Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn miêu tả

LÝ THUYẾT

Thế nào là văn miêu tả?

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì?

Muốn miêu tả được, trước hết ta phải biết quan sát rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì?

Văn miêu tả có mấy loại? Là những loại nào?

Tả cảnh:

Tả người:

Muốn tả người, ta cần lưu ý điều gì

- Xác định đối tượng miêu tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc )

 - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu

- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự

Bố cục bài tả người có mấy phần. Nêu cụ thể từng phần

Bố cục bài tả người có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu người được tả

+ Thân bài: Tập trung miêu tả chi tiết

( ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói )

+ Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.

 

ppt 16 trang cucpham 480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn miêu tả

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ôn tập văn miêu tả
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
1. Thế nào là văn miêu tả? 
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 
2. Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì? 
- Muốn miêu tả được, trước hết ta phải biết quan sát rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánhđể làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
3. Văn miêu tả có mấy loại? Là những loại nào? 
- Có 2 loại: Tả cảnh và tả người 
a. Tả cảnh: 
? Muốn tả cảnh, ta cần lưu ý điều gì 
 Xác định đối tượng miêu tả 
 Quan sát, lựa chọn những điều quan sát được theo một thứ tự 
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự 
? Bố cục bài tả cảnh có mấy phần. Nêu cụ thể từng phần 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
1. Thế nào là văn miêu tả? 
2. Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì? 
3. Văn miêu tả có mấy loại? Là những loại nào? 
? Muốn tả cảnh, ta cần lưu ý điều gì 
? Bố cục bài tả cảnh có mấy phần. Nêu cụ thể từng phần 
 Bố cục bài tả cảnh có 3 phần: 
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả 
+ Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. 
+ Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
1. Thế nào là văn miêu tả? 
2. Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì? 
3. Văn miêu tả có mấy loại? Là những loại nào? 
a. Tả cảnh: 
? Muốn tả người, ta cần lưu ý điều gì 
b. Tả người: 
 - Xác định đối tượng miêu tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc ) 
 - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu 
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự 
? Bố cục bài tả người có mấy phần. Nêu cụ thể từng phần 
 Bố cục bài tả người có 3 phần: 
+ Mở bài: Giới thiệu người được tả 
+ Thân bài: Tập trung miêu tả chi tiết 
( ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói) 
+ Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
II. LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Tả người bạn đang học bài 
+ Kiểu bài: Miêu tả ( Tả người ) 
+ Yêu cầu: Tả người bạn đang học bài 
 Dàn ý 
Mở bài: 
 Giới thiệu bạn thân định tả 
2. Thân bài: 
a) Tả khung cảnh lúc bạn đang ngồi học: 
+ Bạn ngồi học ở đâu? 
+ Chiếc bàn như thế nào? 
+ Bên phải bàn học là? 
+ Bên trái bàn học là gì? 
+ Không gian quanh bạn ra sao? 
+ Dáng bạn ngồi học? Lúc ấy bạn mặc quần áo gì? Khuôn mặt? Ánh mắt chăm chú nhìn bài? Đôi tay? 
b) Tả hoạt động bạn đang học bài: 
+ Đầu tiên, bạn chuẩn bị những dụng cụ gì? 
+ Bạn đang học nội dung gì? 
+ Khi suy nghĩ, bạn có tư thế nào? 
+ Bạn cắm cúi viết? Bạn ngẩng đầu lên? Bạn cắn bút suy nghĩ tìm lời giải? 
+ Kết quả việc học như thế nào? Bạn đã làm gì để kết thúc việc học đó? 
3. Kết bài: - Nêu suy nghĩ và tình cảm của em về bạn thân đã tả. 
BÀI THAM KHẢO 1 
 Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập. 
 Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn. 
 Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu. 
 Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang vang, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi. 
 Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô. 
BÀI THAM KHẢO 2 
