào, nhân dân Lào tiến hành kháng chiến.
Tháng 08/1950: Thành lập Mặt trận Lào tự do và chính phủ kháng chiến do hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu, cách mạng Lào phát triển mạnh.
1953 – 1954 quân giải phóng Lào cùng Quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn và giành thắng lợi.
07/1954 sau thất bại Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở Lào. 
1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ.
1954, Mĩ thay chân Pháp, thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự, dựng lên chính quyền tay sai chi phối mọi mặt ở Lào.
Ngày 22/03/1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đầu 1960 giải phóng 2/3 đất đai và 1/3 dân số cả nước.
Từ 1964 – 1973: đánh bại cuộc “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/02/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
Ngày 30/04/1975, cùng với thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 02/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời.
1975 đến nay: Công cuộc xây dựng đất nước
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên theo định hướng XHCN.
Cuối những năm 80, Lào thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình chính trị ổn định, kinh tế có bước phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 7.
Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia từ 1945 đến 1991?
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia, triều đình phong kiến chấp thuận sự thống trị của Pháp.
04/1950: Thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Khơme) và bầu ra chính phủ kháng chiến. 
07/1951 Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập. 
1953 – 1954 giành nhiều thắng ... ởng của Hội nghị đối với thế giới:
Những quyết định của hội nghị cấp cao Ianta (02/1945) đã trở thành khuôn khổ cho trật tự thế giới được thiết lập trong những năm 1945 – 1947, thường được gọi là “trật tự hai cực Ianta” ( Liên Xô và Mĩ).
Câu 20
Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò và các tổ chức chính của Liên Hợp Quốc?
Hoàn cảnh ra đời:
Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, tại Hội nghị Ianta (02/1945), Liên Xô, Mĩ , Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế, để gìn giữ hòa bình, trật tự, an ninh thế giới.
Từ 25/04 đến 26/061945 đại biểu 50 nước đã họp tại Xan Phơranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
Mục đích:
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Nguyên tắc hoạt động:
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
Dựa theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Không can thiệp vào nội bộ các nước
Vai trò: Là tổ chức lớn nhất có vai trò giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực, quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế xã hội.
 Các tổ chức chính:
Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các thành viên, mỗi năm họp một lần. Những vấn đề quan trọng phải được thông qua 2/3 số phiếu.
Hội đồng bảo an: là cơ quanchính trị quan trọng nất và hoạt động thường xuyên của LHQ, chịu trách nhiệm chính về an ninh quốc tế. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng, có 5 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết là Nga, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Ban thư kí: Cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí do Đại hội đồng bầu ra, nhiệm kì 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
Ngoài ra còn có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như: Hội đồng kinh tế - xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thúc
Ở Việt Nam có các tổ chức sau đây hoạt động tích cực: Chương trình lương thực (PAM), Quĩ cứu trợ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO), Tổ chức văn hóa và giáo dục (UNESCO), Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Trụ sở LHQ đặt ở Niu Oóc (Mĩ). 
Việt Nam tham gia LHQ vào ngày 20/09/1977.
Đến năm 1997, LHQ có 185 thành viên.
Tham khảo:
 Kể ra 5 cơ quan trong các tổ chức chuyên môn dưới đây (0,5 điểm)
      UNDP           – Cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc
      UNICEF       – Quỹ cứu trợ nhi đồng
      UNPA           – Quỹ dân số 
      UNESCO     – Ủy ban về văn hóa, khoa học, giáo dục
      WHO            – Tổ chức Y tế thế giới
      FAO              – Tổ chức lương thực, nông nghiệp
      IMF               – Quỹ tiền tệ quốc tế
      IMO               – Cơ quan hàng hải quốc tế
      ILO                – Tổ chức lao động quốc tế
      ICAO            – Cơ quan hàng không quốc tế
Câu 21. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với thế giới?
Cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ:
a.      Bối cảnh (0,25đ)
                  Sau chiến tranh TG II, Liên Xô và các nước XHCN phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ trên TG.
                  Mĩ và phương Tây cấu kết nhau để chống lại ảnh hưởng này.
b.      Mục tiêu (0,25đ)
                  Mĩ cho rằng “Mĩ phải đảm nhận sứ mạng của TG tự do” phải “giúp đỡ” các dân tộc trên TG chống lại “sự đe dọa, sự bành trướng của nước Nga Xô Viết”
c.       Âm mưu (Biện pháp) của Mĩ: (2đ)
o       12/3/1947, tổng thống Tơruman chính thức phát động “chiến tranh lạnh”
o       Với kế họach Mac-san, Mĩ muốn “Phục hưng kinh tế châu Âu”, đồng thời khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
o       Lập các khối quân sự, căn cứ quân sự khắp nơi trên TG để chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước XHCN, dập tắt phong trào cách mạng các nước (khối NATO, khối SEATO, CENTO, )
o       Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, chạy đua vũ trang,  để chuẩn bị “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô, các nước XHCN (với nhiều lọai vũ khí: vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học )
o       Gây chiến tranh trực tiếp ở một số nơi: Triều Tiên, Đông Dương, Trung Đông ..
d.      Hậu quả (0,5đ)
o       Gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng giữa NATO và VACSAVA.
