Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Tấc đất tấc vàng

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ

 (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào?

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích

 

doc 44 trang cucpham 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2
BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 7 KÌ 2
(20 ĐỀ)
ĐỀ 1
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Tấc đất tấc vàng
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
 (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó. 
Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn
 Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2: 
- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ
Câu 3: 
- Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
- Rút gọn thành phần chủ ngữ
Câu 4: 
- Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”  Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.
Câu 5: 
HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: 
Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã cho em hiểu sâu sắc về vai trò của đất với đời sống con người
Triển khai:
Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép so sánh tấc đất – tâc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định một chân lí: mỗi «tấc đất» dù nhỏ nhất cũng quý tựa «vàng»
Trình bày vai trò của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng, nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,....rồi cũng từ đất, con người nhận được bao tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnh thổ, trong tiềm thức của con người đất đai còn là quê hương nguồn cội. Không có đất, con người không thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống.
Làm thế nào để giữ gìn nguồn tài nguyên quan trọng ấy? : Mỗi chúng ta cần trước hết là yêu mến mảnh đất quê hương nơi mình sinh sống, tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai, không phá hoại, lãng phí đất, những người nông dân cần vun xới cho đất thêm tươi tốt, tránh để đất xói mòn, bạc màu,...Mỗi tấc đất sẽ chỉ thực sự là tấc vàng nếu chúng ta trân trọng, đổ mồ hôi công sức để bảo vệ và phát triển.
ĐỀ 2
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
 (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó 
Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em biết
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân khuyên nhủ con người đức tính tốt đẹp nào? Em cần làm gì để rèn luyện cho mình đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
 Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim 
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2: 
- Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 3: 
- Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc)
- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng
Câu 4: 
- Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”  
Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
Câu 5: 
HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Rét tháng ba bà già chết cóng
+ Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
+ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã gợi nhắc em về lòng yêu thương con người trong cuộc sống
Triển khai:
Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng lối nói rút gọn và phép tu từ so sánh, khuyên chúng ta phải yêu thương quý trọng mọi người như yêu thương quý trọng chính bản thân mình
Để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, em cần yêu thương, quý trọng những người trong gia đình, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh; giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ trẻ em nghèo, giúp bà cụ lớn tuổi qua đường,....
ĐỀ 3:
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 - Chết trong còn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
-  Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
 (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? 
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. 
 Câu 2 : Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta 
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Thể loại: Tục ngữ
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3: 
- Các phép tu từ được sử dụng trong những câu tục ngữ: so sánh, điệp ngữ, liệt kê
Câu 4: 
- Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”: 
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơm tho 
+ Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hoàn cảnh khó khăn nào vẫn phải sống trong sạch, lương thiện
Câu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phải sống ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khăn thiếu thốn
Câu 5: 
HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã gợi nhắc em về lòng biết ơn – đức tính tốt đẹp trong cuộc sống.
Triển khai:
Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến người đã trồng cây
