Bài tập Hợp tác ASEAN. Trung Quốc. Thành tựu. Triển vọng và những vấn đề đặt ra

Hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đang tồn tại 5 kênh đối thoại song phương cơ bản, đó là các cơ chế: Đối thoại chính trị cấp cao, Uỷ ban hợp tác hỗn hợp, Uỷ ban hoà hợp trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, Uỷ ban hợp tác hỗn hợp về khoa học - công nghệ và Uỷ ban ASEAN tại Bắc Kinh.

 Đối thoại chính trị cấp cao: cơ chế này được thiết lập từ năm 1995 trước khi Trung Quốc trở thành nước đối thoại đầy đủ của ASEAN và họp mỗi năm một lần. Cho đến nay đã diễn ra nhiều vòng đối thoại chính trị giữa các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc. Nội dung của các cuộc đối thoại chính trị giữa các quan chức cấp cao giữa hai bên thường là các vấn đề an ninh chính trị của khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Ví dụ như: vấn đề Đài Loan, khủng khoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Trung Đông, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia hoặc những vấn đề hợp tác giữa hai bên trên lĩnh vực an ninh như buôn lậu ma tuý, buôn bán người trái phép, nạn cướp biển, khủng bố trong khu vực, buô bán vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ thông tin .các nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm, xem xét khả năng giải quyết và có thể tiến tới ký kết các hiệp định chính thức về hợp tác song phương nhằm giải quyết các vấn đề này. Đối với chính trị gần đây nhất là cuộc gặp gỡ không chính thức giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại Trung Quốc. Ngày 21/6/2004, tại cuộc họp, các ngoại trưởng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và thế giới như giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vai trò của Liên Hợp quốc trong việc tái thiết Irắc sau chiến tranh, hợp tác Đông Á trong khuôn khổ ASEAN + 3 việc thực thi và tuân thủ tuyên bố về ứng xử Biển Đông. Việc thức đẩy quá trình đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc . Tại cuộc họp, Trung Quốc cũng bày tỏ thiện chí muốn tham gia ký kết hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (ASEAN WFZ) và ủng hộ các quốc gia ASEAN trong nỗ lực tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, cũng như trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN (ASC, AEC, ASCC). Phía Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến hội nhập ASEAN.

 

doc 10 trang cucpham 23/07/2022 8420
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hợp tác ASEAN. Trung Quốc. Thành tựu. Triển vọng và những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Hợp tác ASEAN. Trung Quốc. Thành tựu. Triển vọng và những vấn đề đặt ra

Bài tập Hợp tác ASEAN. Trung Quốc. Thành tựu. Triển vọng và những vấn đề đặt ra
Họ và tên: 	Đậu Thị Nga
Lớp:	Cao học 14 - Sử Thế Giới
Bài điều kiện chuyên đề:
Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEM) và quan hệ
Việt Nam - ASEM.
Câu hỏi:	Hợp tác ASEAN - Trung Quốc - Thành tựu - Triển vọng 
	và những vấn đề đặt ra.
	Hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đang tồn tại 5 kênh đối thoại song phương cơ bản, đó là các cơ chế: Đối thoại chính trị cấp cao, Uỷ ban hợp tác hỗn hợp, Uỷ ban hoà hợp trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, Uỷ ban hợp tác hỗn hợp về khoa học - công nghệ và Uỷ ban ASEAN tại Bắc Kinh.
	Đối thoại chính trị cấp cao: cơ chế này được thiết lập từ năm 1995 trước khi Trung Quốc trở thành nước đối thoại đầy đủ của ASEAN và họp mỗi năm một lần. Cho đến nay đã diễn ra nhiều vòng đối thoại chính trị giữa các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc. Nội dung của các cuộc đối thoại chính trị giữa các quan chức cấp cao giữa hai bên thường là các vấn đề an ninh chính trị của khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Ví dụ như: vấn đề Đài Loan, khủng khoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Trung Đông, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc giahoặc những vấn đề hợp tác giữa hai bên trên lĩnh vực an ninh như buôn lậu ma tuý, buôn bán người trái phép, nạn cướp biển, khủng bố trong khu vực, buô bán vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ thông tin.các nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm, xem xét khả năng giải quyết và có thể tiến tới ký kết các hiệp định chính thức về hợp tác song phương nhằm giải quyết các vấn đề này. Đối với chính trị gần đây nhất là cuộc gặp gỡ không chính thức giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại Trung Quốc. Ngày 21/6/2004, tại cuộc họp, các ngoại trưởng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và thế giới như giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vai trò của Liên Hợp quốc trong việc tái thiết Irắc sau chiến tranh, hợp tác Đông á trong khuôn khổ ASEAN + 3 việc thực thi và tuân thủ tuyên bố về ứng xử Biển Đông. Việc thức đẩy quá trình đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc . Tại cuộc họp, Trung Quốc cũng bày tỏ thiện chí muốn tham gia ký kết hiệp ước về khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân (ASEAN WFZ) và ủng hộ các quốc gia ASEAN trong nỗ lực tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, cũng như trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN (ASC, AEC, ASCC). Phía Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến hội nhập ASEAN.
