Bài dự thi Tìm hiểu “60 năm chiến thắng Điện Biên phủ” (07/5/1954-07/5/2014)
Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:
- Vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.
+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dự thi Tìm hiểu “60 năm chiến thắng Điện Biên phủ” (07/5/1954-07/5/2014)
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ” (07/5/1954 - 07/5/2014) Câu 1: Vì sao Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Trả lời: * Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc: + Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn. + Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này. + Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung. + Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng. - Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc - Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi... Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á. Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào. - Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Pháp dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp. Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953. Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Câu 2: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những quyết định gì khó khăn nhất? Trả lời: Trước khi nhận nhiệm vụ ở Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã gặp Võ Nguyên Giáp hỏi đi xa như vậy có gặp khó khăn gì không? Đại tướng cho hay công việc ở chiến trường đã có các anh em đi trước giúp đỡ phần nào. Chỉ lo một điều Điện Biên Phủ cách Việt Bắc hơn 500 km nếu có gì khó khăn sợ không kịp xin chỉ thị của Bác. Bác Hồ đã đưa ra câu nói “tướng quân tại ngoại”, nghĩa là “mọi việc trao cho chú toàn quyền quyết định”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù được trao toàn quyền quyết định nhưng khi thấy thực tế ở chiến trường không đúng với dự tính, Ông đã kiên trì thuyết phục mọi người chuyển sang hướng chiến lược khác, chứ không áp đặt quyền của một vị Tổng tư lệnh đối với tướng lãnh và quân sĩ trước chiến dịch lớn một mất một còn. Hơn nữa, thuyết phục được các chuyên gia Trung Quốc đồng ý với kế hoạch mới, để họ không tự ái mà vẫn vui vẻ giúp đỡ ta là một vấn đề cực kỳ tế nhị. Đại tướng đã triệu tập hội nghị Quân ủy tại mặt trận, trình bày và phân tích những những vấn đề mà Ông đang trăn trở. Đại tướng cho rằng, phải xây dựng phương án tác chiến đánh để giành chiến thắng chứ không thể đánh liều. Nếu không chuyển phương án tác chiến thì chúng ta chắc chắn là đánh không thắng mà có thể gặp tổn thất lớn. Hội nghị này đã phát huy hết tinh thần dân chủ trong Đảng ủy mặt trận, mọi người cuối cùng đã nhất trí 100% với quyết định đổi phương án đánh của Đại tướng. Gặp cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh, Đại tướng đưa ra những lý do rất thuyết phục. Thứ nhất, bộ đội Việt Nam mới có khả năng đánh một tiểu đoàn hay một tiểu đoàn tăng cường trú ở công sự vững chắc trong một đêm, nhưng chưa có khả năng tiêu diệt một lúc 49 cứ điểm trong tập đoàn cứ điểm lớn mạnh trong ba ngày hai đêm. Thứ hai, đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam có lựu pháo, pháo cao xạ và cũng là lần đầu ta hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, nhưng chưa qua diễn tập, nên dễ xảy ra lúng túng, hiệp đồng không ăn khớp, khi áp dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh. Như vậy, chỉ vài giờ trước khi nổ súng theo kế hoạch "Đánh nhanh, thắng nhanh" của cố vấn Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thuyết phục được các tướng lĩnh của ta và ban cố vấn Trung Quốc vui vẻ chấp thuận đổi sang kế hoạch "Đánh chắc, thắng chắc" và hoãn cuộc tấn công lại để chuẩn bị phương án tấn công mới. Như vậy, có thể thấy, ở những thời khắc lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cực kỳ cẩn trọng đưa ra những quyết định vô cùng sáng suốt, lấy sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu trong mọi tính toán. Câu 3: Hãy cho biết Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có những đơn vị nào của ta trực tiếp tham gia và mật danh của những đơn vị này là gì? Sở chỉ huy chiến dịch của ta đặt ở những nơi nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Trả lời: 1. Có 4 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh – pháo binh trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: - Đại đoàn 308 (lấy mật danh là Đại đoàn Việt Bắc), gồm Trung đoàn 36 (Sa Pa), Trung đoàn 88 (Tam Đảo), Trung Đoàn 102 (Ba Vì). - Đại đoàn 312 (lấy mật danh là Đại đoàn Bến Tre), gồm Trung đoàn 141 (Đầm Hà), Trung đoàn 165 (Đông Triều) và Trung đoàn 209 (Hòn Gai). - Đại đoàn 316 (lấy mật danh là Đại đoàn Biên Hòa), gồm Trung đoàn 98 (Ba Đồn), Trung đoàn 174 (Sóc Trăng) và Trung đoàn 176. - Đại đoàn 304 (lấy mật danh là Đại đoàn Nam Định), có 2 trung đoàn tham chiến ở Điện Biên Phủ: Trung đoàn 57 (Nho Quan) và Trung đoàn 9 (Ninh Bình). - Đại đoàn công pháo 351 (lấy mật danh là Long Châu), gồm 4 trung đoàn: Trung đoàn 45 (Tất Thắng) gồm 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 ly; Trung đoàn 675 gồm 2 tiểu đoàn sơn pháo 75 ly; Trung đoàn 367 (Hương Thủy) và Trung đoàn công binh 151 gồm 2 tiểu đoàn 2. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy mặt trận đã lần lượt làm việc ở 3 Sở chỉ huy: a) Sở chỉ huy đầu tiên được đặt tại hang Thẩm Púa ở phía Nam cầu Bản Pó (Km14, 680 trên đường Tuần Giáo đi Mường Thanh). b) Sở chỉ huy thứ hai được thiết lập từ sáng 18-01-1954 trong một khu rừng gần suối Huổi He thuộc bản Nà Tấu. Vị trí này nằm trên đường Tuần Giáo đi Mường Thanh, đến Km 62 thì rẽ phải, đi khoảng 2.5 km là đến. Bộ chỉ huy chiến dịch chuyển vào đây cho gần mặt trận và gần các đơn vị để tiện chỉ huy đánh trong 3 đêm 2 ngày. c) Sở chỉ huy thứ ba và cũng là Sở chỉ huy chính thức của chiến dịch Điện Biên Phủ được thiết lập ở khu rừng Mường Phăng, cách Mường Thanh 15 km theo đường chim bay. Sở chỉ huy này hoạt động trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch cho đến ngày toàn thắng (từ 31-01 đến 15-5-1954). Câu 4 Hãy nêu diễn biến, kết quả các đợt tiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ và Ý nghĩa lịch sử của chi ... Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì. Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ''nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng'' và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. c. Chiến công của Phan Đình Giót. Phan Đình Giót (1920-1954) (1920-1954) Phan Đình Giót - sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà nghèo, cha mất sớm, hai mẹ con đùm bọc nuôi nhau trong cảnh bóc lột áp bức của địa chủ. Nǎm 1950. Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội. Anh tham gia nhiều chiến dịch lớn: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ - hai lần bị thương nặng vắn tiếp tục chiến đấu và đã hy sinh oanh liệt trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là trận tiêu diệt cứ điểm Him Lam - tư thế hy sinh của anh - lấy thân mình bịt lỗ châu mai giặc - mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, dành cho Tổ quốc tất cả tuổi trẻ và cuộc sống của mình... d. Chiến công của Trần Can: Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông nhập ngũ tháng 1 năm 1951. Khi hy sinh ông là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Lớn lên, đã ba lần anh xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận. Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần bị thương nặng anh vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị. Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn giặc. Khi nổ súng, mặc cho hoả lực địch bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, chỉ huy tiểu đội diệt bọn địch còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng. Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo địch, chiếm mỏm cột cờ. Đich bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với địch giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà với địch. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Địch lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Câu 6: Thiếu tá Mô-rit-xơ Bi-gia đã nói “ Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với tất cả các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới ”Anh (Chị) hãy giải thích vì sao? Cho biết câu nói ấy được trích trong trong tác phẩm nào và nơi xuất bản tác phẩm đó? Trả lời: * Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia, người đã có một thời kỳ làm thư ký và từng tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng Việt Minh, ông đã chứng kiến sức chiến đấu kiên cường, dẻo dai và vĩ đại của bộ đội ta qua ký ức của mình. - Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Mô-rít-xơ Bi-gia kể lại: “Chúng tôi được cấp trên cho biết là ở đó không có quân Việt Minh. Nhưng chính xác là đã có hai đại đội. Một vài lính của tôi đã bị bắn chết khi còn lơ lửng trên không trung, số khác thì bị đâm chết khi chạm đất. Cuộc chiến đấu ác liệt suốt cả ngày. Bốn mươi lính của tôi đã chết”. - Tướng Giáp đã ra lệnh thành lập hai đội quân, một đội dân công gồm 200.000 đàn ông, đàn bà và thanh niên làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và một đội quân chính quy 50.000 người. - Quân Pháp đã sớm cảm nhận được sức ép của Việt Minh. Như tướng Nava viết: “Khi chiếm Điện Biên Phủ, tôi chỉ tính phải đối mặt với hai Sư đoàn, nhưng cuối cùng là hai Sư rưỡi, rồi ba Cho tới ngày 20 tháng 12 tôi mới biết được rằng chúng tôi phải đương đầu với bốn Sư đoàn. Vào thời điểm đó đã quá muộn để rút khỏi Điện Biên Phủ. - Thời điểm tấn công của tướng Giáp theo dự đoán là 17 giờ ngày 13/3 đã đến nhưng không có gì xảy ra. Đại tá Lăng-gơ-le nhớ lại: “Nhưng rồi, gần như là cùng một lúc, 200 khẩu pháo của tướng Giáp đã nã không lúc nào ngớt vào khu trung tâm nằm trên cánh đồng bằng phẳng không một vật che chắn trong một tam giác mỗi chiều 8 kilômét”. Loạt đạn đầu tiên đã giết chết viên chỉ huy pháo binh của khu trung tâm. - Trong những giờ đầu tiên, chỉ trên một quả đồi, 500 lính Pháp đã bỏ mạng. Vào lúc hoàng hôn, cả một Sư đoàn bộ binh Việt Minh đã xung phong lên cứ điểm Bê-a-tờ-ri-sơ (Him Lam), gần khu trung tâm nhất. Tới nửa đêm, vị trí này đã trở thành một nấm mồ. Chỉ có 200 trong số 700 lính đồn trú ở đây thoát chết. Viên chỉ huy pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát bằng một quả lựu đạn. - Người pháp đã sáng dần ra. Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia nói: “Tôi thấy lính của tôi biến mất hết người này đến người khác. Tiểu đoàn 800 người nhảy dù cùng tôi chỉ còn lại 700, 600, 400, 300, rồi khoảng 180 và cuối cùng chỉ còn lại 80 người sống sót”. - Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Việt Minh: “Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kì như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 cây số trong đêm bằng sức của một bát cơm, trong những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ trở thành những người lính bộ binh ngoại lệ và họ đã đánh bại được chúng ta”. * Câu nói ấy được trích trong tác phẩm “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày” của Michael Maclear, do Nhà xuất bản Thèmes Methuen (Mỹ) xuất bản năm 1991. Câu 7: những suy nghĩ và tình cảm của Anh (chị) về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? Để giữ vững và phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo Anh (chị) hiện nay chúng ta phải làm gì? (Bài viết không quá 1000 từ) Trả lời:
File đính kèm:
- bai_du_thi_tim_hieu_60_nam_chien_thang_dien_bien_phu_0751954.doc