Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Văn tự sự

1. 6 yếu tố của văn tự sự

-Nhân vật, địa điểm, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết thúc

Sử sụng kết hợp: kể+tả+bộc lộ cảm xúc

 Đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự

VD:

-Bộc lộ cảm xúc: sử dụng các từ ngữ cảm thán: chao ôi, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, biết bao nhiêu , sử dụng câu hỏi tu từ

-Đưa yếu tố nghị luận:

VD: Lòng nhân ái: Tất cả rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi. Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao mẹ luôn nhắc nhở tôi phải luôn biết sống yêu thương nhân ái, quan tâm đến mọi người xung quanh và mẹ luôn nói “Cho đi là còn mãi”

2.Kết hợp: +đối thoại (hai nhân vật trò chuyện cùng nhau-dẫn trực tiếp)

VD: Lan hỏi tôi:

-Sao cậu đến lớp muộn thế?

Tôi trả lời:

-Tớ vừa chứng kiến một câu chuyện rất cảm động, một câu chuyện về lòng hiếu thảo và tớ phải giúp một cô bé đáng thương cậu ạ! Vì vậy mà tớ đã đến lớp muộn.

 +độc thoại nội tâm (nhân vật tự nói với chính mình, bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, cảm nghĩ, nội tâm của mình như: thầm nghĩ, tự hỏi lòng mình, tự nhủ, tự hứa, tự nói với chính mình, tự dặn lòng .)

VD: Tôi thầm nghĩ cô bé đáng thương quá, mình cần giúp đỡ cho cô bé

 

docx 7 trang cucpham 01/08/2022 1820
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Văn tự sự

Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Văn tự sự
 VĂN TỰ SỰ
I.LƯU Ý:
1. 6 yếu tố của văn tự sự
-Nhân vật, địa điểm, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết thúc
Sử sụng kết hợp: kể+tả+bộc lộ cảm xúc
 Đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự
VD: 
-Bộc lộ cảm xúc: sử dụng các từ ngữ cảm thán: chao ôi, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, biết bao nhiêu, sử dụng câu hỏi tu từ
-Đưa yếu tố nghị luận:
VD: Lòng nhân ái: Tất cả rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi. Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao mẹ luôn nhắc nhở tôi phải luôn biết sống yêu thương nhân ái, quan tâm đến mọi người xung quanh và mẹ luôn nói “Cho đi là còn mãi”
2.Kết hợp: +đối thoại (hai nhân vật trò chuyện cùng nhau-dẫn trực tiếp)
VD: Lan hỏi tôi:
-Sao cậu đến lớp muộn thế?
Tôi trả lời:
-Tớ vừa chứng kiến một câu chuyện rất cảm động, một câu chuyện về lòng hiếu thảo và tớ phải giúp một cô bé đáng thương cậu ạ! Vì vậy mà tớ đã đến lớp muộn.
 +độc thoại nội tâm (nhân vật tự nói với chính mình, bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, cảm nghĩ, nội tâm của mình như: thầm nghĩ, tự hỏi lòng mình, tự nhủ, tự hứa, tự nói với chính mình, tự dặn lòng.)
VD: Tôi thầm nghĩ cô bé đáng thương quá, mình cần giúp đỡ cho cô bé
3. Chú ý yêu cầu:
-Chứng kiến: Sử dụng ngôi kể thứ 3, kể lại câu chuyện 1 cách khách quan, có thể đưa bình luận, nhận xét, suy nghĩ về nhân vật, sự việc, gọi nhân vật bằng tên.
-Tham gia vào câu chuyện: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, mình là một nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự việc mình từng trải qua, thể hiện cảm xúc chân thật của chính mình, người kể xưng “tôi”
4.Cách mở bài, kết bài:
a.Mở bài
-Mở bài bằng một âm thanh:
VD: Chiều nay, nghe cô Tư hàng hàng xóm cất tiếng hát ru con: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương? em lại hình dung ra bóng dáng người mẹ dịu hiền của em. Mẹ em đó, người đã mang nặng đẻ đau, đã chịu bao vất vả để nuôi em khôn lớn. Và em chợt nhớ đến một kỉ niệm về mẹ, một kỉ niệm đã để lại trong em bao cảm xúc khó quên.
-Mở bài bằng một lời nói
VD: Mai ơi đi học không? Đó là câu nói quen thuộc của Hằng, người bạn thân của em. Ngày nào cô ấy cũng sang gọi em đi học. Và chúng em đã có những kỉ niệm tình bạn không thể nào quên.
-Mở bài bằng một câu thơ/ ca dao/một câu hát
VD: 
 “Có gì đẹp trên đời hơn thế
 Người với người sống để yêu nhau”
 Câu thơ đưa tôi vào những dòng suy nghĩ về lẽ sống của đời người khiến tôi chợt nhớ về một câu chuyện xúc động. Đó là câu chuyện về tình người giữa cuộc sống với bao bộn bề lo toan.
 b.Kết bài: 
-Cảm nghĩ của em về câu chuyện/về người được kể/ về cách sống, ứng xử
-Lời hứa.
-Ước mong.
4.Đề bài: 
(1) Kể về một việc tốt
(2) Kể về một lần em mắc lỗi
(3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ
II.Luyện tập:
1.Dàn ý chung:
(1).Mở bài:
 -Giới thiệu khái quát về câu chuyện
 -Cảm nhận suy nghĩ của em về câu chuyện.
(2).Thân bài:
 -Sự việc bắt đầu: Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? Cảnh vật ra sao? Em đã làm gì? 
 Miêu tả cảnh vật và sự việc bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của em?
 -Sự việc phát triển: Em đã nghe gì, thấy gì? Có sử dụng yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc. Kể diễn biến của sự việc mà em đã nhìn thấy? Nhìn thấy cảnh tượng ấy em có suy nghĩ gì và em đã làm gì?
 -Sự việc cao trào: Sự việc phát triển tiếp tục như thế nào? Đưa yếu tố biểu cảm miêu tả và bộc lộ nội tâm.
 -Sự việc kết thúc: Câu chuyện được giải quyết như thế nào? Kết quả ra sao? Suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc ấy?
 (3).Kết bài: 
-Cảm nghĩ của em về câu chuyện
- Lời hứa, ước mong.
2.Các dạng đề:
Đề 1: Kể về một việc tốt
VD:
1.Người (biết mình sắp mất) hiến tặng bộ phận cơ thể cho người khác
2.Giúp đỡ cho đồng bão lũ lụt, gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn
3.Giúp người ăn xin, em bé đi lạc, người bị nạn giữa đường
4.Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn: quyên góp tiền giúp bạn khi gia đình bạn gặp nạn, tặng áo ấm, tặng sách vở, đồ dùng học tập, giảng bài cho bạn học yếu
 Đề (2) Kể về một lần em mắc lỗi
VD: 
1.Em có thái độ chưa đúng mực với thầy /cô, bố /mẹ hoặc người lớn tuổi.
2.Em nói dối với thầy /cô, bố /mẹ hoặc một người thân.
3.Bố/mẹ/ ông/ bà/người thân bị ốm, nhờ mua thuốc() mà em mải chơi khiến người ấy bị bệnh nguy kịch
4.Em theo đám bạn xấu bỏ học/chơi game/bỏ nhà đi bụikhiến bố/mẹ người thân lo lắng
5.Em trộm tiền của bố /mẹ/ người thân nạp tiền vào thẻ game/theo đám bạn xấu đi chơi, mua sắm, xem phim(hoàn cảnh gia đình khó khăn)
6. Em xem nhật kí của bạn/ hiểu lầm bạn giận bạn, oán trách bạn/ lấy trộm một kỉ vật của bạn
Đề (3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ
 1.Một chuyến về quê, trèo cây bị ngã/đi chơi bị lạc khiến người thân lo lắng đi tìm
 2.Đi tắm sông/biển/suốigặp nguy hiểm
 3.Một chuyến du lịch thú vị cùng gia đình, có kỉ niệm khó quên (gặp bạn mới/ phát hiện cảnh đẹp thú vị)
 4. Chọn một trong các đề (2) và gọi đó là kỉ niệm khó quên.
3.Một số dàn bài sơ lược tham khảo:
 ĐỀ 1: MỘT VIỆC TỐT
Dàn ý:
1.MB:
Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng có lần làm được việc tốt, em cũng vậy. Lần đó, em đã giúp đỡ quan tâm một cụ già ăn xin nghèo khó. Em kể lại câu chuyện với bố mẹ. Bố mẹ rất vui và khen em là người có tấm lòng nhân hậu.
2.TB
- Kể về hoàn cảnh trước khi xảy ra câu chuyện:
+ Trước đây em vốn là một đứa trẻ hồn nhiên vô tâm
- Kể hoàn cảnh xảy ra sự việc
Thời gian, địa điểm:
+ Sáng hôm ấy, là buổi sáng (miêu tả)
Sự việc mở đầu: Em ra tạp hóa mua hàng cho mẹ
Sự việc phát triển: Em thấy bà chủ cửa hàng xua đuổi bà lão ăn xin
Sự việc cao trào: Em thương bà lão, căm ghét bà chủ quán. Emu a bán và nước cho bà lão, biếu bà ít tiền
Sự việc kết thúc: Nhìn bà lão hòa vào dòng người, em thương cho nhứng người già neo đơn
3.KB:
-Em mong mọi người hãy quan tâm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương. 
-Mỗi chúng ta hãy sống yêu thương nhân hậu.
Đề 2: MỘT LẦN MẮC LỖI
1. Mở bài trực tiếp
- Em yêu quý tất cả mọi người trong gia đình nhưng người em yêu nhất là mẹ.
- Ngay từ những ngày em mới lọt lòng mẹ đã dành cho em tất cả tình yêu thương.
-Vậy mà có lần em đã khiến mẹ buồn, lần mắc lỗi ấy khiến em ân hận mãi.
2. Thân bài:
- Kể về sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho em
- Kể về tình cảm của em đối với mẹ
- Kỉ niệm đáng nhớ: Tuy rất yêu thương kính trọng mẹ nhưng cũng không ít lần em làm mẹ buồn.
- Kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
-Kể về việc em mắc lỗi với mẹ
-Thái độ tâm trạng của mẹ
-Suy nghĩ tâm trạng của em
-Em đã làm gì để chuộc lỗi với mẹ
3.KB
-Kỉ niệm ấy em không thể quên. 
-Em luôn tự nhắc mình ghi nhớ công ơn và tình yêu thương của mẹ
 -Và câu chuyện em có lỗi với mẹ ấy đã thành một kỉ niệm em luôn giữ mãi trong lòng. 
Hoặc: Em tự hứa
Đề 3 : Kể 1 kỉ niệm khiến em nhớ mãi.
1. MB
-Ai mà chẳng có một quê hương để thương, để nhớ
-Quê hương em, nơi em yêu tha thiết và là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ thuở thơ ấu của em.
- Ở nơi đó, em đã có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần cùng bạn đi tắm sông (suối). -- Kỉ niệm ấy đến bây giờ em vẫn không thể nào quên.
2.TB :
- Kể hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc :
+ Tình cảm của em đối với quê hương..
+ Kỉ niệm những ngày ở quê
-Kể sự việc :
 +Bắt đầu : Em cùng lũ bạn đi tắm sông
+Phát triển : Không biết bơi nhưng nghe lũ bạn rủ, em cũng ra tập bơi
+Cao trào : Em bị chuột rút, suýt chết đuối
 +Kết thúc : May qua, em được cứu và có kỉ niệm nhớ đời
3.KB :
-Kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, khó quên
-Em sẽ.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_tieng_viet_lop_9_van_tu_su.docx