	Uỷ ban hợp tác hỗn hợp (ACJ CC) được thành lập vào năm 1997, có vai trò điều phối tất cả các cơ chế đối thoại khác bao gồm các hoạt động hợp tác thuộc các lĩnh vực kinh tế và hợp tác chuyên ngành giữa ASEAN và Trung Quốc. Ngoài ra, ACJCC còn có nhiệm vụ giám sát uỷ ban điều hành hỗn hợp ASEAN - Trung Quốc của quỹ hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong việc kiểm tra và thông qua các dự án được tài trợ bởi quỹ này, bên cạnh đó ACJCC còn hợp tác chặt chẽ với hội đồng doanh nghiệp ASEAN - Trung Quốc và tăng cường hợp tác song phương trên các lĩnh vực Kinh tế, thương mại và Khoa học - Công nghệ.
	Uỷ ban ASEAN tại Bắc Kinh - Uỷ ban ASEAN tại các nước đối thoại được thành lập với mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với các nước đối thoại và các tổ chức Quốc tế. Uỷ ban ASEAN tại Bắc Kinh đựơc thành lập vào tháng 9 năm 1996. Gồm Đại sứ các nước ASEAN tại Bắc Kinh ngay sau khi Trung Quốc nhận được quy chế nước đối thoại đầy đủ của ASEAN tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 tại Indonêxia tháng 7/1996. Và có nhiệm vụ hỗ trợ ASEAN trong việc liên hệ và duy trì các cuộc đối thoại với phía Trung Quốc.
	Thành tựu 
	Thành tựu ASEAN - Trung Quốc trên lĩnh vực Chính trị - An ninh.
	Trong hơn một thập niên qua, quan hệ chính trị an ninh giữa ASEAN với Trung Quốc đã đạt được những bước tiến quan trọng, từ chỗ xa cách, lạnh nhạt tiến tới bình thường hoá quan hệ và ngày càng trở nên hợp tác chặt chẽ với nhau. ASEAN - Trung Quốc bước đầu đã cùng nhau xác định được những nguyên tắc hợp tác và xây dựng nên một số cơ chế điều phối quan hệ chung.
	Trong quan hệ chính trị - ngoại giao : Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, quan hệ chính trị ASEAN - Trung Quốc được cải thiện nhanh, trước hết là việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao đã từng bị đình trệ hay gián đoạn dưới thời chiến tranh lạnh. Cụ thể vào tháng 1/1990 quan hệ ngoại giao chính thức giữa Trung Quốc và Xingapo được thiết lập. Đến tháng 8/1990 hai nước Trung Quốc và Inđônêxia bình thường hoá quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt từ năm 1965, tiếp đến tháng 2/1991 Trung Quốc và Brunei cũng chính thức quan hệ ngoại giao, năm 1991 Trung Quốc lần đầu tiên hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Tiếp đó năm 1992 ASEAN tiếp nhận Trung Quốc là nước tham vấn của ASEAN và tới tháng 7/1996 thì Trung Quốc trở thành nước thành viên có quan hệ đối thoại đầy đủ với tổ chức này.
	Cùng với quan hệ với các nước ASEAN, mối bang giao giữa Trung Quốc với các nước Đông Dương trước hết là Việt Nam cũng được cải thiện nhanh chóng. Tháng 11/1991 Việt Nam và Trung Quốc đã ký hàng loạt các thoả thuận và chương trình phục hồi quan hệ Kinh tế, thương mại, trong đó có hiệp định giải quyết các vấn đề biên giới. Từ thời gian này quan hệ của Lào và Campuchia đặc biệt của Mianma với Trung Quốc cũng được cải thiện một cách nhanh chóng. Trung Quốc đang trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất tại nhiều nước thành viên mới của ASEAN nhất là tại Mianma và tại Campuchia.
