Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình

Lễ hội Hoa Lư: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất “địa linh nhân kiệt”

 Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư-nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, cùng các nhân vật lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh-Tiền Lê.

 Lễ hội Hoa Lư lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân cố đô Hoa Lư. Theo đó, Lễ hội được thực hiện theo kịch bản lễ hội đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong Kế hoạch tổ chức Lễ hội cũng đã chỉ rõ quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; từ đó kêu gọi được sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội góp phần để Lễ hội thành công và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt trong cộng đồng dân cư.

 Lễ hội Hoa Lư năm 2018 dự kiến tổ chức song hành cùng Lễ kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) nhằm mục đích khẳng định vị trí, vai trò và giá trị lịch sử to lớn của sự kiện Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt. Từ đó, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động kỉ niệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ hội để quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế, những nét văn hóa đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Cố đô; từ đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, phát triển các hoạt động thương mại, du lịch, xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

doc 3 trang cucpham 1960
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình

Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
(SẢN PHẨM TẬP HUẤN CỦA SGD NINH BÌNH – ĐÀ NẰNG)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Lễ hội Hoa Lư: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất “địa linh nhân kiệt”
	Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư-nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, cùng các nhân vật lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh-Tiền Lê.
	Lễ hội Hoa Lư lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân cố đô Hoa Lư. Theo đó, Lễ hội được thực hiện theo kịch bản lễ hội đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong Kế hoạch tổ chức Lễ hội cũng đã chỉ rõ quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; từ đó kêu gọi được sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội góp phần để Lễ hội thành công và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt trong cộng đồng dân cư. 
	Lễ hội Hoa Lư năm 2018 dự kiến tổ chức song hành cùng Lễ kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) nhằm mục đích khẳng định vị trí, vai trò và giá trị lịch sử to lớn của sự kiện Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt. Từ đó, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động kỉ niệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ hội để quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế, những nét văn hóa đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Cố đô; từ đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, phát triển các hoạt động thương mại, du lịch, xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.
	Hạnh Chi (Theo gia-tri-van-hoa-lich-su-vung-dat-dia-linh-nhan-kiet-2018)
Câu 1: Lễ hội Hoa Lư được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
Từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch.
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Ba âm lịch.
Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Ba âm lịch.
Từ ngày 13 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch.
Câu 2: Nối cột A với nội dung nghĩa tương ứng ở cột B cho phù hợp.
A
B
Địa linh nhân kiệt
Kinh đô cũ
Cố đô
Mảnh đất linh thiêng, sinh ra vua chúa.
Đại Cồ Việt
Mảnh đất linh thiêng sinh người hiền tài, kiệt xuất
Nước Việt lớn
 Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống () để hoàn chỉnh câu văn sau:
Theo sử sách ghi lại, mùa xuân năm Mậu Thìn 968, cách đây 1050 năm, trên mảnh đất Trường Yên, () đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thống nhất () sứ quân lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, chọn Hoa Lư làm Kinh đô, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là (), mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
Câu 4: Tại sao chúng ta cần kết hợp tổ chức phần Lễ và phần Hội trong Lễ hội Hoa Lư?
 Góp phần tái hiện lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống quê hương..
Đ
S
 Tạo nét văn hóa tâm linh, làm nên không khí Lễ hội linh thiêng, ý nghĩa.
Đ
S
Tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, từ đó quảng bá tiềm năng kinh tế của địa phương
Đ
S
Tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương khi tổ chức lễ hội
Đ
S
Câu 5: Việc sử dụng văn thuyết minh trong ngữ liệu trên có tác dụng gì?
 Cung cấp thông tin chính xác, khoa học về Lễ hội Hoa Lư. 
Đ
S
 Giúp cho việc tái hiện Lễ hội Hoa Lư thêm sinh động, hấp dẫn.
Đ
S
 Giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử và tiến trình của lễ hội.
Đ
S
Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết về lễ hội Hoa Lư
Đ
S
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 
Đáp án đúng: Đáp án B. Từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
Những đáp án nhiễu: 
Đáp án A. Từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 Âm lịch: Lễ hội chùa Bái Đính
 Đáp án C. Từ mùng 14 đến mùng 16 tháng 3 Âm lịch: Lễ hội đền Thái Vi
 Đáp án D. Từ mùng 13 đến mùng 14 tháng giêng Âm lịch: Lễ hội báo bản (Nộn Khê)
Câu 2: Nối các ý ở cột A với cột B:
A
B
Địa linh nhân kiệt
Mảnh đất linh thiêng sinh người hiền tài, kiệt xuất
Cố đô
Kinh đô cũ
Đại Cồ Việt
Nước Việt lớn
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống () trong câu văn sau:
Theo sử sách ghi lại, mùa xuân năm Mậu Thìn 968, cách đây 1050 năm, trên mảnh đất Trường Yên, (Đinh Bộ Lĩnh) đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thống nhất (12) sứ quân-lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, chọn Hoa Lư làm Kinh đô, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là (Thái Bình), mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
Câu 4: Tại sao chúng ta cần kết hợp tổ chức phần Lễ và phần Hội trong Lễ hội Hoa Lư?
 Góp phần tái hiện lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống quê hương..
Đ
S
 Tạo nét văn hóa tâm linh, làm nên không khí Lễ hội linh thiêng, ý nghĩa.
Đ
S
Tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương khi tổ chức lễ hội
Đ
S
Tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, từ đó quảng bá tiềm năng kinh tế của địa phương
Đ
S
Câu 5: Sử dụng thể văn thuyết minh trong ngữ liệu trên có tác dụng gì?
 Cung cấp thông tin chính xác, khoa học về Lễ hội Hoa Lư. 
Đ
S
 Giúp Lễ hội Hoa Lư sinh động, hấp dẫn.
Đ
S
 Giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử và tiến trình lễ hội.
Đ
S
Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết về lễ hội Hoa Lư
Đ
S

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_khach_quan_ngu_van_lop_9_so_giao_duc_va.doc