Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì ngồi đấy.

(Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1)

1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? (NB)

A. Miêu tả B. Tự sự

C. Biểu cảm D. Nghị luận

2. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của người dân? (TH)

A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Quan niệm về tinh thần đoàn kết gắn bó.

D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

3. Từ “mặt mũi” là từ láy: (NB)

A. Đúng B. Sai

4. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (TH)

 Phù Đổng Thiên Vương cũng gọi là Sóc Thiên vương được gọi là Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gia Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

 

doc 2 trang cucpham 3660
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi

Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi
ĐỀ 
(Quảng Ngãi)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì ngồi đấy.
(Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1)
1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? (NB)
A. Miêu tả	B. Tự sự
C. Biểu cảm	D. Nghị luận
2. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của người dân? (TH)
A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
C. Quan niệm về tinh thần đoàn kết gắn bó.
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.
3. Từ “mặt mũi” là từ láy: (NB)
A. Đúng	B. Sai
4. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (TH)
	Phù Đổng Thiên Vương cũng gọi là Sóc Thiên vương được gọi là Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gia Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
5. Hãy ghép nghĩa của cột B phù hợp với từ thuộc cột A: (TH)
A
B
a. chăm chỉ
có vẻ mặt đẹp, sáng sủa, thông minh
b. khôi ngô
điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống
c. ao ước
Cố gắng làm một việc gì đó để thu được kết quả tốt
d. phúc đức
cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn
e. siêng năng
 1.Giải thích câu ca dao
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
2. Viết một đoạn văn ngắn từ (7-10 câu) nêu cảm nhận của em về quê hương.
Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
3. Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
4. 	 “Nếu là con chim, là chiếc lá
 Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không trả
 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
 (Tố Hữu- Một khúc ca xuân)
Em có suy nghĩ gì về quan điểm cho và nhận trong thời đại ngày nay?
5. Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_ngu_van_so_giao_duc_va_dao_tao_quang_nga.doc