	Tuy là cả ASEAN và Trung Quốc đều có ý thức xích lại gần nhau và thúc đẩy nhanh hơn các mối quan hệ. Như sự kiện Thiên An Môn 1989 và những căng thẳng liên tiếp diễn ra liên quan tới việc tranh chấp chủ quền và khai thác dầu lửa ở Biển Đông. Trong những năm 1992, 1994, 1996 làm cho nhiều nước ASEAN lo ngại trở nên dè dặt với Trung Quốc. Từ sau khủng khoảng tài chính Châu á (1997-1998). Đặc biệt những năm đầu thập kỷ XXI, quan hệ ASEAN - Trung Quốc có những bước phát triển về chất, làm thay đổi đáng kể môi trường đầu tư và quan hệ Quốc tế trong vùng. Ngay trong khi các nước ASEAN phải vật lộn với khủng khoảng kinh tế, Trung Quốc đã tỏ thái độ thân thiện không chỉ cho các nước này vay tiền mà còn hưởng ứng tích cực các sáng kiến chống khủng khoảng, như đề xuất lập quỹ tiền tệ Châu á, tham gia hoán đổi tiền và dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền Châu á giữa các nước trong khu vực. Hơn nữa những năm gần đây Trung Quốc chủ trương giảm hoặc xoa nợ cho một số nước Đông Nam á. Nhất là những thành viên mới như Mianma, Campuchia, Lào và Việt Nam, cung cấp hàng triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ phát triển cho nhiều nước trong vùng. Đây không chỉ là hợp tác trên lợi ích mà còn thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm và thân hữu láng giếng giữa ASEAN và Trung Quốc. 	Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI với chính sách "hoà thuận với láng giềng, an ninh với láng giềng, làm giàu với láng giềng" Trung Quốc đã và đang tỏ ra là một đối tác đáng tin cậy và hiệu quả của ASEAN. Điều này cho phép các bên liên quan chủ động hơn mở rộng hợp tác làm dịu đi những tác động tiêu cực từ mọi phía. Tháng 2/1997 tại Bắc Kinh Uỷ ban hợp tác hỗn hợp ASEAN - Trung Quốc đã được thành lập trong đó nhấn mạnh nội dung hợp tác thông quan có chế hiệp thương chính trị cấp cao ASEAN - Trung Quốc.
	 Trong lĩnh vực Chính trị - An ninh :
	Sau chiến tranh lạnh, các nứơc phương Tây, đặc biệt là Mỹ lợi dụng việc tăng cường hợp tác quân sự với các nước ASEAN để kiểm soát khu vực đồng thời ngăn chặn, bao vây và kìm chế Trung Quốc. Điều này đe doạ an ninh của Trung Quốc và gây áp lực với các nước ASEAN. Trung Quốc cho rằng họ là nước "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt" của khu vực Đông Nam á. Các nước ASEAN không phải là kẻ thù mà là láng giềng, đối tác chiến lược, có thể hợp tác lâu dài, đồng thơqì cũng là "bình phong" không thể thiếu của môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc. Đây cũng chính là sự xác định quan điểm cơ bản trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đối với các nước ASEAN tạo dựng và duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định.
	Sự ra đời của diễn đàn khu vực (ARF) là một thắng lợi ngoại giao lớn của các nước ASEAN nhằm tập hợp những nước có vai trò quan trọng trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương vào các cuộc thảo luận để định hướng nền an ninh chung trong khu vực. 
	ARF có thể coi là biểu hiện thành công nhất của ASEAN trong quá trình điều chỉnh lại chính sách đối ngoại sau chiến tranh lạnh, trong việc tăng cường vai trò của mình và lôi kéo các nước lớn cùng tham gia giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Trung Quốc đã hưởng ứng và tích cực tham gia ARF ngay sau khi diễn đàn ra đời (1994). Qua ARF, ASEAN lôi kéo được Trung Quốc vào các cuộc thảo luận đa phương về vấn đề an ninh trong khu vực. Từ đó, Trung Quốc đã tỏ ra ôn hoà trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, từ bỏ lập trường ban đầu coi vấn đề tranh chấp là công việc nội bộ giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN. Cũng thông qua ARF , năm 1996, Trung Quốc cũng ký hiệp ước với khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân. Tuyên bố về hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và chống khủng bố quốc tế (2002); "Quy chế ứng xử tại Biển đông" 2002 và gần đây nhất là việc Trung Quốc tham gia " Hiệp ước và hợp tác Đông Nam á - TAC" tại Bali (Inđôniaxia - 10/2003).
	Có thể nói rằng, hợp tác an ninh - chính trị giữa ASEAN với Trung Quốc đã có những bước tiến dài, đạt được những văn kiện pháp lý quan trọng làm cơ sở cho bước phát triển tiếp theo thuận lợi hơn.
	Thành tựu ASEAN - Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế:
	Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Các nước ASEAN đều coi Trung Quốc là lực lượng uy hiếp an ninh khu vực Đông Nam á. Nên quan hệ kinh tế hai bên chủ yếu là buôn bán hàng hoá ở mức độ thấp, xấp xỉ 6%.
	Nhìn chung từ những năm 1970 - 1980 các nước ASEAN bắt đầu coi Trung Quốc là người bạn không thể thiếu của mình và hợp tác kinh tế giữa hai bên đã mở rộng sang lĩnh vực đầu tư.
	Sau chiến tranh lạnh đến nay, trong lĩnh vực thương mại. Trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam á tăng nhanh từ đầu thập niên 1990. Khi quan hệ chính trị - ngoại giao giữa các nước này được bình thường hoá và phát triển. Nếu như năm 1991 thương mại hai chiều ASEAN - Tr ... SD. Năm 1998 tăng lên 381 công trình. Kim ngạch 1,84 tỷ USD. Năm 2000 hợp đồng mới 3651 công trình tăng 29,6% so với năm 1999.
	Những năm gần đây, hợp tác dịch vụ lao động giữa Trung Quốc với ASEAN cũng không ngừng mở rộng. Xingapo trở thành thị trường dịch vụ lớn thứ 2 của Trung Quốc.
	Một đóng góp đáng kể của Trung Quốc từ năm 1996, nước này đã có thái độ tích cực trong việc cùng với các nước ASEAN nghiên cứu phát triển tiểu vùng sông Mêkông.
	Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế du lịch. Trung quốc đã có hiệp định hoặc bản ghi nhớ về hợp tác du lịch với nhiều nước ASEAN như Inđônêxia, Philippin, Việt Nam và Mianma. Tháng 1/2002 tại Inđônêxia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa các Bộ trưởng du lịch, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của hợp tác du lịch trong khuôn khổ 10/3. Tất cả các nước ASEAN đã là địa chỉ du lịch của các công dân Trung Quốc với số lượng liên tục tăng. Ngược lại, từ các nước ASEAN trung bình khoảng 2 triệu khách du lịch đã sang thăm Trung Quốc hàng năm.
	Thành tựu trong lĩnh vức văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật.
	Trong những năm gần đây, dưới tác động của quan hệ chính trị và kinh tế, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau như văn hoá - xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học - kỹ thuật cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
	Về mặt văn hoá.
	Quan hệ ASEAN - Trung Quốc được dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình thường, khuyến khích giao lưu, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, giao lưu biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hợp đồng xuất bản các tác phẩm xuất sắc, cử cán bộ thăm viếng trao đổi lẫn nhau về văn hoá 
	Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
	Đã có lĩnh vực y tế phát triển khá mạnh mã. Hội nghị của lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc về bệnh dịch SARS đã được tiến hành tại Thái Lan ngày 29/4/2003. Họi nghị đã diễn ra "Tuyên bố chung" với nội dung đề cập về mối đe doạ ngày càng lan rộng. Trung Quốc và ASEAN đã quyết định triển khai và tăng cường hợp tác phòng chống SARS. Đồng thời nêu ra những biện pháp cụ thể được thông qua tại Hội nghị, đặc biệt Bộ trưởng y tế ASEAN +3 tiến hành tại Kualalumpur ngày 26/4/1993 các bên đã giới thiệu cho nhau biện pháp được áp dụng nhằm phòng ngừa, giảm sát, khống chế, nghiên cứu, chữa trị SARS
	Nói tóm lại: Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế - chính trị - ngoại giao - an ninh ASEAN - Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
	Triển vọng quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
	Do sự gần gũi về mặt địa lý và cùng chia sẻ những giá trị chung của văn hoá phương Đông. Nên từ lâu giữa các nước Đông Nam á - ASEAN và Trung Quốc đã có mối liên quan bền chặt trên mọi phương diện, từ kinh tế - thương mại cho đến chính trị - ngoại giao, văn hoá - xã hội và tộc người. Tuy các mối quan hệ trên ở từng thời điểm, giai đoạn lịch sử diễn ra thiếu sự tự nguyện hay bình đẳng bởi sự áp đặt từ phía Trung Quốc ( nhất là trong lĩnh vực chính trị) nhưng nhìn chung các thực thể này không ngừng tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm của nhau để cùng tồn tại và phát triển. Đây là yếu tố thuận lợi và là cơ sở vững chắc để cho ASEAN và Trung Quốc ngày nay tiếp tục phát triển quan hệ vốn từng thịnh hành trong lịch sử.
	Với các nước ASEAN - Trung Quốc không chỉ là một nước lớn, láng giềng về dân số và văn hoá, mà quan trọng hơn là một quốc gia đang trỗi dậy trên tất cả các mặt nhất là kinh tế và chính trị - an ninh, có khả năng trở thành siêu cường thế giới trong tương lai, tăng cường hợp tác với Trung Quốc là điều mà tất cả các nước ASEAN đều mong muốn và coi trọng. Còn Trung Quốc cũng rất mong muốn củng cố củng cố quan hệ với ASEAN, mặc dù là tập hợp những quốc gia láng giềng nhỏ bé nhưng năng động về kinh tế và càng có vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bàn cờ địa chiến lược của các nước lớn. Trên đây là những lý do chính thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI.
	Trước hết về phía Trung Quốc: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ khi cải cách mở của tới nay, đặc biệt trong những năm gần đây là nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược lâu dài "Hiện đại hoá đất nước" và "Thống nhất tổ quốc" trong những thập niên tới, Trung Quốc vẫn cần một môi trường hoà bình ổn định để hoàn thành công cuộc hiện đại hoá đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nhận thức sâu sắc rằng vị thế của một cường quốc trên thế giới ngày nay trước hết phụ thuộc vào thực lực kinh tế và trình độ khoa học - kỹ thuật. Do vậy, Trung Quốc trong những năm sắp tới sẽ sử dụng sức mạnh tổng hợp để tăng nhanh ảnh hưởng của mình nhất là "quyền lực mềm " trong đó chú trọng hàng đầu là phát triển buôn bán và đầu tư đối với Đông Nam á.
	Còn về phía ASEAN với "tầm nhìn ASEAN năm 2020" được thông qua từ năm 1997, ASEAN sẽ là "một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam á hướng ngoại, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đói tác, phát triển năng động và là cộng đồng cấc xã hội đùm bọc nhau". Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, ASEAN trở nên năng động hơn trong việc tìm kiếm cơ chế, giải pháp thúc đẩy liên kết nội khối và hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngoài việc đưa ra "tầm nhìn 2020" ASEAN còn thông qua "Chương trình hành động hướng nội" (1998), "Sáng kiến hội nhập ASEAN" ( 2000) và đặc biệt là "Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN II" (2003) trong đó có tuyên bố thiết lập cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Do vậy, người Đông Nam á đều mong muốn khu vực của mình sẽ đi những bước xa hơn, không chỉ là một khu vực hoà bình, an ninh thịnh vượng và phát triển đồng đều, mà còn là khu vực có vị thế cao hơn trong nền kinh tế quốc tế, một cộng đồng xã hội sống trong hài hoà, khoan dung và thịnh vượng, có một bản sắc riêng. Rõ ràng hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc đều có mong muốn cải thiện và phát triển quan hệ một cách tích cực và chủ động chứ không phải chỉ là kế sách thích nghi tạm thời. Đây là một thay đổi bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đồng thời là kết quả của sự thích ứng và dung hợp với trào lưu khu vực và thế giới từ sau chiến tranh lạnh kết thúc. Mặt khác, từ sự nhận thức lại lợi ích cụ thể nên từng quốc gia đã điều chỉnh chiến lược và sách lược phù hợp, vả lại giữ gìn khu vực hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế không chỉ là lợi ích cụ thể của từng quốc gia ASEAN mà còn bao gồm cả lợi ích to lớn của Trung Quốc và đó cũng chính là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia có chung lợi ích theo đuổi. Xét về nhiều mặt, việc gia tăng quan hệ ASEAN - Trung Quốc là có hướng tích cực củng cố hoà bình và phát triển cho cả khu vực và thế giới.
	Những vấn đề đặt ra trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc
	Sự hoài nghi thiếu tin tưởng của nhều nước trong khối ASEAN với Trung Quốc vẫn tồn tại, khi mạnh mẽ công khai, khi tế nhị kín đáo. Những mâu thuẫn và xung đột tiềm ẩn vẫn tồn tại, ảnh hưởng tới bầu không khí trong quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN. Vấn đề lớn nhất vẫn là sự tranh chấp chủ quyền quốc gia trên một số đảo, vùng lãnh hải ở Biển Đông. Đây là vấn đề dễ gây tổn thương nhất trong quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc.
	Tuy nhiên, quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay đang gặp không ít những thách thức mớ. Ngoài nững khó khăn, bất cập về năng lực cạnh tranh và sự chênh lệch phát triển ngày càng lớn giữa ASEAN và Trung Quốc. Tình trạng chính trị - an ninh trở nên bất ổn và nhạy cảm ở một số nước Đông Nam á còn có những khó khăn mới nảy sinh từ phía đối tác Trung Quốc. Trước hết, đó là sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Ô nhiễm môi trường tăng nhanh và phân hoá giàu nghèo trở nên phức tạp. Hơn nữa, sự giống nhau tương đối giữa ASEAN và Trung Quốc về mô hình công nghiệp hoá hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên, đều hướng sản phẩm sang thị trường Âu - Mỹ và Nhật Bản và luôn tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài đã và đang làm tăng tính cạnh tranh giữa ASEAN, đặc biệt là giữa ASEAN 7 ( bao gồm cả Việt Nam) và Trung Quốc. Điều đáng chú ý là thời gian gần đây, Trung Quốc đang chuyển dần sang mô hình công nghiệp hoá mới dựa vào công nghệ và chất xám, mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài để kinh doanh. Đây là cách thức tốt nhất để hạn chế những khó khăn đang nổi lên ở Trung Quốc đồng thời cũng làm dịu đi sức ép tài nguyên để xuất khẩu cuả các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
	Nói tóm lại, nhờ thực hiện thành công cải cách kinh tế và chính sách mở cửa, quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc có nhiều thay đổi tích cực, bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, giữa hai phía còn gặp nhiều khó khăn cần thoá gỡ trong thời gian tới. Có thể nhận thấy, hầu hết các nước ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển, tình trạng thiếu vốn và nợ nước ngoài chưa được giải quyết triệt để, cơ cấu mậu dịch của ASEAN và Trung Quốc cũng tương đối giống nhau và chịu sự tác động sâu sắc của xăng dầu lên giá. Việc buôn lậu trốn thuế, buôn bán tiểu ngạch mang tính tự phát, ít được luật pháp bảo vệ, cần được đưa vào quy củ. Cuối cùng là vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh hải giữa hai phía cần giải quyết bằng con đường đối thoại dựa trên lợi ích của từng quốc gia, hiện nay dư luận thế giới quan tâm đến sự tranh chấp lãnh hải giữa cá quốc gia trong khu vực Đông Nam á - Trung Quốc cho dù cuộc tranh chấp này chưa trở thành cuộc chiến công khai nhưng nó vẫn có khả năng gây ra một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh khu vực phá hoại kinh tế, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy vậy, nhìn ra toàn thế giới, khu vực Đông á - Đông Nam á, trong đó có các nước ASEAN và Trung Quốc có cơ sở để lạc quan, tin tưởng về tương lai, hội nhập cùng tồn tại và phát triển trong hoà bình và thịnh vượng, cánh cửa thế kỷ XXI đã hé mở một chân trời mới, tương lai tươi sáng của mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc và chỉ còn chờ đợi một sự hợp tác chân thành, cầu thị giữa họ với nhau./.

File đính kèm:

  • docbai_tap_hop_tac_asean_trung_quoc_thanh_tuu_trien_vong_va_nhu.doc