 Trong lớp, người bạn thanh nhất của em chính là bạn Chính. Chủ nhật vừa rồi, em sang nhà Chính chơi. Em thấy bạn đang học bài. Lúc ấy bạn thật chăm chú. 
 Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Chính ngồi học bài. Chính có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Chính kéo ghế gỗ vào ngồi rồi bắt đầu học bài. Ánh đèn điện thắp sáng, in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng. Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn. Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý thú cưng lắm đây. 
 Bây giờ, Bạn lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Chính đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.?”. Em liền reo lên: “Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”. Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn. 
 Chính đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài, em thấy bạn rất siêng năng cần cù. Chính mong ước mơ trở thành họa sĩ. Em mong ước mơ của bạn sớm thành hiện thực. Chính của em là thế đó. 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
II. LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Tả người bạn đang học bài 
+ Kiểu bài: Miêu tả ( Tả người ) 
+ Yêu cầu: Tả cụ già đang ngồi câu cá 
Đề 2: Tả cụ già đang ngồi câu cá 
 DÀN Ý 
- Đôi mắt cụ đăm chiêu nhìn mặt ao nước tĩnh lặng 
- Cụ ngồi với tư thế ung dung, an nhàn, hưởng thú vui câu cá 
* Hành động của cụ 
- Bên bờ ao làng, cụ ngồi trên một bãi cỏ, tay cầm cần câu 
- Thi thoảng cụ di chuyển tay làm cho cần câu đến đúng vị trí hơn 
- Khi bắt được cá, đôi tay cụ thuần thục lấy cá ra và tiếp tục lấy mồi và câu tiếp 
- Cụ cười nói với trẻ con trong làng, kể những câu chuyện hay và dạy cách câu cá 
3. Kết bài 
- Nêu suy nghĩ của em trước hình ảnh cụ già ngồi câu cá 
- Hình ảnh cụ già ngồi câu cá điển hình cho một hình ảnh đẹp nơi làng quê yên bình. Dù sau này có đi xa, hình ảnh của cụ cùng những bài học hay từ việc câu cá sẽ mãi theo em trên con trưởng thành của mình. 
1. Mở bài 
- Giới thiệu về cụ già đang ngồi câu cá 
2. Thân bài 
* Hình dáng của cụ 
- Cụ khá nhiều tuổi, tóc trắng bạc phơ 
- Cụ có dáng người gầy gầy, làn da rám nắng đã nhăn nheo 
 BÀI THAM KHẢO 
 Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ. 
 Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em:  
– Con có thích cá không? 
 Em vội trả lời:  
– Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé! 
– Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.  
Rồi cụ gọi: 
 Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em: 
– Lần này thì con có cá rô rồi đấy.  
 Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em: 
– Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là h ...  hài lòng  
 Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu. 
– Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào!  
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
II. LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Tả người bạn đang học bài 
+ Kiểu bài: Miêu tả ( Tả cảnh ) 
+ Yêu cầu: Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè 
Đề 2: Tả cụ già đang ngồi câu cá 
 DÀN Ý 
Đề 3: Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè 
II . Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve 
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve 
- Hoa phượng vĩ màu đỏ 
- Cây phượng vĩ cao 3-5m 
- Tiếng ve kêu râm ran suốt cả ngày 
- Tiếng ve kêu rất to 
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve 
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ 
- Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè 
- Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh 
- Tán lá cây phượng vĩ rất rộng 
- Cành lá phượng vĩ rất nhiều 
- Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau 
- Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất 
b. Tả chi tiết tiếng ve 
- Tiếng ve rất to 
- Tiếng ve kêu suốt ngày 
- Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến 
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve 
- Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè 
- Đều gắn với bao thế hệ học trò 
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve 
Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em. 
1. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve 
Ví dụ: 
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chùm phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm ran ngày hè. 
BÀI THAM KHẢO 1 
 Mùa hè, em thích nhất là được ngắm nhìn hàng phượng vĩ trước nhà nở hoa và lắng nghe âm thanh rộn ràng của những chú ve. 
 Hàng phượng vĩ có từ bao giờ thì chắc chẳng ai nhớ.Cả ông bà em cũng chỉ biết là từ khi dọn về đây sống đã thấy cây sừng sững trước nhà.Từ xa, nhìn hàng phượng vĩ hệt như những chiếc ô khổng lồ, đang che nắng cho cả khoảng sân trước nhà.Rễ cây dài ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất.Thân cây khoác áo nâu đen, hằn rõ những vết sần sùi, nứt nẻ do thời gian.Cành cây xum xuê và um tùm lá tỏa ra khắp nơi như thể đang dang tay ôm cả khoảng sân trước nhà em vào lòng.Tán lá dày và xanh tới nỗi nắng hè có chói chang đến mấy cũng khó có thể xuyên qua được.Lá phượng nhỏ , xanh non mơn mởn tươi mát vô cùng. 
 Thế rồi, cơn mưa mùa hạ cũng đến,được dịp,thế là các bông phượng đồng loạt nhú ra,chi chít trên khắp các cành cây, tán lá. Hàng phượng như thay áo mới, chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ bao trùm lên cả khoảng sân và con đường.Những đóa hoa phượng như hàng ngàn đốm lửa đỏ rực cháy,kết thành từng chùm,tô điểm thêm màu thêm sắc cho vòm trời những ngày hè.Em vẫn còn nhớ như in những ngày nhỏ, em và các bạn trong xóm hay cùng nhau quây quần bên những gốc phượng trò chuyện, nô đùa.Khi đó, gốc cây như một thế giới khác, kì diệu, hấp dẫn và cuốn hút em vô cùng.Cho đến tận bây giờ, đôi khi em lại chờ , lại nhặt những cánh hoa rơi và ép chúng thành cánh bướm để nhớ lại một thời tuổi thơ êm đềm bên những cánh phượng,để lưu lại một điều gì đó cho mùa hè đầy lưu luyến này. 
 Mùa phượng trổ hoa cũng là lúc những nhạc công ve sầu râm rang tiếng hát.Những nhạc công thầm lặng, nép mình sâu trong bụi lá, tán hoa cùng thiên nhiên tấu lên một bản hòa âm du dương tuyệt vời.Âm thanh thôi thúc, giục giã như gọi mời em cùng hòa mình vào bản nhạc mùa hè 
 Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời,một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim em như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ. 
 Gần bên trường em có một cây phượng già, tán lá sum suê, những khi đi học, gặp trời nắng to, em thường đứng dưới gốc cây để tránh nắng. 
 Không hiểu cây đã trồng được bao lâu rồi. Em chỉ nghe ông bảo vệ già nói từ buổi đầu về trường này là ông đã thấy nó rồi, ngót nghét đến nay cũng đã mười hai năm. 
 Cây phượng thật cao, ngọn của nó vượt cả mái ngói của trường. Thân to phải bằng cả ba vòng tay ôm của chúng em. Lớp da bên ngoài đã bạc phếch vì gió sương. Quanh gốc cây có cái bờ gạch nhỏ, đường kính khoảng năm mét, đã được một người tốt bụng nào đó tô láng bằng xi măng. Đó cũng là điểm hẹn của chúng em vào những buổi trưa hanh nắng. Cũng trên bờ gạch đó, chiều chiều em thường ngồi ngắm cây phượng tỏa bóng mát che cả một khoảng sân. Cái thân tròn tròn của nó đâm thẳng khoảng ba mét thì phân nhánh. Những nhánh to, nhánh nhỏ đều mọc xiên, đâm xòe ra các phía đầy những tán lá, trông xa như một cây dù to tướng màu xanh. Những chiếc lá phượng xòe ra đều đặn, đối xứng nhau. Lá đan dày đặc hứng nắng, gió, mưa và sương, do vậy khi ngồi dưới gốc cây em có cảm giác thật an toàn và mát mẻ. Đẹp nhất là khi phượng vào hè, hoa từng chùm trông rực rỡ hẳn lên, dù trời mưa hay nắng. Mưa, sắc hoa thâm lại. Nắng, sắc hoa tươi rực lung linh. Mỗi bông hoa nở, cánh xòe ra như cánh bướm, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là chúng em vội chạy ra nhặt lấy đem về ép vào trang vở làm thành những chú bướm với đôi râu là chiếc nhụy vàng xinh xinh. 
 Ve kêu ra rả dưới tán lá phượng, hè về cũng là lúc chúng em chia tay nhau, chia tay cả gốc phượng già, nơi cho em bóng mát, cho cả kỉ niệm tuổi học trò. 
BÀI THAM KHẢO 2 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. LÝ THUYẾT 
II. LUYỆN ĐỀ 
Đề 1: Tả người bạn đang học bài 
+ Kiểu bài: Miêu tả ( Tả cảnh ) 
+ Yêu cầu: Tả hình ảnh cây đào ( cây mai ) vào dịp tết đến xuân về. 
Đề 2: Tả cụ già đang ngồi câu cá 
 DÀN Ý 
Đề 3: Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè 
Đề 4: Tả hình ảnh cây đào ( cây mai ) vào dịp tết đến xuân về. 
2. Thân bài 
2.1. Cây đào nhìn từ xa 
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm. 