Các mối quan hệ quốc tế căng thẳng, phức tạp, gay gắt suốt 40 năm và nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống của loài người.
Câu 22. Sự chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước lớn Mĩ – Liên Xô. Tác động của sự kiện đó đến các mối quan hệ quốc tế?
Sự chấm dứt “chiến tranh lạnh” 
Từ nửa sau thập kỉ 80, trong quan hệ quốc tế xuất hiện một xu thế mới: từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác, xu thế này bắt đầu từ quan hệ Xô – Mĩ.
Cuối 1989, hai bên thoả thuận chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Quan hệ QT bước sang “thời kì sau chiến tranh lạnh”.
Những chuyển biến trong quan hệ quốc tế
Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực LHQ (LX, TQ, Anh, Pháp, Mĩ) từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác cùng giải quyết các vấn đề quốc tế.
Khối quân sự VACSAVA giải thể (31/3/1991), Khối NATO vẫn duy trì.
Các cuộc xung đột, tranh chấp từng bước được giải quyết(điển hình như Angola, Apganixtan, Campuchia) 
Câu 23. Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta” một trật tự thế giới mới đang dần hình thành như thế nào?
Sự sụp đổ của “trật tự hai cực Ianta”
Trải qua hơn 40 năm, “trật tự hai cực Ianta” từng bước bị xói mòn
+ Thắng lợi của CM Trung Quốc đập tan âm mưu khống chế của Mĩ.
+ Hình thành 2 trung tâm kinh tế, tài chính mới: Tây Âu - Nhật Bản là đối thủ của Mĩ
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh à làm giảm ảnh hưởng của Mĩ và Tây Âu.
1988 – 1991, sau biến động ở LX và Đông Âu “trật tự hai cực Ianta” bị phá vỡ, biểu hiện:
+ Khối Đông Âu, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô tan vỡ
+ Nhà nước LX tan vỡ
+ LX và Mĩ rút dần sự có mặt ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới.
+ Sự vươn lên của NB, Đức là mối lo ngại của LX, Mĩ và các nước Tây Âu.
Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố:
Thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của Mĩ, Nga, TQ, NB, A, P’, Đức.
Sự lớn mạnh của lực lượng CM thế giới
Sự phát triển khoa học, kĩ thuật tạo bước đột phá làm chuyển biến cục diện thế giới.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện xu thế: 
Đối thoại, hợp tác cùng có lợi, tôn trong lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình
5 cường quốc thoả thuận, hợp tác để duy trì trật tự thế giới mới.
Một thời kì quan trọng trong quan hệ quốc tế mở ra: tất cả các quốc gia đang đứng trước những thử thách và thời cơ đưa đất nước tiến lên theo kip thời đại.
Bài 5
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC – KĨ THUẬT 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Câu 24. Hãy trình bày nguồn gốc, nội dung và thành tựu chính của cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai. Hậu quả ? (2,5 đ)
-         Nguồn gốc:
w         Do yêu cầu của cuộc sống con người, cụ thể là yêu cầu của kỹ thuật và của sản xuất.
w         Do yêu cầu của các cuộc chiến tranh.
w         Những thành tựu khoa học – kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
-         Nội dung:
w         Phong phú và rộng lớn.
w         Diễn ra trong mọi ngành khoa học cơ bản và tạo ra cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác, giúp cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức.
-         Thành tựu:
w         Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu to lớn đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành: Toán – Lý – Hoá – Sinh.
w         Đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới.
w         Tìm ra những nguồn năng lượng mới.
w         Sáng chế ra những vật liệu mới.
w         Đã thành công trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
w         Đạt được những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ.
- Hậu quả tiêu cực:
Con người ngày nay chưa khắc phục được: Vũ khí hủy diệt (bom nguyên tử, bom hóa học), nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh tật do tiến bộ khoa học kĩ thuật mang lại, trái đất bị bòn rút kiệt quệ.
Vấn đề hiện nay cho con người cần:
Nghiên cứu thấu đáo thiên nhiên, khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hướng tới mục đích hòa bình, nhân đạo trong việc sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
Câu hỏi phát triển tri thức : (0,5 điểm) 
Theo anh (chị) Vai trò của cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay quan trọng như thế nào? Vì sao?
trả lời: 
-         Vai trò của khoa học – kỹ thuật đối với nước ta: Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học – kỹ thuật.
-         Trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay muốn thành công thì vai trò của khoa học – kỹ thuật là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
PHỤ LỤC 
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo TP HCM
 TTGDTX
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm h ọc 2005 – 2006
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 90 phút  (không kể thời gian giao đề)
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7 điểm)
 Câu 1.(3 đ) 
Trình bày sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó? Hạn chế? 
Câu 2. (4 đ)
Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò và các tổ chức chính của Liên Hợp Quốc? Kể tên tối thiểu 4 tổ chức chuyên môn của LHQ đang hoạt động tại VN? Việt Nam là thành viên của tổ chức này khi nào?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (3 điểm)
Câu hỏi: Trình bày sự phân hoá của Xh Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để từ đó thấy được thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong Xh VN sau chiến tranh.
H ẾT – 
 Họ và tên thí sinh............................................Số báo danh....................
Chữ kí của giám thị 1............................. Chữ kí giám thị 2...................... 

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_lich_su_lop_12_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc