Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm. chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, . là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền. mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi. là còn mải, đó chính là tình người!

(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)

Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm.”

Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

 

docx 287 trang cucpham 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn
TUYỂN TẬP ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 1O
Đề số 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 	Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
 	Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
 	Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi".
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 155-156)
GỢI Ý ĐÁP ÁN 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Các từ sắp xếp thành một trường từ vựng "thành phần tổ chức từ thiện": mạnh thường quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường, người từng có quá khứ lỗi lầm.
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Câu 4 (0,50 điểm): Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
Cả bè hơn cây nứa.
Góp gió thành bão
Hợp quần gây sức mạnh.
Lá lành đùm lá rách
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Thương người như thể thương thân.
Dân ta nhớ một chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụp lại nên hòn núi cao.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Nhiễu điều phũ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Tham khảo đoạn văn sau:
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuôc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Câu 2. (5,0 điểm):
+ Mở bài
– Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
– Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
– Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
– Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
+ Thân bài.
Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.
“Hồi nhỏ sống với rừng
Với sông rồi với biển”
“trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”
Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
– Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.
- Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.
+ Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường
– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ.
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
-Tác giả vội vàng "bật của sổ" như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi,.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. – Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
- Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
- Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
- Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé. * Liên hệ bản thân em và bài học em rút ra được
+ Kết
- Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.
- Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập C ... Câu “Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” có phải câu nghi vấn không? Vì sao?
Phần II: (6 điểm) Bếp lửa là bài thơ gợi lại kỉ niệm về người bà và tình bà vừa sâu sắc, vừa thấm thía, vừa quen thuộc với mọi người. Trong bài thơ có câu thơ :
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
Câu 1: Bài thơ Bếp lửa là sáng tác của ai? Hãy chép đoạn thơ có câu thơ trên?
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và một câu có khởi ngữ với chủ đề: Đoạn thơ đã làm hiện lên hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, luôn hướng về kháng chiến, Cách mạng. (Gạch dưới phép lặp và khởi ngữ).
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên còn có đoạn :
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
Trong những câu thơ trên hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa gì?
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - Thanh Hóa
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a. Từ "hoa'' trong những câu thơ sau đợc dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
                         -Làn thu thủy nét xuân sơn
                    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
                                                                        ( Truyện Kiều, Nguyễn Du )
                             -Hoa cười ngọc thốt đoan trang
                    Mây thua nước tóc thuyết nhường màu da.
                                                                        ( Truyện Kiều, Nguyễn Du )
b. Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần biệt lập gì?
           Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi Người, nghe thật xót xa.
                                                       ( Chiếc lợc ngà, Nguyễn Quang Sáng ) 
c. Câu in đậm trong đoạn trích sau có hàm ý gì?
          - Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
          Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
                                                       ( Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long )
Câu 2 ( 3.0 điểm)
          Mẹ sẽ đưa con đến trờng, cầm tay con dắt qua cổng, rồi buông tay mà nói: ''Đi đi, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,"
                                                            ( Cổng trường mở ra, Lí Lan )
           Từ hành động buông tay và câu nói của Người mẹ, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tính tự lập trong học tập và cuộc sống.
Câu 3 ( 5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
                                             Người đồng mình thương lắm con ơi
                                             Cao đo nỗi buồn
                                             Xa nuôi chí lớn
                                             Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
                                             Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
                                             Sống trong thung không chê thung nghèo đói
                                             Sống như sông như suối
                                             Lên thác xuống ghềnh
                                             Không lo cực nhọc
                                             Người đồng mình thô sơ da thịt
                                             Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
                                             Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
                                             Còn quê hương thì làm phong tục.
                                                                           ( Nói với con, Y Phương)   
Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 - Đề số 6
Câu 1: (1 điểm) 
Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên? 
Câu 2: (1 điểm) 
Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa  thành phần cảm thán và tình thái. 
Câu 3: (3 điểm) 
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn  quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi) 
Câu 4: (5 điểm) 
Phân tích đoạn thơ sau:
” Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc” 
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Đáp án đề thi thử môn Văn vào lớp 10 năm 2014 - Đề số 6
CÂU 1: Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Tình huống truyện:
Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.
Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.
Ý nghĩa của hai tình huống truyện:
Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình chan con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.
CÂU 2: Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa  thành phần cảm thán và tình thái
Đoạn hội thoại:
Em chào thầy ạ !
Thưa thầy, ngày mai có học giờ Ngữ văn không?
Thầy giáo trả lời:
Có lẽ, ngày mai chúng ta được nghỉ. Tuần sau, thầy dạy bù.
Lí giải:
Từ ” ạ” – > Cảm thán
Từ ”có lẽ” -> Tình thái
CẨU 3: Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn  quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khỏang một trang giấy thi
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người cũng phải nỗ lực học tập tốt để bắt nhịp với cuộc sống mới. Lênin cho rằng” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của chúng ta thì như thế nào?
Câu nói của Lê nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta tích lũy được. Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một  điều là: Con người có được sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng của tri thức.
Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng phong phú , khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu , không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội.
Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những phẩm chất khác như tài , đức, nhân cách
Có thể phê phán tư tưởng coi thường tri thức hoặc ỉ vào tài sản của bố mẹ.mà không chịu học hỏi để có tri thức.
Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa lời khuyên của Lê nin . Ý thứ cla2m chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước.
CÂU 4: Phân tích đoạn thơ sau:
” Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
a) Mở bài:
” Sống đời có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau ”
- Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng .
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác khoảng tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh trước lúc qua đời.
- Hai khổ thơ thể nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sứ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
b) Thân bài:
Ước nguyện của tác giả:
Từ cảm xúc của về mùa xuân  của thiên nhiên , đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm, khát vọng được muốn đóng góp sức lực của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
” Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp từ ” ta làm” đượ lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp., làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời.
Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người
Là cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹo thiên nhiên
Làm một nốt trầm của hòa ca làm axo xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân ( ẩn dụ độc đáo)
« Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình »
Quan niệm sống của tác giả:
Dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc là hai quãng đời trái ngược nhau.Nhưng dù ở thời điểm nào cũng không thay đổi lòng nhiệt huyết cống hiến cho đời.
”Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
-Điệp từ «  dù là » , là biểu hiện sự quyết tâm cao độ đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh phải chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng quý biết bao.
c) Kết bài :
- Đoạn thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng , tha thiết, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến cho đời . Nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
«Ôi ! sống đẹp là thế nào hợi bạn
Bữa cơm chỉ dưa muối đầy vơi
Chân lí chẳng cần chi đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời »

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.docx