Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn

1. (1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (5)Nhiều người yêu thích như vậy phải chăng “Truyện Kiều” nói mãi không cùng?

2. Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích. (2) Trước hết, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. (3) Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. (4) Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.

3. (1)Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (2)Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. (3)Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. (4)Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. (5)Bao nhiêu loài hoa, bấy nhiêu tiếng nói.

 

docx 12 trang cucpham 01/08/2022 1820
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn

Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn
	RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
Xác định câu chủ đề và cho biết các trình bày đoạn văn trong của mỗi đoạn văn sau:
	(1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (5)Nhiều người yêu thích như vậy phải chăng “Truyện Kiều” nói mãi không cùng? 
 	Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích. (2) Trước hết, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. (3) Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. (4) Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
 	(1)Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (2)Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. (3)Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. (4)Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. (5)Bao nhiêu loài hoa, bấy nhiêu tiếng nói. 
 	(1)Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là chất trữ tình. (2)Chất trữ tình ở đây được hiểu là những rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; có khả năng truyền những cảm xúc ấy đến người đọc. (3) Ở truyện ngắn này, chất trữ tình ấy toát ra từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già. (4)Đồng thời, chất thơ còn lãng mạn hơn khi nó thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống lao động thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc của anh thanh niên. (5)Trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn có những con người sống và làm việc mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. (6)Chính chất trữ tình ấy đã nâng cao cái đẹp cuộc sống và con người vượt lên trên sự khó khăn, gian khổ đồng thời nó cũng truyền cho người đọc niềm yêu mến và những rung cảm đẹp về cuộc sống con người ở Sa Pa. 
 	(1)Ngay ở phần đầu truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, tình yêu quê hương của ông Hai đã bộc lộ khá sâu sắc. (2)Ông Hai vốn là người gắn bó máu thịt với quê hương vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm mà ông Hai phải rời quê hương đi tản cư. (3)Ở đó, ông luôn đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá. (4)Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. (5)Ngày nào, ông cũng tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. (6)Nghe được nhiều tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, “ruột gan ông cứ múa cả lên”, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. (7)Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của quê hương. 
 	(1) „Không có kính .......trái tim” là khổ thơ cuối cùng của tác phẩm“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật(2) Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy bất ngờ thú vị. (3) Hai câu đầu, điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên ba lần thử thách khốc liệt. (4) Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng xe chứ không thể đè bẹp được ý chí của người chiến sĩ lái xe. (5) Toả sáng ngời cả đoạn thơ là hình ảnh hoán dụ “trái tim” - cội nguồn sức mạnh người lính. (6) Trái tim yêu thương, trái tim can trường đã trở thành nhãn tự toàn bài, cô đúc ý, hội tụ vẻ đẹp người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. (7) Trái tim ấy toả sáng mãi đến mai sau khiến ta không thể quên được một thế hệ thời chống Mĩ oanh liệt. Như vậy là chỉ có bốn câu thơ thôi, Phạm Tiến Duật đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. 
 	(1)Trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã miêu tả rất chân thực và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. (2) Đang rất phấn chấn vì biết được nhiều tin chiến thắng của quân dân ta thì ông Hai nghe được tin dữ - làng chợ Dầu của ông theo giặc. (3)Ông sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. (4)Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh, day dứt cả tâm hồn, nghe tiếng chửi bọn “Việt gian”, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. (5)Về đến nhà nhìn đàn con, nghĩ chúng rồi sẽ bị hắt hủi khinh bỉ mà ông ứa nước mắt. (6)Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật, những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn về làng hay ở lại. (9)Tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông và ông đã quyết định: “Không thể được! Làng thì yêu thực, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. (10)Như vậy, đối với người nông dân thuần phác ấy, tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê. (11)Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc, nhưng trong cõi thẳm sâu của mình, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến. (12)Ông bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu” đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ Chí Minh”. (13)Phải chăng trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê và luôn thủy chung với kháng chiến, cách mạng? Tình yêu làng và lòng yêu nước của người nông dân ấy sâu nặng và thiêng liêng biết bao! 
 	Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một người yêu nghề, say mê công việc. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu với nhiệm vụ cụ thể là đo gió, đo mưa, tính nắng, tính mây, đo sự chấn động của vỏ trái đất. Anh làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, nơi chỉ có cây cỏ và sương mù bao phủ quanh năm. Công việc anh làm gian khổ, thầm lặng nhưng có ý nghĩa giúp dự báo thời tiết để nhân dân ta sản xuất và chiến đấu. Có lẽ phải là người yêu nghề, say mê với công việc lắm, anh mới trụ vững ở đỉnh Yên Sơn, mới chiến thắng được sự cô đơn một mình. Đam mê với công việc nên anh tìm thấy niềm vui trong công việc. “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao có thể gọi là một mình được”. Thật là cảm động khi anh tâm sự với ông họa sĩ “Công việc gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi, cháu buồn chết đi được”. Suy nghĩ của anh thật đẹp biết bao!
 	Nhận xét về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, sách bình giảng văn học 9 có viết: “Có lẽ chưa có ai trên đời lại đi khoe cái sự “Tây nó đốt nhà tôi, đốt nhẵn” một cách hả hê, sung sướng thật sự như ông”. (2) Mới đọc, ta cứ ngỡ tưởng đó là chuyện vô lí, không thể có. (3) Nhưng lật giở từng trang sách, đi sâu tìm hiểu phân tích tâm lí nhân vật ông Hai, ta càng hiểu hơn về tấm lòng của ông với cụ Hồ, với kháng chiến. (4) Ông làm như vậy bởi lẽ việc nhà ông bị đốt nhẵn đã giải oan cho ông, đưa ông thoát khỏi những ngày đen tối trong cuộc đời. (5) Tuy tài sản cả đời của ông bị phá huỷ nhưng nó làm sao sánh được với danh dự làng chợ Dầu được khôi phục. (6) Làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu quý lại trở về là làng yêu nước, làng kháng chiến. (7) Niềm vui ấy to lớn biết chừng nào! (8) Ông Hai lại có thể đi khoe làng với lòng tự hào về ngôi làng thân thương của mình. (9) Để cho nhân vật có những việc làm như vậy, Kim Lân đã thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu nước và sự đổi thay trong nhận thức của người nông dân với cách mạng với kháng chiến.
 	(1)Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc. (2) Mỗi hình ảnh trong đoạn trích là một ẩn dụ cho tâm trạng Thuý Kiều. (3) Hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, bàng bạc khói sóng và cánh buồm lẻ loi đơn độc giữa biển nước mênh mông đã nhóm lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Thuý Kiều. (4) Trong gió cuốn, từng lớp sóng ào ạt xô, nàng như khắc khoải tiếng than thở cho số phận trôi nổi lênh đênh như cảnh hoa vô định: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. (5) Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” hay chính tâm trạng Thuý Kiều buồn rầu, bi thương, đau khổ khi hình dung ra rồi tương lai mình cũng sẽ mờ mịt, khôngphương hướng? (6) Trước mặt nàng là cả một thiên nhiên dữ dội với “sóng cuốn mặt duyềnh”, với “ầm ầm tiếng sóng” như dự báo trước những tai họa đang rình rập. (7) Nguyễn Du đã có dụng ý khi điệp lại “buồn trông” trước mỗi câu. (8) Nó đã diễn tả nỗi buồn dằng dặc, triền miên như những lớp sóng trào đang dồn dập, tới tấp xô đến cuộc đời Kiều. (9) Đoạn thơ như dự báo về một chuỗi ngày khủng khiếp đau thương đang chờ đợi nàng ở phía trước. 