+ Nghĩa bóng: Khi con người hưởng thụ thành quả, cần phải nhớ đến và biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy
Những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn:
+ Em được học tập trong một đất nước hòa bình và tự do, em biết ơn nhân dân ngày trước, những người đã đem cả tính mạng mình để bảo về non sông, dọn dẹp nghĩa trang vào ngày 27/7, thăm các di tích lịch sử,...
+ Em nhớ ơn những người thầy/ người cô đã dìu dắt dạy dỗ em bằng việc ra sức học tập, tặng hoa cho thầy cô vào mỗi ngày tri ân
+ Em biết ơn những người bạn đã giúp em tiến bộ và sẵn sàng giúp đỡ lại khi họ gặp khó khăn,...
ĐỀ 4
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.
Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn. 
 Câu 2 : Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta xưa nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Thể loại: Tục ngữ
- Chủ đề: Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3: 
- Câu tục ngữ Ăn ... iệu dân ca tha thiết sâu lắng trên thuyền. Ca Huế thật thanh nhã giản dị nhưng cũng thật sâu lắng cứ thế vang xa trên mặt nước trong không gian kì ảo để lại trong lòng người nghe những cảm xúc khó quên. 
Kết đoạn: Văn bản Ca Huế trên sông Hương thực sự đã làm em hiểu được nét đẹp mộc mạc rất đỗi trữ tình dân ca xứ Huế cũng như cách thưởng thức rất riêng biệt và độc đáo của loại hình nghệ thuật này. Có lẽ đó là nét đẹp văn hóa của con người xứ Huế mộng mơ và cũng là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn 
ĐỀ 18
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren. Hãy theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết
Ôi thật là một tấn kịch. Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt”.”
 (Ngữ văn 7- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích ra trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Câu văn “Ôi thật là một cuộc chạm trán!” là loại nào xét về cấu tạo?
Câu 3: Trong câu “Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn” dấu phẩy dùng để làm gì? 
Câu 4: Đoạn văn trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào?
Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 
Phần II: Tập làm văn 
Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày tác hại của thuốc lá với đời sống con người.
Câu 2: Chứng minh nhận đinh: Thời gian là vàng là bạc
Gợi ý: 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2: 
Câu văn “Ôi thật là một cuộc chạm trán!” là câu rút gọn
Câu 3: 
Trong câu “Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn” dấu phẩy dùng để ngăn cách hai vế trong một câu ghép
Câu 4: 
Biện pháp liệt kê
Câu 5: 
Tác giả ghi lại cảm xúc khi tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Mở đoạn: Ngày nay, khi tìm mua bất cứ một bao thuốc nào, chúng ta có thể thấy dòng chữ cảnh báo trên bao bì “Thuốc lá có hại cho sức khỏe”, đó là cảnh báo hoàn toàn xác thực và có căn cứ. 
Thân đoạn: 
Thuốc lá có hại với con người bởi trong thuốc lá có chất Nicotin – chất gây nghiện, điều này khiến con người dễ nghiện hút thuốc, đó chính là khởi điểm của mọi vấn đề. 
Thuốc là nếu hút nhiều có thể dẫn đến hỏng hệ hô hấp, ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ hoặc ung thư phổi, gây suy giảm sức khỏe và tuổi thọ con người. 
Không chỉ gây hại đối với người hút, thuốc lá còn gây ảnh hưởng tương đương tới những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc.
 Đối với những em nhỏ mới lớn, việc nghĩ rằng có điều thuốc trong tay sẽ trở nên “ngầu” hơn khiến không chỉ sức khỏe các em bị nguy hại mà còn làm nảy sinh bao tệ nạn xã hội khác nguy hiểm hơn như trộm cắp, dối trá để có được tiền mua thuốc. 
 Bên cạnh đó, thuốc lá phải bỏ tiền mua mới có, tuy số tiền bỏ ra cho mỗi bao thuốc không hẳn quá nhiều, nhưng nếu như thuốc lá không được sử dụng, chắc chắn cũng ta sẽ có thể dùng số tiền đó vào những công việc hữu ích hơn
Kết đoạn: Khẳng định vấn đề: Thuốc lá thực sự gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống con người, bởi thế, chúng ta cần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn hút thuốc để đời sống trở nên lành mạnh hơn.
ĐỀ 19:
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất
 Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.
 Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
 (Ngữ văn 7- tập 2 )
Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính của ngữ liệu trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách được đề cập đến trong đoạn trích
Câu 3: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết câu văn đó đã được rút gọn thành phần nào? Tác dụng của việc rút gọn thành phần đó?
Câu 4: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách?
Phần II: Tập làm văn 
Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách
Câu 2: Hãy chứng minh ý kiến: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người
Gợi ý: 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 2: 
