Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 7

Đề số 1:

 Loài cây mà em yêu.

Đề số 2:

Bóng dáng của một người thân yêu.

Đề số 3:

Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.

Đề số 4:

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.

Đề số 5:

 “ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó ”

Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề số 6:

Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:

 “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.

 Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.

 

doc 35 trang cucpham 20/07/2022 7500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 7

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 7
Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7
MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ: 
Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...).
Đề số 1:
 Loài cây mà em yêu.
Đề số 2: 
Bóng dáng của một người thân yêu.
Đề số 3: 
Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.
Đề số 4: 
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.
Đề số 5:
 “ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó” 
Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề số 6: 
Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: 
	“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
 	Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Đề số 7:
 Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”.
	Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.
Đề số 8: 
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai) 
	Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Đề số 9:
 “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” 
	 (Theo Ngữ văn 7, tập hai) 
	Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
Đề số 10: 
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. 
	Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Đề số 11: 
Câu 1 :
 Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Câu 2 :
 Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn học Việt Nam.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
Đề số 12
Câu 1: ( 6 điểm)
 Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết: 
 “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
 Nước gưong trong soi tóc những hàng tre 
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ.
Câu 2: ( 14 điểm
 Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Đề số 13
 	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
 MÔN :NGỮ VĂN 7 
Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau : 
“ Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà. 
 Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh , tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”
 ( “Sài Gòn tôi yêu” - Lê Minh Hương)
 Tác giả giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào ? Cái hay của cách giới thiệu ấy?
 Người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào ? Cách bộc lộ có gì đặc biệt?
Câu 2 : (6 đ) Nhà văn người Đức Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư gửi mẹ” như sau :
 “Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ 
 Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì
 Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
 Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi
 Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
 Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào 
 Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật 
 Con thấy mình bé nhỏ làm sao .”
 ( Tế Hanh dịch)
Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
Hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản ? 
Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 : (10 đ). Có một đọan thơ rất hay , rất xúc động viết về Bác Hồ kính yêu như sau :
 “ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng Bác phải ra đi.
Cho tôi làm sống dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất 
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre 
Đêm xa nước đầu tiên , ai nỡ ngủ 
Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở 
Xa nước rồi ,càng hiểu nước đau thương”
 (“Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên)
Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì ? 
Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “ nhưng”.
Viết đoạn văn biểu cảm ( 12 -15 câu) về đọan thơ trên.
Đề số 14
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
 MÔN: NGỮ VĂN.
	( Thời gian làm bài: 120 phút )
Câu1 ( 2 điểm ): Đọc đoạn thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”
	 	( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh )
Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân ra trận?
A. Nhân hoá và so sánh.	B. So sánh và điệp ngữ.
C. Điệp ngữ và ẩn dụ.	D. Điệp ngữ và nhân hoá.
2. Có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào trong ba câu thơ có từ “nghe”?
A. Thính giác ’ xúc giác.	B. Thính giác ’ khứu giác.
B. Thính giác ’ cảm giác 	C. Thính giác ’ vị giác.
3. Nhận xét về cấu tạo của câu “ Nghe gọi về tuổi thơ”?
A. Là câu đơn bình thường. 	B. Là câu đặc biệt.
C. Là câu rút gọn.	 	C. Cả A,B,C sai.
4. Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” được xuất hiện mấy lần?
A. Hai.	B. Bốn.
C. Sáu.	D. Tám.
Câu 2 ( 2 điểm ): 
	“ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”
	( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )
	Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy?
Câu 4 ( 6 điểm ):
	“Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”
	( Ana tôn Prance. )
	Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7
	MÔN: NGỮ VĂN.
Câu1 ( 2 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 	 1. C	2. B	 3. C	 4. B.
Câu2 ( 2 điểm ): Mỗi ý trả lời đúng cho 1 điểm:
Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay.
Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh thần, tình cảm...
Câu3 ( 6 điểm ):
Yêu cầu chung:
- Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
Yêu cầu cụ thể:
HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, cảm thụ đôi chỗ khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
Tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên:
+ Viết nhiều về thiên nhiên ( Đặc biệt là trăng.)
+ Có nhiều rung động, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.
+ Chan hoà, mật thiết với thiên nhiên, cảnh vật.
Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.
+ Chất nghệ sĩ và tâm trạng người chiến sĩ luôn thống nhất trong con người của Bác.
Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 6: Đáp ứng yêu cầu nêu trên, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học. Có những cảm nhận và phát hiện mới mẻ, tinh tế.
Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt, trình bày.
Điểm 2: Chưa thật hiểu đề, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Đề số 15
Từ một bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Đề số 16
Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 7.
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 
 NGA SƠN Năm học 2010-2011
Đề chính thức
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
 SBD: Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011
 ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 3 điểm )
 Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau:
 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được ...  điểm):
	Chỉ rõ và phân tích nét độc đáo trong cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích sau:
	“Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em  Từ đấy chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
	Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”.
(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoà)
Câu 2 (7 điểm):
 Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông?
Câu 3 (10 điểm):
 Từ các văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”, “Sài Gòn tôi yêu” trong sách Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ về tình yêu, lòng tự hào với quê hương, đất nước, con người.
 ĐỀ THI HSG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Câu 1 (6 điểm): Phân tích những giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau:
“Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
	Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
 (Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)
Câu 2 (14 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
 ĐÁP ÁN
Câu 1(4đ): 
 - Yêu cầu và biểu điểm: 
HS nêu được những nét nghệ thuật tiêu biểu:
1. Nghệ thuật (2,5điểm) – mỗi ý 0,5điểm
 + Từ ngữ cảm thán “ơi” => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.
 + Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa.
 + Đảo ngữ: “mênh mông biển lúa” => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng.
 + So sánh “đâu trời đẹp hơn” => lòng tự hào về đát nước VN.
 + Thể thơ lục bát quen thuộc
 + Dùng từ Hán Việt “Trường Sơn” => Tình cảm trang trọng.
2. Nội dung: (1,5điểm)
- Đoạn thơ ca ngợi đát nước VN rộng lớn, giàu đẹp, nên thơ, trù phú cùng với vẻ đẹp hùng vĩ “đỉnh Trường Sơn”. Đó chính là tình cảm yêu mến thiết tha, lòng tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.
Câu 1(6đ): HS cần nêu được các ý sau:
A. MB: Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa, nét thành công tiêu biểu. Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình thiết tha sâu nặng. (1điểm)
 B. TB: Kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. (4đ)
a. Kỉ niệm tuổi thơ. (2đ) – mỗi ý 0,5 điểm
-Âm thanh tiếng gà gáy trưa bên xóm nhỏ bất chợt gợi về cả một trời thương nhớ.
 + Nỗi nhớ da diết những tháng năm tuổi thơ sống bên bà, nhận được sự chăm chút dạy bảo ân cần của bà.
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, ổ rơm hồng sắc trứng.
+ Kỉ niệm nhìn trộm gà đẻ trứng bị bà mắng yêu: 
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
..lo lắng”
+ Niềm vui của cháu thơ, cảm giác sung sướng khi được xúng xính trong bộ quần áo mới:
 “Ôi cái quần quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
.............sột soạt”
2. Hình ảnh người bà và tình bà cháu. (1đ)
 + Bà luôn chịu thương, chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà và dành tất cả tình yêu thương cho cháu “Bà lo đàn gà toi/.Cháu được quần áo mới”.
+ Bà chăm chút, dạy bảo cháu nên người => bà là người phụ nữ tần tảo giàu đức hi sinh.
3. Nghệ thuật: (1đ)
 + Thể thơ năm chữ phù hợp với dòng cảm xúc êm đềm gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Những hình ảnh,chi tiết hết sức bình dị, gần gũi mà thiêng liêng “tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng..”
+ Điệp từ “Tiếng gà trưa, nghe, vì..” -> nhấn mạnh tình cảm đẹp – người chiến sĩ ra đi chiến đấu bắt nguồn từ tình yêu quê hương thân thuộc.
C. KB: (2đ)
- Bài thơ chan chứa kỉ niệm về tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu mà ấm áp. Đó chính là điểm tựa là sức mạnh nâng đỡ bước chân người chiến sĩ trên đường hành quân đầy gian nan của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Tình yêu thương sâu nặng của bà đối với cháu và sự kính trọng, biết ơn của cháu đối với người bà thân thương. 
- Gợi nhắc mỗi chúng ta thêm yêu quê hương, Tổ quốc mình.
--------------------------------------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2006 - 2007
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
 Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).
Câu 2 (5 điểm):
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (12 điểm):
 Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
Đáp án :
Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:
Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
 Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
 Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
 - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
 - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
 - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
* Cho điểm:
 - Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
 - Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
 - Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2 (5 điểm):
* Yêu cầu:
 Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
 - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
 - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
 - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
* Cho điểm:
 - Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế.
 - Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng.
 - Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.
 - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 (12 điểm):
a) Mở bài (0,5 điểm):
* Yêu cầu:
 Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:
 - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (11 điểm):
* Yêu cầu:
 Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
 - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình.
 - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.
 - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
 + Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
*********************

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.doc