 	Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. (2) Đó là sự xuất hiện của ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét. (3)Qua lời kể của anh thanh niên ta thấy một ông kĩ sư nông nghiệp, hàng ngày hàng ngày ngồi trong vườn, chăm chú quan sát cách lấy mật của ong để tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, để tạo ra giống su hào có củ to và ngọt hơn cho nhân dân miền Bắc. (4) Cả cuộc đời ông gắn bó, say mê với công việc, nay đầu đã hai thứ tóc mà vẫn hăng say. (5) Còn anh cán bộ nghiên cứu sét thì 11 năm ròng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét để lập bản đồ sét, tìm tài nguyên cho đất nước. (6) Anh đã hi sinh cả tuổi trẻ và hạnh phúc riêng tư cho công việc. (7) Họ cùng anh thanh niên tạo thành thế giới những con người miệt mài lao động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. (10) Thật đáng trân trọng biết bao những con người ngày đêm làm việc cống hiến hết mình cho đất nước! (11) Họ là những tấm gươ ... tới tấp xô đến cuộc đời Kiều. (9) Đoạn thơ như dự báo về một chuỗi ngày khủng khiếp đau thương đang chờ đợi nàng ở phía trước. ->ĐOạn diễn dịch
 	Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. (2) Đó là sự xuất hiện của ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét. (3)Qua lời kể của anh thanh niên ta thấy một ông kĩ sư nông nghiệp, hàng ngày hàng ngày ngồi trong vườn, chăm chú quan sát cách lấy mật của ong để tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, để tạo ra giống su hào có củ to và ngọt hơn cho nhân dân miền Bắc. (4) Cả cuộc đời ông gắn bó, say mê với công việc, nay đầu đã hai thứ tóc mà vẫn hăng say. (5) Còn anh cán bộ nghiên cứu sét thì 11 năm ròng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét để lập bản đồ sét, tìm tài nguyên cho đất nước. (6) Anh đã hi sinh cả tuổi trẻ và hạnh phúc riêng tư cho công việc. (7) Họ cùng anh thanh niên tạo thành thế giới những con người miệt mài lao động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. (10) Thật đáng trân trọng biết bao những con người ngày đêm làm việc cống hiến hết mình cho đất nước! (11) Họ là những tấm gương về lí tưởng và cách sống cao đẹp, đầy hi sinh. . ->ĐOạn quy nạp
 	Nhưng lão Hạc và anh con trai không thể nào thay đổi được kiếp nghèo. Hết hạn một công- ta, anh con trai „xin tăng thêm một hạn nữa”, rồi suốt cả một năm „chẳng có giấy má”, thư từ gì cho lão Hạc. Lão Hạc muốn sống vì con, sống cho con nhưng kiếp nghèo không buông tha cho lão, tiếp tục giáng lên đầu lão những đòn chí mạng. Sau một trận ốm, lão hóa trắng tay. Hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh vì bão. Làm thuê để kiếm ăn thì trận ốm đã làm lão „yếu người đi ghê lắm”. Làng lão lại mất vé sợi, có tí việc nhẹ nào đàn bà tranh nhau làm hết rồi. Lão Hạc thành ra không có việc. „Thóc cao gạo kém, sức cùng lực kiệt, lão Hạc cảm thấy cùng đường”. --> Đoạn diễn dịch
 	Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã thể hiện tài năng trong việc khắc họa tâm lí nhận vật ông Hai. Tác giả đặt ông Hai vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Đồng thời, nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ,... đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ nhà văn am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ... Ngôn ngữ của ông Hai mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân (“Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?; Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!,...”). Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba). Có thể nói, ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động. --> Đoạn diễn dịch
 	"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị và uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời đại lịch sử".--> Đoạn diễn dịch
 	"Truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể rằng : có một chàng trai một mình một bóng trên đỉnh núi cao kia, nơi đặt một trạm quan sát khí tượng. Công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm cho trung tâm biết. Trên mảnh đất Sa Pa ấy, theo lời anh kể, còn có một nhà khoa học làm bản đồ sét cho đất nước, mười năm không một ngày xa rời cơ quan, sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Và một ồng kĩ sư già ngày ngày âm thầm, kiên nhẫn ngồi ở vườn su hào nghiên cứu cách ong thụ phấn để tìm ra kĩ thuật thụ phấn nhân tạo cho những mùa su hào bội thu. Không thể coi Sa Pa với những con người như thế là lặng lẽ được, cái lặng lẽ bề ngoài ấy chỉ giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những con người lao động hết lòng vì đất nước".. ->ĐOạn quy nạp
 	"Mùa thu câu cá” là một bức tranh thanh đạm, đời xưa nói là theo kiểu thuỷ mặc. Cảnh vật đơn sơ, chỉ mấy nét. Một cái ao, một khung trời, mấy lối đi vào xóm, chiếc thuyền câu và người câu. Màu sắc thanh nhã : biếc nước, xanh trời và vàng lá hài hoà không gay gắt. Cử động ít ỏi, tiết kiệm : sóng gợn tí, lá rơi vội, người tựa gối, cá đớp mồi, mây chỉ lơ lửng. Đặc biệt, cảnh vật đều như lắng vào mình : ao thì lạnh lẽo, nước thì trong veo, thuyền thì tẻo teo, sóng biếc, lá vàng, mây lửng lơ, trời thì xanh ngắt, ngõ thì quanh co, khách thì vắng teo, chờ thì lâu chẳng được, cá thì đớp dưới chân bèo. Tất cả nhẹ đi, nhỏ đi một cách lạ lùng. Khoảnh khắc mùa thu được con người cảm nhận bằng sự tinh nhạy của tâm hồn và vẽ bằng lời thơ hồn nhiên, tươi mát thành bức tranh giản dị, thanh tú, hết sức gần gũi, quen thuộc với đồng quê. Cho nên, không lạ gì bài thơ đã có sức đi vào tâm hồn mọi người, mọi lứa tuổi một cách nhẹ nhàng".
 	"Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận điên đảo vì cờ bạc là một cách ãn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành công nợ, dẫn đến phải đi ăn mày ăn xin, ăn trộm ăn cắp, làm những điều hèn hạ xấu xa. Đã chơi cờ bạc thì còn danh giá gì ! Dẫu ông gì bà gì mà đã ngồi vào đám bạc, thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là con bạc, đồ cờ bạc. Bởi thế cho nên ta phải giữ gìn, đừng có để lây thói xấu".--> Đoạn diễn dịch
 	Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Nếu Lạng Sơn - nơi biên giới phía Bắc - hấp dẫn người ta bởi "có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" thì kinh thành Thăng Long - noi phồn hoa đô hội - lại có sức lôi cuốn bởi "phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ". Ca dao đưa chúng ta theo: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ" để đến với Huế đẹp và thơ, đắm mình trong đêm "Lờ đờ bóng ngả trảng chênh" với "Giọng hò xa vọng thắm tình nước non". Rồi xa nữa, là "Nhà Bè nước chảy chia hai - Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về". Có thể nói đất nước ta hiện lên qua những vần ca dao thân thuộc, đâu đâu cũng đẹp, mỗi miền có một vẻ đẹp riêng biệt, kì thú. ->Đoạn T-_p-H
 	Cả bài thơ là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Có hai người hát ru em bé trong bài thơ này. Người thứ nhất là tác giả. Bảy dòng đầu là lời nhà thơ nói với em. Em cu Tai còn nhỏ quá, em đang ngon giấc trong chiếc địu, trên tấm lưng ấm mềm của mẹ. Em chưa biết những gì đang diễn ra xung quanh và nhà thơ đã kể cho em nghe về điều đó : mẹ giã gạo, mẹ đi trỉa bắp, mẹ nuôi bộ đội, ưiồ hôi mẹ rơi,... Đó là những việc làm bình thường của mẹ trong những năm tháng chống Mĩ. Người thứ hai ru em là mẹ. Tinh thương và ước mơ của mẹ được gửi vào lời ru sâu sắc, ân tình : "mai sau con lớn, vung chày lún sân... con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần"... Những lời thơ được diễn đạt theo cách nghĩ, cách nhìn của người mẹ Tà-ôi, nên nhẹ nhàng và thấm thìa biết bao.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài “bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã “ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men (“Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà vh tòan thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng troing bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính. ->Đoạn T-_p-H
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta nói riêng, nhân dân Đông Dương nói chung trong văn bản "Thuế máu". “Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là “nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích “khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình. ->Đoạn T-_p-H

File đính kèm:

  • docxbai_tap_tieng_viet_lop_8_ren_ki_nang_viet_doan_van.docx