Hai lợi ích của việc đọc sách: 
+ Sách mở mang tri thức, giúp ta tìm hiểu về thế giới
+ Sách giúp con người vượt thời gian, tìm hiểu về quá khứ, hiện tại, tương lai
 Câu 3: 
- Câu rút gọn: Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
- Rút gọn thành phần chủ ngữ
- Tác dụng: Khẳng định nhiệm vụ đó là của chung cho tất cả mọi người
Câu 4: 
Theo em, mỗi người cần đối với sách bằng một thái độ trân trọng, nâng niu sách, tích cực đọc sách, giữ gìn, bảo quản sáchbiết chọn lọc sách thực sự hay, có gía trị để đọc.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Mở đoạn: M.Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”, quả thực, đọc sách mang đến cho con người rất nhiều lợi ích.
Thân đoạn: 
Giải thích: “Sách” là nơi tập trung tri thức phục vụ đời sống con người
Tác dụng của đọc sách: sách cung cấp cho con người những hiểu biết trên tất cả các lĩnh vực. 
+ Chúng ta từ một đứa trẻ ngây thơ vừa mới chập chững bước vào lớp 1, để trở thành một người chững chạc và hiểu biết khi học hết lớp 12, đều nhờ một phần không nhỏ ở việc chúng ta được học các kiến thức trong sách vở hằng ngày. 
+ Những cuốn sách khoa học tự nhiên cung cấp cho con người kiến thức chuyên ngành. 
+ Những cuốn sách lịch sử lưu giữ, mở ra trước mắt ta “chân trời” quá khứ dân tộc, để ta hiểu và tự hào. 
+ Sách thiên văn học giúp ta tìm hiểu về vũ trụ, sách kĩ năng mở ra cho con người những hiểu biết về các kĩ năng mềm trong xã hội. 
+ Sách địa lí mở ra cho chúng ta hiểu biết về các địa điểm nổi tiếng thế giới mà không nhất thiết phải đến tận nơi, sách ẩm thực mở ra “chân trời” các món ăn
+ Đến với những cuốn sách văn học, ta lại có dịp được nhìn ra một “chân trời mới” ngay trong chính bản thân mình, đó là chân trời của tâm hồn, của cái đẹp
Kết đoạn: Liên hệ bản thân và khẳng định còn rất nhiều điều thú vị mà mỗi cuốn sách khác nhau đang sẵn sàng mở ra trước mắt con người, chỉ cần con người có khát khao khám phá.
ĐỀ 20
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Rừng tô điểm cho đất nước, dạy cho người ta hiểu được cái đẹp và cho người ta cảm giác về sự vĩ đại. Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa Tại sao lại phá rừng đi ? Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bụi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi Phải là hạng người man rợ mới điên cuồng đem tống vào lò sưởi đốt tất cả những của cải đẹp đẽ đó, mới đang tâm phá hoại tất cả những cái mà chúng ta không thể nào tạo ra được”
 (Ngữ văn 7- tập 2, trang 59)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết đó là câu rút gọn thành phần nào?
Câu 3: Câu: “Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa” là câu bị động hay chủ động. Hãy biến đổi thành câu ngược lại
Câu 4: Câu văn: Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bụi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Phần II: Tập làm văn 
Câu 1 : Viết đoạn văn chứng minh rừng có vai trò to lớn đối với đời sống của con người. 
Câu 2: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào? Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.
Gợi ý: 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 2: 
Câu rút gọn: Tại sao lại phá rừng đi ?
Câu rút gọn thành phần CN
Câu 3: 
Câu : “Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa” là câu chủ động. 
Biến đổi: Khí hậu được rừng làm cho ôn hòa
Câu 4: 
Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê
Tác dụng: Nhấn mạnh, diễn tả đầy đủ, sâu sắc tác hại, hậu quả khốc liệt, nghiêm trọng của việc phá rừng.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Mở đoạn: Rừng có vai trò to lớn với đời sống con người.
Thân đoạn: 
Khái niệm “rừng”: Rừng là một hệ sinh thái với nhiều loài nhưng cây rừng giữ vai trò chủ yếu. 
Chứng minh vai trò của rừng: 
+ Những cánh rừng bạt ngàn xanh như một lá phổi khổng lồ cung cấp oxi, đem lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống con người. 
+ Hằng năm, rừng cho sản lượng gỗ không nhỏ, nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. 
+ Trong rừng còn có rất nhiều những loại cây thuốc quý có giá trị dược liệu phục vụ sự phát triển y học. 
+ Rừng còn điều hòa nước, bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Mỗi mùa bão lũ, cây rừng chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, bảo vệ bình yên cho cuộc sống con người. 
+ Rừng là nơi trú ngụ, môi trường sống của rất nhiều những loại động thực vật quý hiếm, tàng trữ nguồn gen quý và đảm bảo sự đa dạng sinh học trên Trái đất. 
Kết đoạn: Khẳng định vai trò to lớn của rừng và liên hệ, nhắn gửi tới mọi người: Mỗi con người, cần nâng cao nhận thức, hiểu vai trò, lợi ích của rừng để tích cực trồng và bảo vệ rừng , khai thác rừng hợp lí, kiên quyết lên án những hành vi phá hoại rừng....vì chỉ có như vậy mới bảo vệ được cuộc sống của chính chúng ta.

File đính kèm:

  • docbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc