Tuyển tập đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm 2020-2021

Câu 1 (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Địa hình đồi núi và trùng điệp với động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ. Ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác trên các sườn núi ven hồ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

(Theo Wikipedia - Internet)

a. (0.5 điểm) Tìm 01 từ láy có trong văn bản trên

b. (0.5 điểm) Theo văn bản, yếu tố nào cho phép Hòa Bình phát triển du lịch vùng lòng hồ?

c. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi"

d. (1.0 điểm) Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương Hòa Bình? (trả lời trong khoảng 3 -5 dòng)

Câu 2 (2.0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) về các giải pháp để bảo vệ cảnh thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình.

 

doc 60 trang cucpham 01/08/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm 2020-2021

Tuyển tập đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm 2020-2021
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM 2020-2021
Sở GD&ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH)
Ngày thi: 11/07/2020
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Địa hình đồi núi và trùng điệp với động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ. Ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác trên các sườn núi ven hồ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
(Theo Wikipedia - Internet)
a. (0.5 điểm) Tìm 01 từ láy có trong văn bản trên
b. (0.5 điểm) Theo văn bản, yếu tố nào cho phép Hòa Bình phát triển du lịch vùng lòng hồ?
c. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi"
d. (1.0 điểm) Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương Hòa Bình? (trả lời trong khoảng 3 -5 dòng)
Câu 2 (2.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) về các giải pháp để bảo vệ cảnh thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn
Câu 1.
a. Từ láy: thấp thoáng; rải rác
b. Yếu tố cho phép Hòa Bình phát triển du lịch lòng hồ: địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiến, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Nooc mở ra những tuyển du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch lòng hồ.
c.
- Biện pháp liệt kê: Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc.
- Tác dụng: nhấn mạnh sự đa dạng, phong phủ trong tài nguyên thiên nhiên Hòa Bình.
d. Qua văn bản đã gợi lên cho em:
+ Lòng yêu quý tự hào về quê hương.
+ Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữa gin và phát huy vẻ đẹp vốn có của quê hương.
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề nghị luận: giải pháp bảo vệ cảnh quan quê hương Hòa Bình.
Bàn luận
- Hiện nay thực trạng phá rừng, phá cảnh quan thiên nhiên để phục vụ mục đích kinh tế ngày càng trở nên phổ biến. Đứng trước tình trạng đó, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên càng trở nên cấp thiết hơn.
- Giải pháp:
+ Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với cảnh quan thiên nhiên.
+ Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của cảnh quan thiên nhiên để từ đó có hướng khai thác hợp
+ Vừa khai thác vừa bảo vệ, khai thác có chừng mực, không phá hoại cảnh quan.
+ Chính sách phạt nghiêm minh với những kẻ làm trái quy định.
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 3. Dàn bài tham khảo
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghị giải phóng miền Nam.
- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.
Tác phẩm:
- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lãng.
- In trong tập “Như mây mùa xuân – 1978. - Hai khổ thơ đầu cho thấy tinh cam thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác.
2. Phân tích
2.1 Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lãng
* Hai câu thơ đầu:
- Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khi đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền"
+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.
+ Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời,
* Hai câu thơ tiếp theo:
- Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ
-> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước
- “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
-> Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi
2.2 Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng
- Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim -> để dâng tiếng hót
+ Muốn làm đóa hoa -> dâng hương sắc
+ Muốn làm cây tre -> trung hiểu
-> Điệp từ “muốn làm lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ.
- Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hỏa thân vào thiên nhiên để được gần Bác
-> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác
- Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc
=> khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
Sở GD&ĐT Bạc Liêu
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Văn
Ngày thi: 13/7/2020
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."(1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
- Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).
Câu 1: (5,0 điểm).
Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Câu 2: (8,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biến bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé, 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long,
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2020
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
b. Trích dẫn trực tiếp.
c. Phép thế: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc." = "Thay vì thế"
Câu 2: (2,0 điểm)
- Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.
Câu 3: (2,0 điểm)
Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)
Ví dụ: Đồng tình vì:
- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.
- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.
- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.
II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).
Câu 1: (5,0 điểm).
Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ ... yến khích những người có ý chí mạnh mẽ.
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Bàn luận:
*Giải thích câu tục ngữ
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- “một cây” thì không thể làm “nên non”
- “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết
- “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
*Dẫn chứng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
- Trong thực tế lịch sử: Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm, Bác Hồ có câu: “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
- Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất, họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
*Bài học kinh nghiệm: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hồ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Bài học rút ra được từ câu tục ngữ: Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập và phấn đấu để cùng tiến bộ.
Câu 3 (5.0 điểm)
Tương tự câu 3 mã đề 2
Đáp án môn Văn Mã đề 2
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. Nội dung của đoạn thơ: hình ảnh vầng trăng tháng 5
c. Biện pháp tu từ nhân hóa "chị Hằng" làm tăng sức gợi hình, gợi cảm của câu thơ.
Câu 2. (3.0 điểm)
Giới thiệu vấn đề: "thương người như thể thương thân" là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là lối sống giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp hưn.
Bàn luận vấn đề
*Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
*Những biểu hiện
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng hác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh, Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
Phản đề: vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
Kết thúc vấn đề
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
Câu 3. (5,0 điểm)
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Dẫn dắt trích thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe
Thân bài
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
– Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận.
– Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
– Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
+ Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ.
+ Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.
=> Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
2. Hình ảnh người lính lái xe
* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.
a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.
+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.
+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.
– Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.
+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim” diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.
b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm
Không có kính, ừ thì có bụi,
.
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có”;”ừ thì”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!
Kết luận: Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_2021.doc