Bồi dưỡng thường xuyên chính trị - Chuyên đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm nguồn gốc quá trình hình thành
Tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc , tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng vè giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, về độc lập đân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lưỡng vũ trang nhân dân ; về phát triển kinh té văn hoá, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ; về đạo đức cách mạng cần, kiệm , liêm, chính, chí công vô tư ; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta dành thắng lợi, là tài sản tinh thần tính oxi hoá lớn của Đảng và đân tộc ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên chính trị - Chuyên đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm nguồn gốc quá trình hình thành
HỌC TẬP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chuyªn ®Ò 1 T tëng Hå ChÝ Minh – Kh¸i niÖm nguån gèc qu¸ tr×nh h×nh thµnh. Tưởng Hồ Chí Minh là gì ? Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc , tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng vè giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, về độc lập đân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lưỡng vũ trang nhân dân ; về phát triển kinh té văn hoá, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ; về đạo đức cách mạng cần, kiệm , liêm, chính, chí công vô tư ; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta dành thắng lợi, là tài sản tinh thần tính oxi hoá lớn của Đảng và đân tộc ta. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Điều kiện lịch sử, xã hội, gia đình và thời đại: Điều kiện lịch sử xã hội: + Từ 1858 đến đầu thế kỷ XIX Thực đân Pháp xâm lược nước ta, có rất nhiều phong trào đấu tranh nổi lên nhưng đều thất bại vì theo đường lối kháng chiến của hệ phong kiến. + Bước sang đầu thế kỷ XX, thực đan Pháp lại bắt tay vào khai thác lần thứ 2, do ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng tư sản nên nước ta nổi lên các phong trào cách mạng theo hướng tư sản nhưng cũng đều thất bại. Quê hương và gia đình: + Quê hương Nghệ An là mảnh đát giàu truyền thống yêu nước. Lúc nhỏ Hồ Chí Minh đã chứng kiến nhiều đau thương mất mát của quê hương và chứng kiến bọn quan lại, thực đan độc ác, dã man. Điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. + Gia đinh: Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo giàu lòng yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thời đại: + Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới tranh giành về thuộc địa, nô dịch các đan tộc nhỏ bé. + Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không còn là của các nước riêng lẻ mà gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai cấp tư sản ở chính quốc. Hồ Chí Minh đã ra đi nước ngoài và hiểu sâu về CNĐQ. + Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Lênin đã đưa ra lý luận cho các dân tộc vừa và nhỏ có được để giải phóng dân tộc mình. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí minh: Sự vận dụng phát triển sáng tạo CN Mác – Lênin. Là sự kế thừa phát triển giá trị truyền thống tốt dẹp của dân tộc. Là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất của các nhân Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua những giai đoạn nào? Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng ( 1890 – 1911) . Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm 1911 – 1920. Đây là giai đoạn bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước. Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam 1920 – 1930. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam 1930 – 1941. Giai đoạn phát triển và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh 1941 – 1969. Chuyªn ®Ò 2 T tëng Hå ChÝ Minh vÒ gi¶i phãng d©n téc, gi¶i phãng giai cÊp vµ gi¶i phãng con ngêi. Tại sao Hồ Chí Minh lại có tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ? Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển có chon lọc của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, mà nội dung cách mạng và khoa học của CN Mác – Lênin là nêu lên mục tiêu, con đường lực lượng, phương thức đạt được mục tiêu là giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Cho nên đây chính là tư tưởng lớn của Người, đó là một trong những động lực quan trọng thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Suốt thời gian dài bôn ba tìm đường cứu nước trên con tàu sang Pháp. Lần đầu tiên Bác ra nước ngoài. Bác muốn xem người dân Pháp họ sống thế nào ? Tìm ra chân lý cho cách mạng Việt Nam. Đi ra nước ngoài Bác nhận thấy rằng: ở đâu cũng có người nghèo khổ, người giàu có. Người nghèo khổ bị áp bức thì rất nhiều, họ cần được bênh vực, họ cần được bảo vệ. Như vậy chỉ có con đường cách mạng. Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào? Đây là vấn đề cốt lõi trong cách mạng Mác – Lênin. Cách mạng Mác – Leenin là học thuyết chỉ cho giai cấp công nhân thấy được thoát khỏi nô lệ về mặt tinh thần chỉ có con đường cách mạng mới thay đổi được chế độ người bóc lột người. Cũng chỉ rằng lý luận có vai trò rất quan trọng và lý luận làm công tác dẫn đường. Như vậy, ở đây chỉ ra cách mạng Việt nam phải có lý luận dẫn đường. Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vào điều kiện cụ thể của các nước thuộc địa. Khi Người tìm được luận cương Lenin, trong luận cương bàn về vấn đề thuộc địa thì đã chỉ ra rằng có thể áp dụng được đối với các nước thuộc địa nhỏ một điều kiện cụ thể của Việt Nam – không thể bê nguyên xi Chủ nghĩa Mác – Leenin được mà phải có sự phát triển có chon lọc để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ? Đối tượng của sự nghiệp giải phóng: Người chỉ ra ba kẻ thù lớn nhất cản trở con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam: + Thứ I: Đế quốc và bọn tay sai của chúng. + Thứ II: nghèo nàn, lạc hậu. + Thứ III: chủ nghĩa cá nhân. - Về lực lượng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là cuộc đấu tranh để chiến thắng ba kể thù phải là cuộc đấu tranh tự giác phát huy đến mức cao nhất, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của tập thể và sức mạnh của cá nhân. Chuyªn ®Ò 3 T tëng Hå ChÝ Minh vÒ ®éc lËp d©n téc g¾n liÒn víi Chñ nghÜa x· héi. KÕt hîp víi søc m¹nh d©n téc v¬i søc m¹nh thêi ®¹i. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. Ai nghĩ khác đi, làm khác đi là quay lưng lại với lịch sử là đi ngược lại với lợi ích dân tộc nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn khách quan về lịch sử vì từ khi Pháp xâm lược nước ta có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, theo tư tưởng phong kiến: Trương Định, Phan Đình Phùng......Phong trào đấu tranh tư tưởng tư sản: Phan Bội Châu....... đều thất bại. Người ra đi tìm đường cứu nước. Nội dung cuả tư tưởng này như thế nào? - Tính tất yếu của con đường cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người vì: khi có độc lập dân tộc rồi phải đảm bảo tốt cho người dân về mọi mặt, mà sự đảm bảo đó chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo được. - Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng không thể tách rời. Trên thực tế tư tưởng của Hồ Chí Minh là rất rõ: những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. * Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại: Trước hết, chúng ta phải nhấn mạnh: thế nào là sức mạnh dân tộc ? Thế nào là sức mạnh thời đại? - Sức mạnh dân tộc là sức mạnh bên trong: lòng yêu nước , yêu lao động, chịu khó học hỏi, người lao động, sức khoẻ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý.... - Sức mạnh của thời đại: xu thế đối thoại, hợp tác phát triển mạnh trên thế giới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật.... Nếu có sự kết hợp nhuần nhuyễn của sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc thì chúng ta có bước phát triển mạnh vì: Đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung của cách mạng thế giới. Xây dựng tình hữu nghị đoàn kết, kết hợp, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc và lực lượng cách mạng hoà bình dân tộc trên thế giới. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào sức mình là chính. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới ? - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới nhưng giữ vững và phát triển quan điểm này trong giai đoạn cách mạng hiện nay – quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát huy cao độ tư tưởng này thì mơi thành công. - Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới. - Từ đại hội VI 12/ 1988 Đảng ta đề xướng đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, vậy đổi mới là để phát triển trong sự nghiệp này thành công hay không là do chúng ta kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, thực tế chứng minh gần 20 năm đổi mơi chunmgs ta đã thu được nhiều thắng lợi: kinh tế phát triển, nạn thất nghiệp dân tộc được cải thiện, lạm phát giảm. - Như vậy điều đó cũng khẳng định được tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đó là tư tưởng đúng đắn. Chuyªn ®Ò 4 T tëng Hå ChÝ Minh vÒ søc m¹nh cña nh©n d©n, cña khèi ®oµn kÕt d©n téc. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện như thế nào? - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ... ười bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân lao động thoát khỏi đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người toàn diện. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tính tất yếu của thời đại mới đã tạo khả năng và điều kiện để các dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, đem lại những nhận thức mới trong quan niệm và giải pháp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc một cách triệt để. Sức mạnh và thành tựu của chủ nghĩa xã hội, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh nhân loại, tạo khả năng đoàn kết các dân tộc để giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt, buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh chính sách có lợi cho người lao động; tạo khả năng hiện thực cho các nước lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trong hơn 7 thập kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt thành tựu quan trọng: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất với quy mô và trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn về vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ một nước Nga nghèo nàn và lạc hậu, sau một thời gian xây dựng đã trở thành một cường quốc của thế giới, đạt được bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và quốc phòng hùng mạnh tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Hàng trăm nước đã giành được độc lập dân tộc, góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 76 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn đó: Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện; Chính trị - xã hội ổn định; Quốc phòng và an ninh được tăng cường; Quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới; Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp; Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ khi có Đảng, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong 76 năm qua đã khẳng định điều đó. - Vào đầu thập kỷ 90, sự biến động phức tạp của tình hình quốc tế, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu và những thách thức, khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã tác động đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân trực tiếp là Đảng Cộng sản phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt; chủ nghĩa đế quốc can thiệp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện "diễn biến hòa bình" ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử". Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cả tình hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế, muốn thay đổi căn bản cuộc sống của người lao động từ kiếp nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ, không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mọi con đường khác đều không được nhân dân ta chấp nhận. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần kiên định vững vàng với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Kỷ niệm 95 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2006): Chủ tịch Hồ Chí Minh-Con người của những quyết định lịch sử (02/06/2006) Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho thanh bạch, yêu nước tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ tên của Người là Nguyễn Sinh Cung, sau lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Năm 1898 Người học chữ Hán, sau đó học chữ Pháp tại Vinh; trong các năm 1906-1907 học ở Trường tiểu học Đông Ba và học ở Trường Quốc học Huế (1907-1908). Đến tháng 5/1908, Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên. Chứng kiến cảnh dân tộc Việt Nam phải sống lầm than cơ cực dưới ách thực dân xâm lược, những thất bại đau đớn của các sĩ phu, nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Bằng hành trang duy nhất là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và khát vọng độc lập, tự do, Người đã chọn con đường đến nhiều trung tâm văn minh nhất cũng như những nơi bần cùng nhất của thế giới lúc đó, nhằm tìm hiểu kỹ những tiếng "tự do, bình đẳng, bác ái". Và Người đã dồn hết tâm lực để thực hiện hoài bão lớn: Tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam phù hợp với xu thế và chân lý của thời đại. Năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến Bình Định gặp thân phụ đang làm tri huyện Bình Khê, rồi vào thị xã Phan Thiết, dạy học ở Trường Dục Thanh do sĩ phu yêu nước là Nguyễn Thông sáng lập. Vào một ngày cuối năm 1910, trường này bỗng vắng bóng thầy Thành - thầy đã để lại một bức thư và một ít tiền góp vào quỹ của thư viện nhà trường. Sau khi rời Phan Thiết, Người vào Sài Gòn với ý định ban đầu là xin vào học ở trường công nhân đóng tàu Ba Son để có nghề kiếm sống và để có cơ hội xuất ngoại. Thời kỳ này, ở Bến cảng Nhà Rồng có hai chi nhánh của hai công ty tàu biển Pháp chạy hải trình Pháp - Đông Dương có tên là Đầu Ngựa và Năm Sao. Hãng Năm Sao có nhu cầu tuyển người Việt Nam phục vụ trên tàu với các công việc: Làm bếp, lau quét tàu, cạo sơn... Một hôm, anh Thành nói chuyện với một người bạn: “...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình". Người bạn đó hỏi lại anh Thành: "Chúng ta lấy tiền đâu mà đi!” Anh Thành đưa hai bàn tay của mình ra và trả lời: “đây, tiền đây! Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi...". Ngày 5/6/1911, lấy tên là Văn Ba, Người làm phụ bếp cho tàu Đô Đốc La-tu-sơ Te-rê-Vin-lơ của hãng Năm Sao (Sai-giơ Rê-Uy-ni) rời Tổ quốc đi sang Pháp để tìm hiểu xã hội Pháp lúc đó. Với lòng yêu nước nồng nàn, với trí tuệ của một thiên tài, thông qua khảo sát, nhận xét cuộc đấu tranh của nhiều dân tộc cũng như phong trào công nhân các nước và nhất là trực tiếp thông qua hoạt động của nhiều tổ chức cách mạng quốc tế như: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, gửi yêu sách của nhân dân đến Hội nghị Véc-xây, gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập ra báo Le Paria (người cùng khổ), học tại Trường đại học Phương Đông... Đặc biệt Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã gặp Lênin qua tác phẩm của Người: Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cuộc gặp gỡ kỳ diệu - lịch sử này, Bác Hồ đã tiếp nhận được bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin và quyết định lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc, đất nước đúng đắn. Sau đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản của Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, dưới ánh sáng soi đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định và tìm ra giải pháp cứu nước đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Cống hiến xuất sắc của Người đã phá vỡ sự bế tắc về đường lối cứu nước trong một thời gian dài trong lịch sử nước ta thời thuộc Pháp. Cùng với việc sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cống hiến và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phong trào của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đến ngày 18/2/1941, sau 30 năm hoạt động liên tục ở nước ngoài và bôn ba tìm đường cứu nước, Người trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương VIII của Đảng, Hội nghị nhận định và quyết định sự chuyển hướng chiến lược: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp, đoàn kết các lực lượng yêu nước, chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc và chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Bác Hồ và Đảng ta đã phân tích tình hình trong nước và thế giới, qua đó phát động cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân (tháng 8/1945), vận dụng thời cơ nghìn năm có một, lật đổ ngai vàng của chế độ phong kiến, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở ra kỷ nguyên mới: Độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Thắng lợi trọn vẹn, vẻ vang của cách mạng Tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của Đảng về nhân dân ta, là thắng lợi vĩ đại của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta. Ôn lại sự kiện Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) là dịp để mỗi chúng ta nâng cao quyết tâm thực hiện và mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là: Độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Tuấn Anh Cảng nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.
File đính kèm:
- boi_duong_thuong_xuyen_chinh_tri_chuyen_de_1_tu_tuong_ho_chi.doc