Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu - Phạm Kiều Mi
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Nắm được đặc điểm của trạng ngữ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết thành phần trạng ngữ trong câu.
- Rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn có sử dụng thành phần trạng ngữ.
3. Thái độ
- Học sinh tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập.
- Có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu - Phạm Kiều Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu - Phạm Kiều Mi
Thêm trạng ngữ cho câu Giáo viên : Phạm Kiều Mi Trường : THCS Ngọc Hồi - Thanh Trì MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Nắm được đặc điểm của trạng ngữ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nhận biết thành phần trạng ngữ trong câu. - Rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn có sử dụng thành phần trạng ngữ. 3. Thái độ - Học sinh tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập. - Có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc điểm của trạng ngữ I. a) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) b ) Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. (Truyện “Sự tích bông hoa cúc trắng”) c) Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. (Hồ Chí Minh) d) Bằng chiếc đũa cả bà cụ lấy kẹo thật khéo. (Theo Băng Sơn) e) Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. (Ngô Tất Tố) Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, việc thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa gì? a) , , người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, . [...] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, , xay nắm thóc. (Thép Mới) Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, việc thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa gì? Dưới bóng tre xanh TN chỉ nơi chốn đã từ lâu đời TN chỉ thời gian đời đời, kiếp kiếp TN chỉ thời gian từ nghìn đời nay TN chỉ thời gian b ) , cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. (Truyện Sự tích bông hoa cúc trắng) c) , chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. (Hồ Chí Minh) d) bà cụ lấy kẹo thật khéo (Theo Băng Sơn) e) , chị nhìn khắp mấy gian nhà. (Ngô Tất Tố) Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, việc thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa gì? TN chỉ nguyên nhân Vì muốn mẹ sống thật lâu Để làm tròn nhiệm vụ TN chỉ mục đích Bằng chiếc đũa cả, TN chỉ phương tiện Bình tĩnh TN chỉ cách thức Câu Ý nghĩa Từ nhận biết a) Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp . [...] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay , xay nắm thóc. Chỉ nơi chốn Chỉ thời gian Chỉ thời gian Chỉ thời gian b ) Vì muốn mẹ sống thật lâu , cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. Chỉ nguyên nhân c) Để làm tròn nhiệm vụ , chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. Chỉ mục đích d) Bằng chiếc đũa cả bà cụ lấy kẹo thật khéo. Chỉ phương tiện e) Bình tĩnh , chị nhìn khắp mấy gian nhà. Chỉ cách thức Dưới, ở Từ, hồi, năm, ngày, khoảng Vì, do, tại Để, nhằm, vì Bằng, với Với, như Câu Vị trí Dấu hiệu a) Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp . [...] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay , xay nắm thóc. b ) Vì muốn mẹ sống thật lâu , cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. c) Để làm tròn nhiệm vụ , chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. d) Bằng chiếc đũa cả bà cụ lấy kẹo thật khéo. e) Bình tĩnh , chị nhìn khắp mấy gian nhà. Giữa câu Giữa câu Cuối câu Đầu câu Đầu câu Đầu câu Đầu câu Đầu câu Trạng ngữ ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ: - Khi viết bởi một dấu phẩy. - Khi nói bởi một quãng nghỉ. Lưu ý! Cần phân biệt trạng ngữ với các thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập. 9 Nêu vị trí của trạng ngữ trong câu và cho biết nội dung của câu thay đổi như thế nào? a) (1) Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. (Thép Mới) (2) Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người. (3) Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. b) (1) Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn ấy. (2) Tôi nhìn bạn ấy, ngạc nhiên. c) (1) Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Những ngày này, ai cũng vội vã, khẩn trương làm việc.. (2) Ngày mùa quê tôi thật vui. Ai cũng vội vã, khẩn trương làm việc những ngày này. BÀI TẬP 1 Gợi ý: (1) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ thời gian. (2) Trạng ngữ nằm ở giữa câu, chỉ thời gian. (3) Trạng ngữ nằm ở đầu câu, chỉ thời gian. b) (1) Trạng ngữ nằm ở đầu câu, chỉ cách thức. (2) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ cách thức. c) (1) Trạng ngữ nằm ở đầu câu, chỉ thời gian. (2) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ thời gian ⇨ Khi thay đổi vị trí trạng ngữ, nội dung của câu không thay đổi. Lưu ý! Khi thay đổi vị trí trạng ngữ thì nội dung của câu không thay đổi. - Việc lựa chọn vị trí trạng ngữ cần: + Phù hợp với nội dung câu văn. + Đúng với mục đích của người nói, người viết. + Tạo liên kết với các câu văn, đoạn văn khác. 11 BÀI TẬP 2 Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ? Tại sao? Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to từ này. Tôi đề nghị nó đọc to từ này một vài lần. BÀI TẬP 2 Một vài lần , tôi đề nghị nó đọc to từ này. b) Tôi đề nghị nó đọc to từ này một vài lần . CN VN TN CN VN một vài lần là phụ ngữ trong cụm động từ Lưu ý! 14 Khi thay đổi vị trí, một số trạng ngữ sẽ trở thành thành phần phụ trong cụm từ. Ghi nhớ - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức : + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Luyện tập II. Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây D. Trạng ngữ chỉ phương tiện Câu 1: Tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được” (Lý Lan)? B . Trạng ngữ chỉ cách thức C . Trạng ngữ chỉ nơi chốn A . Trạng ngữ chỉ thời gian Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 2: Tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu: “ Gà mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xoà cánh nhảy tót ra ngoài.” (Nguyễn Đình Thi)? B . Trạng ngữ chỉ nguyên nhân C . Trạng ngữ chỉ nơi chốn A . Trạng ngữ chỉ thời gian Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây D. Đầu câu hoặc cuối câu Câu 3: Trạng ngữ có thể xuất hiện ở những nào vị trí trong câu? B . Đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu C . Cuối câu A . Đầu câu Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây D. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. C . Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. A . Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. Câu 4: Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào sau đây là thành phần trạng ngữ? B. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. , mẹ đưa em tới trường. b) Tô Hoài,, đã miêu tả rất sinh động chân dung chú Dế Mèn. c) Chúng em học tập chăm ngoan,.... Buổi sáng/ Hằng ngày/ Trên chiếc xe đạp bằng trí tưởng tượng phong phú/ với tình yêu và sự am hiểu về động vật để cha mẹ vui lòng/ để đền đáp công ơn cô thầy BÀI 2: THÊM TRẠNG NGỮ THÍCH HỢP CHO CÁC CÂU SAU. a) Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. b) Mùa đông tới. Những chú chim bay về phương Nam tránh rét. c) Gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng. Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Khi trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Khi mùa đông tới, những chú chim bay về phương Nam tránh rét. Trong gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. BÀI 3: BIẾN ĐỔI CÁC CÂU SAU THÀNH CÂU CÓ CHỨA TRẠNG NGỮ. Gợi ý: Xác định câu làm nòng cốt, câu còn lại sẽ biến đổi thành trạng ngữ. Cách biến đổi: + Thêm các từ ngữ để nhận diện trạng ngữ (nếu cần). + Biến đổi dấu câu. Bài 4: Dựa vào các bức tranh sau, em hãy đặt câu có chứa thành phần trạng ngữ. Trên cánh đồng , các bác nông dân đang hăng say làm việc. Quê hương tôi đẹp vô ngần bởi có rất nhiều những danh lam thắng cảnh . Trong tim , chúng tôi luôn gọi vang hai tiếng “Việt Nam”. Chiều chiều , trên dòng sông , chiếc thuyền câu lững lờ trôi. Bài 5: Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước. Trong đoạn có sử dụng thành phần trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm những trạng ngữ đó? Gợi ý: * Hình thức: - Đoạn văn ngắn khoảng 7 câu. - Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ. * Nội dung: Cảm nghĩ của em về quê hương, đất nước. *Lưu ý: Thêm trạng ngữ để cung cấp những thông tin sau: - Trạng ngữ chỉ thời gian: Tình cảm của em với quê hương, đất nước. - Trạng ngữ chỉ cách thức: Quê hương, đất nước em tươi đẹp ở những phương diện nào? - Trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nơi chốn... ĐOẠN VĂN THAM KHẢO Quê hương Việt Nam của tôi đẹp vô ngần với rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, với sự đa dạng phong phú về ẩm thực và với những con người đôn hậu, chất phác . Với tôi, tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những điều thật giản đơn. Tôi yêu từ mái nhà đơn sơ, xóm làng thân thương đến những con người ngày đêm đang ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bốn nghìn năm lịch sử , đất nước tôi đang vươn mình phát triển và hội nhập. Những ngày này, khi cả thế giới đang gồng mình trước dịch bệnh , tôi càng thêm yêu, thêm tự hào về Tổ quốc tôi, đất nước dang tay chào đón những người con xa xứ trở về. Bằng tất cả sức mạnh vật chất, tinh thần , cả nước đã đồng lòng, đoàn kết, kề vai sát cánh để vượt qua khó khăn . Tổ quốc đã dành cho chúng tôi những điều tốt đẹp nhất. Trong trái tim mỗi người , chúng tôi luôn thổn thức gọi vang hai tiếng “Việt Nam”. Hướng dẫn tự học Học thuộc bài. Làm bài tập: Bài 2 (SGK - trang 40) - Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI 5 Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn sau đây: a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời. (Thạch Lam) b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một minh chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Đặng Thai Mai)
File đính kèm:
- bai_giang_day_hoc_tren_truyen_hinh_ngu_van_lop_7_bai_them_tr.pptx