Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru

 ( Trích lời bài hát của Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Hãy đặt nhan đề cho lời bài hát ở trên?

Câu 2: Xác định các từ láy có trong lời bài hát và cho biết các từ láy đó thuộc loại từ láy nào?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

Câu 4: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời ru trong câu: “ Dẫu đi trọn một kiếp người/ Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru”.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 5: (4,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống.

 

doc 329 trang cucpham 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7
Kinh nghiệm khi bồi dưỡng HSG
Khi bồi dưỡng, GV đừng quá nặng nề lí thuyết vì thực tế lí thuyết các em đã được học trên lớp mà thay vào đó là dùng các đề thi để củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức.
Sau mỗi buổi bồi dưỡng, giáo viên cho các em vài đề để các em về nhà lập dàn ý, đến buổi thứ 2 giáo viên kiểm tra, chữa đề và nhận xét. Buổi tiếp theo cũng tương tự, chúng ta dạy cuốn chiếu, đề nào dễ có thể chỉ cho HS làm trước chứ ko cần dạy kĩ.
Yêu cầu các em nhớ dàn ý siêu ngắn gọn, tức là mỗi đề (đề tự luận 10 điểm) giáo viên yêu cầu các em chỉ được làm trong 20 đến 30 chữ là tối đa. Từ 20 chữ này Gv tiếp tục yêu cầu các em triển khai thành dàn ý chi tiết.
Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩc là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau:
+ Giải thích
+ Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc
+ Ánh sáng của lòng cảm thồn, chia sẻ
+ Ánh sáng của tình thương yêu
+ Ánh sáng của lòng tự trọng
+ Đặc sắc về nghiệ thuật
à Đây là dàn ý siêu ngắn gọn
Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ, GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là cái bẩy của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận Vh là 60 đến 65 phút. 
Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian
Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm, 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi.
Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ: GV có thể hỏi câu “lên lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH
Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi.
Chúc các bạn thành công.
MỤC LỤC CÁC CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC HSG NGỮ VĂN 7
MỤC LỤC CÁC CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC HSG NGỮ VĂN 7
Đề số
Nội dung câu nghị luận văn học
Trang
Nhà văn Pháp Ana-tôn- Phrăng - xơ từng nói: “ Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”.
Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.
12
Có ý kiến cho rằng “ca dao là tiếng hát ngợi ca tình cảm gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước”. Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
18
Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. 
27
 Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa qua Những câu ca dao than thân và bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), trong chương trình Ngữ văn 7, Tập 1 đã học và đọc thêm.
34
 Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
 Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
43
Chứng minh ý kiến của Bác Hồ: “Ca dao là những hòn ngọc quý”.
49
Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ." Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
56
Có ý kiến cho rằng: Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la của họ. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
57
 Có ý‎ kiến cho rằng: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của vườn tược làng quê mà còn thể hiện một cách chân thật, cảm động tình bạn thiêng liêng cao cả”
 Dựa vào việc đọc hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà, em hãy làm sáng tỏ ‎ý kiến trên.
64
Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số. Thơ chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo.
Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ ý kiến trên.
69
Có nhận định cho rằng: Một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) là thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai bài thơ “Sông núi nước Nam” - Lý Thường Kiệt (?) và “Phò giá về kinh” - Trần Quang Khải.
74
Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.
79
Bằng kiến thức đã học và đã đọc về thơ của Bà Huyện Thanh Quan, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau :
	“Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện.”
84
 Có ý kiến cho rằng : “Người cầm bút có tâm là người luôn đào sâu phát hiện những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người ”. 
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua tác phẩm bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
90
Có ý kiến cho rằng, bài thơ bạn đến chơi nhà là một thi phẩm đặc sắc về tình bạn thắm thiết, chân thành. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
97
“ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó” 
104
Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ.
110
Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” đã thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả trước nỗi thống khổ, lầm than của nhân dân lao động. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
123
Nhận định về tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng: “Tên quan phủ lòng lang dạ thú ấy chính là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của 84chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ.”
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Sống chết mặc bay” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
132
 “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp)
Qua bài thơ “bánh trôi nước”- của Hồ Xuân Hương, em hãy chứng minh.
138
Câu 2: Chứng minh: “Thơ Bác đầy trăng”.
154
Vầng trăng chiến khu và tấm lòng chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh qua “Cảnh khuya” (1947) và “Rằm tháng Giêng” (1948).
155
Có ý kiến cho rằng, bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên say đắm lòng người mà ở đó còn có con người thật đẹp. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ cảnh khuy, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
164
Nhà phê bình Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Bằng những bài thơ đã học, đã biết em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
172
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
180
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy lựa chọn, phân tích các dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 7 để làm sáng tỏ điều đó.
197
	Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch và Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương.
202
 Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định:
 “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy lựa chọn, phân tích các dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 7 để làm sáng tỏ điều đó.
205
 Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
213
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên?
222
Phân tích nhận xét của Tế Hanh có một nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới.
227
Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
          “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”.
          Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
236
	Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng:
	Thơ là tiếng lòng.
	 	 (Diệp Tiếp)
	Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
243
	Từ cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm sự của thi nhân qua các bài thơ “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi); “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh), em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm về niềm vui sống giữa thiên nhiên. 
248
	Từ các văn bản Những câu hát vầ tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), em hãy bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
253
Câu 1: Đề ... đây là lời khích lệ, động viên ân cần, dịu dàng và ngập tràn tình yêu thương của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên...”. Điệp từ “đi đi con” như một lời dục dã, khẩn thiết. Động từ “ hãy’’ như một mệnh lệnh, thiêng liêng, tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con tự tin hơn trước thế giới hoàn toàn mới lạ. Đằng say lời nói với con bằng cách tự tâm sự với chính mình ấy, ta thấy được mẹ tin tưởng và hy vọng ở con rất nhiều.
* Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực. Bước qua cánh cổng trưởng nghĩa là từ một tuổi thơ bé bỏng, nhiều dại khờ để từng bước lớn lên, xứng đáng là người công dân tốt sau này.
* Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc qua những dòng độc thoại nội tâm, chỉ một câu văn ngắn thôi, Lí Lan đã cho thấy tâm trạng xiết bao tự hào, ngập tràn hạnh phúc của mẹ khi con được bước vào thế giới kì diệu mái trường. Qua đó, ta thấy được tình tình mẫu tử thiêng liêng, vai trò to lớn của nhà trưòng đối với mỗi con người.
c. Kết đoạn: Lời nói đã cho ta thấm thía tình yêu thương của mẹ, người thầy đầu tiên trong bước đường trưởng thành của mỗi người, đồng thời cũng gợi dậy trong ta niềm hạnh phúc và tự hào vì được sống dưới mái trường mến yêu.
Đề bài: Cảm nhận của em về tình anh em trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Khánh Hoài, tác phẩm: Cuộc chia tay của những con búp bê
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm: tình anh em
- Cảm nhận chung: xúc động
Tham khảo: Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm anh thắm thiết giữa Thành và Thủy.
B. Thân bài: Tìm những biểu hiện của tình cảm anh em.
Ý 1: Trước hết, ta cảm nhận được tình cảm anh em của hai đứa trẻ qua dòng hồi tưởng đầy tâm trạng của Thành. 
- Đêm qua, Thuỷ: nức nở, tức tưởi; Thành: cắn chặt môi, nước mắt cứ trào như suối, ướt đầm cả gối và hai tay áo. Sáng hôm ấy, Thuỷ lặng lẽ đặt tay lên vai anh. Thành vuốt tóc em. Hai anh em cùng im lặng. Những chi tiết ấy cho thấy, hai anh em rất thương nhau, hiểu nhau, đồng cảm cao độ trước nỗi đau của nhau. Trong những giây phút đau đớn nhất, Thành biết dồn nén nỗi đau “Cắn chặt môi” vì không muốn làm em đau lòng thêm nữa. Cậu bé vuốt tóc em để an ủi, động viên em. Còn thủy, em đặt bàn tay ấm áp lên vai anh để chia sẻ nỗi đau cùng anh. Hai anh em ngồi im lặng bên nhau, không nói với nhau một lời nào, vì nói ra chỉ làm đau lòng nhau hơn. Dường như chúng bỗng già đi trước nỗi đau quá lớn, làm động thấu đến nỗi lòng trắc ẩn của tất cả chúng ta.
- Không chỉ vậy, tình cảm anh em còn được thể hiện qua kỉ niệm đầy cảm động giữa hai anh em lúc gia đình còn yên ấm: Thuỷ ra tận sân vận động vá áo cho anh. Còn Thành, chiều nào cũng đón em đi học về, nắm tay em trò chuỵên. Hai anh em đầy yêu thương, gắn bó: cô em gái thương anh hết mực, rất quan tâm và chăm chút cho anh; cậu anh trai cũng rất thương em, rất quan tâm đến cô em gái của mình.