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng. 
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống. 
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em. 
2.2. Cây đào nhìn cận cảnh 
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình. 
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng. 
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn. 
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh. 
- Nhuỵ hoa vàng tươi. 
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành. 
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm. 
3. Kết bài 
- Em rất yêu cây đào trước ngõ. 
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới. 
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa. 
1. Mở bài 
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc 
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về. 
- Em thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ. 
 Hôm nay là 29 Tết, em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa. Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào, hoa mai. Hai sắc hồng, vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy. Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào. Em đã giúp bố chọn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này. 
 Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như một con rồng bay lên bầu trời. Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ, màu của mình Tổ Quốc. Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên. Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn, thắp sáng gian nhà em. 
 Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa. Hoa đào nhìn đẹp lắm. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mịn màng, xếp trồng lên nhau. Nhụy hoa nho nhỏ, xinh xinh màu vàng tươi. Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu. Miền Nam có mai và bánh Tét, còn miền Bắc có đào và bánh chưng. Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết. 
 Mai, đào năm nay lại nở, mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng. Thế là một năm mới lại đến. Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về. 
BÀI THAM KHẢO 1 
BÀI THAM KHẢO 2 
 Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều loài hoa khác nhau, trăm thứ khoe sắc tỏa hương. Loài hoa nào em cũng thích cũng yêu nhưng em lại dành một tình yêu nhiều hơn cả cho hoa đào. 
 Hoa đào có 5 cánh nhỏ xinh, mỗi cánh hoa hơi cong mà khum khum lại như muốn bảo vệ lấy nhụy hoa hồng nhạt bên trong vậy. Đài hoa xanh mướt, non tươi mơn mởn, tràn trề cái sức sống của ngày xuân. Điều đặc biệt là hoa đào lại không có nhiều lá, hoa cũng chẳng quá nhiều. Trên cành cây khẳng khiu chỉ có thể thấy loáng thoáng vài chiếc lá non mọc gần nụ gần hoa. Chỉ khi nào tất cả những bông đào xòe cánh thì khi ấy, những cành cây khẳng khiu kia trông mới bớt trơ trụi hơn mà thôi. 
 Nụ hoa đào tròn tròn như những viên ngọc nhỏ màu hồng trắng, lại có chút giống những trái đào tiên nơi thượng đàng. Mà đặc biệt chính là thân cây đào, màu sắc của hoa, của lá cũng tùy từng loại mà có màu khác nhau. Nhắc đến đào mốc, đào phai hẳn ai cũng tưởng tượng ra được một thân cây màu trắng mốc, cánh hoa nhạt, lá xanh trong. Nhắc đến đào bích, ai cũng tưởng tượng ra một cây đào trồng trong chậu, chỉ cao cỡ cây quất cảnh trung trung, lá cũng nhiều hơn, mà sắc cũng đậm hơn nữa. 
 Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nào cũng phải có ít nhất 1 cành đào, không thì 1 cây quất cũng được. Riêng nhà em lại thích đào hơn cả. Em thích nhất là được cùng mẹ trang trí cho cây đào những đèn lồng đỏ nho nhỏ, những câu đối được in trên thiệp mỏng, đèn nhấp nháy Trông cây đào đẹp hơn hẳn, không gian trong nhà cũng đậm chất xuân hơn. 
 Em yêu hoa đào rất nhiều, nhưng tiếc thay loài hoa này chỉ xuất hiện vào mùa xuân, qua đợt Tết cũng là lúc cánh hoa rụng xuống mà tàn đi. Nhưng chính vì ngắn ngủi như thế nên người ta càng thêm yêu và trân trọng loài hoa này. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Lập dàn ý chi tiết cho các đề văn sau: 
Đề 1: Tả lại người ông ( hoặc bà ) của em. 
Đề 2: Tả lại hình ảnh mẹ hoặc cha lúc em bị ốm 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_on_tap_van_mieu_ta.ppt