Bài tập Những thành tựu trong hợp tác an ninh, chính trị của tổ chức ASEM trong 40 năm qua

Ngày 8/8 năm nay ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á bước sang tuổi 40 (1967 - 2007) cái tuổi "tứ thập nhi bất " hoặc theo quan niệm của người Trung Quốc xưa - 40 năm qua ASEAN đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng do những nỗ lực phấn đấu của Chính phủ và nhân dân 10 nước Đông Nam Á. Đến nay ASEAN trở thành một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, phát triển năng động phồn thịnh cùng chia sẻ những giá trị tinh thần, bản sắc văn hoá thống nhất trong đa dạng.

 Nhân dịp này chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường phát triển đã qua của ASEAN, rút ra những kinh nghiệm để cùng hướng tới tương lai "tầm nhìn 2020" và xã hơn nữa. Tôi muốn điểm lại những thành tựu ASEAN đã đạt được trên lĩnh vực An ninh - chính trị.

 ASEAN ra đời ngày 8/8/1967 trong bối cảnh chiến tranh lạnh căng thẳng hai hệ thống Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu đang chạy đua vũ tranh giành ảnh hưởng. Khu vực Đông Nam Á trở thành vũ đài đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị thế giới. Trong đó Việt Nam bị biến thành tiền đồn của hai phe. Chiến tranh Việt Nam leo thang đến cực điểm, trở thành cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh nóng quy mô lớn nhất kể từ sau đại chiến thế giới II. Trước sau lôi cuốn 10 nước vào vòng chiến.

 

doc 12 trang cucpham 23/07/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Những thành tựu trong hợp tác an ninh, chính trị của tổ chức ASEM trong 40 năm qua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Những thành tựu trong hợp tác an ninh, chính trị của tổ chức ASEM trong 40 năm qua

Bài tập Những thành tựu trong hợp tác an ninh, chính trị của tổ chức ASEM trong 40 năm qua
Họ và tên: 	Đậu Thị Nga
Lớp:	Cao học 14 - Sử Thế Giới
Bài điều kiện chuyên đề:
Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEM) và quan hệ
Việt Nam - ASEM.
Đề bài: Những thành tựu trong hợp tác An ninh - chính trị của 
 tổ chức ASEM trong 40 năm qua.
Bài làm
Ngày 8/8 năm nay ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam á bước sang tuổi 40 (1967 - 2007) cái tuổi "tứ thập nhi bất " hoặc theo quan niệm của người Trung Quốc xưa - 40 năm qua ASEAN đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng do những nỗ lực phấn đấu của Chính phủ và nhân dân 10 nước Đông Nam á. Đến nay ASEAN trở thành một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, phát triển năng động phồn thịnh cùng chia sẻ những giá trị tinh thần, bản sắc văn hoá thống nhất trong đa dạng.
	Nhân dịp này chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường phát triển đã qua của ASEAN, rút ra những kinh nghiệm để cùng hướng tới tương lai "tầm nhìn 2020" và xã hơn nữa. Tôi muốn điểm lại những thành tựu ASEAN đã đạt được trên lĩnh vực An ninh - chính trị.
	ASEAN ra đời ngày 8/8/1967 trong bối cảnh chiến tranh lạnh căng thẳng hai hệ thống Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu đang chạy đua vũ tranh giành ảnh hưởng. Khu vực Đông Nam á trở thành vũ đài đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị thế giới. Trong đó Việt Nam bị biến thành tiền đồn của hai phe. Chiến tranh Việt Nam leo thang đến cực điểm, trở thành cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh nóng quy mô lớn nhất kể từ sau đại chiến thế giới II. Trước sau lôi cuốn 10 nước vào vòng chiến.
	Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ nhất từ nửa sau thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều tổ chức khu vực ở các châu lục khác nhau. Tổ chức các nước Trung Mỹ OCAS 1963),  và hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - ASEM (1967) ra đời cũng là một trong những tổ chức như thế.
	Đây vừa là xu thế của thời đại, vừa là ước muốn của các dân tộc trong từng khu vực. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, không phải tổ chức nào cũng đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, gặt hái được nhiều thành tựu. Nhìn lại các tổ chức khu vực từ khi ra đời cho đến nay, thành công khá toàn diện là Liên minh châu Âu - EU, sau EU là ASEAN.
	Đối với ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, hợp tác an ninh - chính trị và hợp tác văn hoá - giáo dục  thì lĩnh vực hợp tác an ninh - chính trị đạt được thành tựu rực rỡ nhất, nổi trội nhất. Thành tựu về an ninh - chính trị không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân khu vực mà còn cho cả nhiều nước ngoài khu vực và những thành tựu ấy được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
1. Ngay trong tuyên bố Bangkok về việc thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (1967) đã toát lên mục tiêu của tổ chức này là giúp các nước trong khu vực hiểu nhau và đoàn kết hơn để đối phó những thách thức bên ngoài. Thực tế cho thấy, "sự ra đời của ASEAN báo hiệu một thời kỳ trong quan hệ của các nước thành viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giải quyết thoả đáng các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ khối và ngăn chặn các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài, góp phần duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực". Trong 40 năm qua trên một mức độ nhất định về hợp tác an ninh - chính trị, ASEAN đã thực hiện đúng mục tiêu và chức năng của mình.
	Trong thời kỳ 1967 đến năm 1975, tình hình quốc tế và khu vực có những biến chuyển quan trọng: 1/1968 Anh tuyên bố rút ra khỏi Đông Nam á; Mỹ xuống thang trong chiến tranh Việt Nam và từ 6/1969, quân Mỹ bắt đầu rút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết với các nước châu á; trong khi ấy nội bộ một số Đông Nam á trở nên phức tạp ( xung đột sắc tộc ở Malaixia 1969, phong trào ly khai ở Minđanao - Philippin, cuộc chiến tranh vũ trang của những người cộng sản ở Inđônêxia, ).
	Để đối phó với tình hình trên, hoạt động của ASEAN trong thời kỳ này mang đậm tính chất chính trị, giảm bớt mâu thuẫn và nghi kỵ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, để tạo cơ sở cho sự hiểu biết và hợp tác với nhau. Thử nghiệm đầu tiên là ASEAN đã giải quyết những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa các nước thành viên. Ví dụ: năm 1968 ASEAN thành công trong việc xử lý tranh chấp vùng Sabar giữa hai nước Malaixia và Philippin. Hai nước này đã thống nhất một số điểm. Chấp nhận chia đôi vùng Sabar. Đây là thành tựu mở đầu của ASEAN. Cũng từ đó, ASEAN luôn đóng vai trò trọng tài tích cực giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. 
	Từ năm 1970, ASEAN có những hoạt động tích cực để hàn gắn những tác động tích cực từ bên ngoài, từ đó tạo ra những điều kiện có lợi cho mình. Theo các đánh giá của chuyên gia nghiên cứu, trong thời kỳ này, ASEAN bắt đầu học cách điều hoà, cân bằng một cách tối ưu nhất các vấn đề trong hệ thống quan hệ khu vực và quốc tế, trong quan hệ với các cường quốc cũng như với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Sự kiện quan trong là năm 1971 ASEAN, đưa ra tuyên bố Đông Nam á là một "Khu vực hoà bình, tự do và trung lập ( zone of peace Ereedon and Neutrality - ZOPFAN), không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực". Đây là hành động hợp tác chính trị tiêu biểu của các nước ASEAN, thể hiện được ý thức tự cường của các quốc gia trong khu vực, nhằm hạn chế sự dính líu của các cường quốc bên ngoài. Đồng thời thể hiện lập trường trung lập hoá và mong muốn thoát khỏi sự ràng buốc vào các khối liên minh quân sự của các thành viên ASEAN trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Bên ngoài khu vực đánh giá cao hành động này của ASEAN. "Các cường quốc bên ngoài" mà tuyên bố nhắc đến trong đó có Mỹ. Hơn nữa, nói đến Đông Nam á thành khu vực là khu vực hoà bình, (không có xung đột) - tư tưởng này không có lợi cho Mỹ và Mỹ đang dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Do vậy trong giai đoạn đầu, Mỹ không mặn mà và thừa nhận ASEAN.
	Tư tưởng ZOPFAN cũng đã thể hiện đặc trưng của ASEAN là muốn giải quyết các vấn đề khu vực bằng lực lượng bên trong của mình chứ không phụ thuộc vào bên ngoài.
	Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1975. Sự kiện này đã tác động lớn khu vực. Các nước ASEAN đã chủ động cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương và chuẩn bị đưa ra một cơ chế hoạt động mới nhằm thức đẩy quá trình liên kết khu vực, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976 là nước quan trong, đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực an ninh - chính trị. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam á ( Treaty of Amyti and Cooperation in southeast Asia - TAC) thường được gọi là hiệp ước Bali và tuyên bố hoà hợp ASEAN (Declaration of ASEAN concord). Hai văn kiện đã thể hiện tiêu chí và mục đích cao nhất của ASEAN là đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực. Đồng thời đặt nền tảng cho một nền hoà bình lâu dài ở khu vực, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hoà bình.
	Trong các văn kiện ở Bali, người ta thấy các vấn đề mà ASEAN đặt ra là toàn diện: Từ kinh tế - văn hoá - xã hội. Những vấn đề an ninh - chính trị vẫn được các nước hội viên quan tâm đặc biệt đưa nó lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Các văn kiện Bali đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức nhạy cảm của ASEAN trước những biến đổi tình hình khu vực. Đồng thời nó cũng là tín hiệu là lời mời gọi cũng như điều kiện gia nhập ASEAN đối với các nước còn lại trong khu vực.
	Trong những năm 1980 - 1990 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới không ổn định và vấn đề vũ khí hạt nhân cộng đồng quốc tế còn ngại về vấn đề hạt nhân ở Iran, ở CHDCND Triều Tiên. Nhưng ở Đông Nam á các nước ASEAN đã cam kết và đưa sáng kiến phấn đấu Đông Nam á là khu vực phi vũ khí hạt nhân. Tháng 12/1987, Hội nghị thượng đỉnh của lần thứ III của ASEAN tại Malaixia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khẳng định quyết tâm biến khu vực Đông Nam á thành khu vực phi vũ hạt nhân. Sau đó tháng 12/1995, trong Hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm ở Bangkok, các vị đứng đầu các nước thành viên đã ký hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân ASEAN F2. Sự kiện này là bước đi quan trọng trong việc thực hiện hoá tư tưởng ZOPFAN. Việc ký kết hiệp ước này chẳng những đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Đông Nam á , mà còn góp phần nâng cao uy tín của ASEAN về khả năng đề xuất và nâng cao các cam kết duy trì hoà bình, ổn định khu vực châu á - Thái Bình Dương và thế giới
	Từ năm 1979 - 1989, việc giải quyết các vấn đề Campuchia không còn là vấn đề của riêng các nước Đông Dương mà là vấn đề của khu vực và quốc tế. Hoạt động của ASEAN trong thời gian này hầu như tập trung vào vấn đề Campuchia. Trong nửa đầu những năm 80 của thế ky XX, quan điểm giải quyết các vấn đề của Campuchia trong các nước ASEAN bị phân hoá. Từ nửa sau thập niên 80 các nước ASEAN đã đi tới thống nhất về việc đề ra những giải pháp đối thoại để giải quyết vấn đề Campuchia. Mặc dù thành công trong việc tìm ra giải pháp hoá bình cho Campuchia là do các bên hữu quan quyết định, nhưng với tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN đã góp phần quan trọng cùng với Việt Nam tìm ra giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột ở Campuchia. Từ chỗ ASEAN đối đầu với Việt Nam trong vấn đề Campuchia đi đến chỗ đối thoại với nhóm nước Đông Dương mà đại diện là Việt Nam thông qua Indonesia với JIM - 1 (1988), JIM - 2 (1989) và JIM - 3 (1990) ở Giacacta. Với cố gắng của nhiều phía, cuối cùng vấn đề Campuchia được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Sau thành công này, dư luận quốc tế đánh giá cao vai trò, sáng kiến của ASEAN và ASEAN đã trở thành một tổ chức có uy tín trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.
	Cùng với việc phát triển các nước thành viên (từ ASEAN - 6 đến ASEAN - 10), ASEAN vẫn kiên trì và đẩy mạnh đối thoại, tìm ra những giải pháp hoà bình cho vấn đề khu vực. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, một loạt vấn đề đạt ra với các nước thành viên: Khắc phục những hậu qủa của cuộc khủng khoảng chính trị - tiền tệ (1997 -1998) trong khu vực, những thách thức của toàn cầu hoá, chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến ch ...  thảo, ý tưởng đã được chấp nhận xác định vai trò của ASC: ba vai trò cơ bản.
	Thứ nhất: Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhận thức về một cộng đồng an ninh đã ngày càng tăng giữa các nước thành viên ASEAN. Ngay trong tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967, các nước thành viên đã nói đến "Cộng đồng thịnh vượng và hoà bình giữa các quốc gia Đông Nam á" suốt gần 4 thập kỷ tồn tại và phát triển ASEAN luôn chứng tỏ rằng một cộng đồng an ninh đã tồn tại bằng thực tế là các quốc gia Đông Nam á bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị - văn hoá - xã hội, tốc độ phát triển, đã chung sống hoà bình với nhau, giải quyết các bất đồng, các nguy cơ xảy ra xung đột được loại bỏ, bằng phương cách ASEAN. Còn tầm nhìn ASEAN 2020 xác nhận ASEAN đã xây dựng một công đồng các quốc gia sống hoà bình với nhau và với thế giới.
	Thứ hai: Tìm kiếm an ninh toàn diện và bền vững là mục tiêu cơ bản phấn đấu của ASEAN, đồng thời ASEAN hiểu rõ " hoà bình - ổn định, thịnh vượng " là mục tiêu và lý do cơ bản để ASEAN tồn tại. Tạo điều kiện cho hợp tác ASin phát triển kinh tế buôn bán trong nội khối và bên ngoài.
	Thứ ba: Việc xây dựng một cộng đồng an ninh đã trở thành một nhu cầu cấp bách đối với ASEAN bước vào thế kỷ XXI. Hợp tác kinh tế nổi dần lên trọng tâm chiến lược. Tuy nhiên, phát triển kinh tế và tăng cường liên kết kinh tế lại cần một môi trường khu vực hoà bình và ổn định. Trong khi đó ASEAN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh - chính trị, do sự lớn mạnh của Trung Quốc, sức ép các nước Đông Bắc á đẩy mạnh hợp tác Đông á. Trong đó ASEAN sẽ tham gia với tư cách là các quốc gia riêng lẻ đã làm nhiều nước ASEAN lo ngại. Trong bối cảnh như vậy để đối phó với các thách thức và trở ngại về an ninh chính trị mới ASEAN có nhu cầu cấp bách phải củng cố đoàn kết, thúc đẩy hợp tác nội khối tạo thế vững mạnh trước khi bước vào khuôn khổ hợp tác rộng hơn. ASEAN phải có một cơ chế hợp tác mới, chặt chẽ hơn, manh mẽ hơn.
	Thách thức.
	Thách thức bắt nguồn từ bản chất của ASEAN: Thách thức bắt nguồn từ nội tại, bản chất của ASEAN, từ sự khác nhau về lợi ích quốc gia và tính toán chiến lược của các thành viên. Như đã biết ASEAN một hiệp hội hợp tác khu vực lỏng lẻo chứ không phải là một tổ chức siêu quốc gia. Các nước thành viên nhìn chung coi ASEAN là quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình nhưng chưa phải là ưu tiên cao nhất, vẫn đạt lợi ích quốc gia lên lợi ích khu vực. Coi ASEAN như là một phương tiện để củng cố nhà nước quốc gia - dân tộc - làm chỗ dựa để triển khai chiến lược khu vực, mở rộng quan hệ với bên ngoài và hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả. 
	Bản thân ASEAN hiện nay và trong vòng 5 đến 10 năm nữa vẫn là tập hợp thuộc loại trung bình và kém. Tính đa dạng về chế độ chính trị và chênh lệch về phát triển kinh tế hầu như chưa có gì thay đổi. Sự phức tạp trong tình hình nội bộ của một số nước ASEAN ( xung đột tôn giáo, ly khai dân tộc, tình trạng thiếu dân chủ và nhân quyền, lạm dụng quyền lực) cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau, tranh chấp chủ quyền, khai thác các nguồn lợi, khác nhau về quan điểm và lợi ích quốc gia trên các mặt. Đối với việc xây dựng chế độ an ninh là hết sức cần thiết.
	ASEAN trong hiện tại và trong tương lai vẫn còn lúng túng trong việc xác định mô hình phát triển và nguyên tắc chỉ đạo cho mình.
	Thách thức từ môi trường quốc tế đang chuyển đổi nhanh chóng, chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và thế giới cũng như quá trình toàn cầu hoá, cạnh tranh giành ưu thế địa chiến lược giữa các nước trước hết là Mỹ - Trung ở Đông Nam á và các vấn đề xuyên quốc gia khác và đang tạo ra cơ hội lẫn thách thức đối với liên kết ASEAN. Trong đó có xây dựng ASC.
	 Sự tái chạy đua vũ trang và đề cao sức mạnh quân sự cùng với sự gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên, khủng bố bạo lực và ly khai dân tộc trên quy mô toàn cầu, trong đó Đông Nam á là một trong những điểm khá nóng cũng góp phần làm cho tình hình khu vực trở nên phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực hợp tác đa phương trong ASEAN. Nhất là đối với các nước thành viên mới.
	Triển vọng.
	Trong tuyên bố hoà hợp ASEAN II, là ASC được lập ra để nâng hợp tác an ninh và chính trị ASEAN lên một tầm cao mới, đảm bảo các nước ASEAN chung sống hoà bình trên toàn thế giới trong môi trường cân bằng, dân chủ và hài hoà, nhằm phục vụ mục tiêu tổng quát là xây dựng ASEAN từ một hiệp hội trở thành một tổ chức (cộng đồng) hợp tác liên chính phủ chặt chẽ với mức độ liên kết cao và hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp lý của một bản hiến chương chung. Mục tiêu chiến lược của ASC được thể hiện rõ trong kế hoạch hành động ASIN (ASC, POA) là thông qua các mối quan hệ chặt chẽ giữa thực tiễn chính trị kinh tế xã hội của các nước thành viên nhằm tạo ra môi trường hoà bình và ổn định cho phát triển khu vực Đông Nam á, để từ đó các nước có cơ hội tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển một cách hài hoà và bền vững. Đây cũng là mục tiêu bao trùm được đưa ra trong tuyên bố Băngkok 1967 rằng các nước Đông Nam á có trách nhiệm tăng cường ổn định kinh tế - xã hội của khu vực và đảm bảo sự phát triển của các nước một cách hoà bình và tiến bộ, rằng các nước này quyết tâm bảo đảm sự ổn định và an ninh của mình "Không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào". 
	Tóm lại, thành tựu về hợp tác an ninh - chính trị của ASEM là rất lớn. Nó đã thành công trong việc tạo dựng một cơ cấu quan hệ ổn định giữa các nước thành viên để xử lý và kiềm chế mâu thuẫn. Thành công trong việc nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trong việc liên kết, lôi kéo được các nước lớn trên thế giới cùng đối thoại và hợp tác với mình, các quốc gia đã tìm ra được tiếng nói chung trong hàng loạt các vấn đề quốc tế và khu vực, giải quyết vấn đề quan hệ theo phương cách ứng xử của ASEM (ASEM Way). Trong quá trình phát triển của mình, ASEM đã phát huy được tính tự cường, độc lập, tự chủ, thể hiện qua việc giữ cân bằng các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn giữ các nước lớn để tạo thế cho mình.
2. Sự thành công của ASEM, trong nhiều lý do, người ta thấy ASEM được thành lập trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX ngày càng trở thành phức tạp. Cuộc chiến tranh Đông Dương đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới. Vào thời điểm này, Mỹ đang sa lầy vào cuộc chiến trang Đông Dương và sự ra đi của Mỹ là điều không tránh khỏi. Tình hình đó khiến cho một số nước Đông Nam á đứng về phía Mỹ phải tính toán lại chiến lược để đối phó với tình hình mới. Trong khi ấy, Liên Xô, Trung Quốc ngày càng có vai trò ở khu vực thông qua việc ủng hộ giúp đỡ một số Đảng cộng sản ở Đông Nam á đã làm cho một số nước trong khu vực lo ngại. Anh và Mỹ rút khỏi khu vực sẽ tạo nên một " khoảng trống quyền lực" các nước lớn khác ( Liên Xô, Trung Quốc) có thể vào lấp khoảng trống đó. Để ngăn chặn nguy cơ này, các nước Đông Nam á nhận thức rằng, tốt nhất là liên kết với nhau, dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực để có một tiếng nói chung đủ mạnh. Hơn nữa, vào những năm 60, tư tưởng chống cộng còn nặng nề trong giới lãnh đạo một số nước Đông Nam á. Họ cho rằng, cách mạng Đông Dương thắng lợi, chủ nghĩa cộng sản sẽ có cơ hội tràn sang các nước Đông Nam á khác. Bản thân các nước Đông Nam á cũng có những khó khăn về an ninh - chính trị, về phát triển kinh tế như xung đột tôn giáo, sắc tộc trong nước, tranh chấp lãnh thổ, nghi kị lẫn nhau.
	Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam á thấy cần phải liên minh với nhau tròn một tổ chức khu vực để đối phó với nguy cơ từ bên ngoài, để giải quyết những mâu thuẫn từ bên trong, nhằm duy trì sự ổn định an ninh - chính trị luôn được đẩy lên hàng đầu, được coi trọng. Thành tựu an ninh - chính trị, nổi trội hơn thành tựu kinh tế - thương mại và hợp tác văn hoá cũng là điều tất yếu, bản thân tình hình và mối quan hệ trong từng nước Đông Nam á và giữa các nước Đông Nam á với nhau cũng phức tạp. Đây là khu vực đa dân tộc, nhiều tôn giáo ( Đạo hồi với số lượng tín đồ lớn nhất thế giới, Đạo thiên chúa, Đạo phật, ấn Độ giáo,  cùng tồn tại ). Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo ngay trong một nước cũng trở nên phức tạp. Hơn nữa Đông Nam á từ sau 1945 xuất hiện hai nhóm nước đối lập nhau về chế độ xã hội và ý thức hệ: nhóm nước Xã hội chủ nghĩa và nhóm nước Tư bản chủ nghĩa. Sự phức tạp đó của tình hình đã khiến cho hai nước Đông Nam á trong quá trình phát triển của mình luôn đặt vấn đề an ninh - chính trị lên hàng đầu.
	Nếu so với các tổ chức khu vực trên thế giới, thì ASEAN được xếp ở cấp độ hai sau EU về tính hiệu quả và sự thành công. Điểm xuất phát liên kết của hai tổ chức này hoàn toàn khác nhau. Liên kết của EU ngay từ đâu là liên kết kinh tế. Đầu tiên là liên kết hai sản phẩm Than - Thép với sự ra đời của cộng đồng Than - Thép châu Âu - EU (1951), sau đó là sự ra đời của cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu - EU (1957). Đến 1967, ba tổ chức kinh tế trên hợp nhất với nhau tạo thành cộng đồng châu Âu - EC. Từ liên minh kinh tế, EU mở rộng sang liên minh về an ninh - chính trị và trở nên một liên minh đa diện hiệu quả.
	Ngược lại với EU, sự liên kết ASEAN lại bắt đầu từ lĩnh vực an ninh - chính trị, mặc dù mục tiêu kinh tế được đặt ra ngay từ đầu trung lập, suốt từ năm 1967 đến cuối những năm 1990, tình hình khu vực và quốc tế chi phối, nên vấn đề an ninh - chính trị luôn được ASEAN nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - thương mại, mặc dù được đẩy lên theo thời gian, nhưng thành tựu vẫn còn khiêm tốn. Cho đến nay, ASEAN - 10, tổ chức này mới đặt trọng tâm phát triển, hợp tác kinh tế, dù vậy ASEAN vẫn nhấn mạnh vấn đề an ninh - chính trị trong hoạt động của mình, coi đó là mục tiêu thường trực. Như thế, từ lĩnh vực chính trị - ASEAN mở rộng sang lĩnh vực kinh tế - thương mại và văn hoá - xã hội.
	 Những nguyên nhân trên đây chính là sự lý giải cho những thành tựu lớn lao về an ninh - chính trị trong suốt 40 năm tồn tại và phát triển của mình. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, sự hợp tác chính trị - kinh tế văn hoá - xã hội là hợp tác toàn diện để các thành viên cùng hướng tới một cộng đồng ASEAN.

File đính kèm:

  • docbai_tap_nhung_thanh_tuu_trong_hop_tac_an_ninh_chinh_tri_cua.doc