Ý 2: Tình cảm anh em càng được bộc lộ rõ nét hơn qua sự việc chia đồ chơi, chia búp bê vô cùng xúc động. Mặc dù mẹ dục tới hai lần nhưng thủy không sao chia nổi búp bê vì lòng đầy mâu thuẫn. Con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ là đồ chơi thân thiết, gắn với kỉ niệm đẹp của hai anh em, gắn với những tháng ngày gia đình sum họp, hạnh phúc. Thủy không muốn chia lìa hai con búp bê, không muốn nó phải đau đớn như mình nhưng lại muốn để con “Vệ sĩ” ở lại với anh vì thương anh ngủ một mình không yên giấc. Giây phút chia, Thủy đã quyết định để con vệ Sĩ ở lại gác đêm cho anh và cũng để con Em nhỏ lại để chúng không bao giờ phải rời xa nhau. Chi tiết ấy khiến người đọc xiết bao xúc động: Trong tột cùng đau đớn, Thủy vẫn quên mình để nghĩ về người khác, nghĩ cho anh trước khi nghĩ cho mình. Chi tiết cũng tô đậm vẻ đẹp tuyệt vời về tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh nhường nhịn của trẻ thơ. Phải có tình cảm anh em gắn bó thân thiết lắm, Thủy mới có được những biểu hiện đẹp đến như vậy.
Ý 3: Tình cảm anh em còn được thể hiện qua nỗi lòng của Thành khi chứng kiến cuộc chia tay đầy đau đớn của em ở lớp học. Giây phút vừa cùng Thủy bước ra khỏi lớp học, Thành kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Thành thấy kinh ngạc bởi em không hiểu vì sao tâm hồn mình đang giông bão, cả đất trời như sụp đổ vì sắp phải chia tay với cô em gái bé bỏng mà bên ngoài vẫn bình yên, không có gì đổi thay, cảnh vật vẫn êm đẹp, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người đã khắc sâu thêm nỗi đau quá sức chịu đựng của nhân vật trước những bất hạnh, thiệt thòi của cô em gái. 
Ý 4: Xúc động nhất về tình anh em có lẽ là những chi tiết kết thúc tác phẩm. Lời dặn dò của Thủy trước lúc lên xe: “Anh ơi, khi nào áo anh rách thì anh hãy tìm về với em, em sẽ vá cho” và Thành “mếu máo, đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo bóng em” đã làm cho người đọc không sao cầm nổi nước mắt. Trong giây phút đau đớn đến tê dại ấy, hai anh em vẫn giành hết tình yêu thương cho nhau. Xa anh nhưng cô em gái vẫn không thôi nghĩ về anh, lo cho anh trong nhưng tháng ngày xa cách. Còn người anh thì vẫn luôn hướng về cô em gái, nhìn theo em với cái nhìn đầy tiếc nuối, đớn đau. Cái nhìn ấy mãi còn để lại những ám ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc.
Ý 5: Đánh giá.
- Tình cảm anh em trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” thật sâu sắc và cảm động. Tình cảm ấy đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân hậu, vi tha của trẻ thơ. Trong tột cùng đau đớn vẫn giành hết tình yêu thương cho nhau, luôn nghĩ về nhau.
- Tác giả: Nhà văn Khánh Hoài với ngòi bút kể chuyện đặc sắc, khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, phù hợp tâm lí lứa tuổi, tạo dựng tình huống độc đáo, ý nghĩa; với ngòi bút yêu thương, trân trọng đối với trẻ thơ, đã viết nên câu chuyện về tình anh em xúc động lòng người.
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Thành khi ra khỏi trường học. 
 Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, chắc hẳn người đọc sẽ không quên được chi tiết miêu tả tâm trạng của Thành khi vừa cùng em gái bước ra khỏi trường học: tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vấn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự đối lập giữa nội tâm và ngoại cảnh. Thành thấy kinh ngạc bởi em không hiểu vì sao tâm hồn mình đang giông bão, cả đất trời như sụp đổ vì sắp phải chia tay với cô em gái bé bỏng mà bên ngoài vẫn bình yên, không có gì đổi thay, cảnh vật vẫn êm đẹp, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người đã khắc sâu thêm nỗi đau, nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái bơ vơ, lạc lõng; tô đậm hoàn cảnh bất thường của nhân vật. Qua tình huống trớ trêu ấy, nhà văn bày tỏ niềm cảm thương đối với bất hạnh của trẻ thơ khi gia đình tan vỡ. Tâm trạng của Thành trong khoảnh khắc ấy mãi mãi còn ám ảnh lòng người.
Đề bài: Cảm nhận của em về cuộc chia tay của hai anh em Thuỷ và Thành ở cuối truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
A. Mở bài: 
Cách 1: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, cuộc chia tay của hai anh em Thủy và Thành ở cuối truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Cách 2: Đọc tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, người đọc không cầm nổi nước mắt khi phải chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thủy và Thành ở cuối truyện.
B. Thân bài:
- Câu 1: khái quát: Đây là một cuộc chia tay cảm động, đẫm nước mắt.
Ý 1: Cuộc chia tay cảm động: Phần cuối truyện đã thể hiện ở tình cảm hai anh em trong phút chia ly thật cảm động, đặc biệt là tình cảm của Thuỷ giành cho Thành:
- Thuỷ dặn dò anh: khi nào áo anh rách anh tìm về chỗ em, em vá cho.
- Để búp bê lại cho anh: Thuỷ cầm con em nhỏ trèo lên xe, không đành Thuỷ chạy vào đặt con em nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và nói với anh: anh không bao giờ được để chúng rời xa nhau, anh hứa đi, anh nhớ chưa?
® Những biểu hiện ấy đã cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha, đức hi sinh nhường nhịn của người em gái. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, đức hy sinh quên mình của trẻ thơ bằng những hành động đã làm cho người đọc xúc động không sao cầm được nước mắt.
Ý 2: Cuộc chia tay đau đớn, đẫm nước mắt: Đọc phần cuối câu chuyện, người đọc không khỏi ngậm ngùi trước nỗi đau của con trẻ trong cuộc chia ly:
- Thành: khóc nấc lên, nhìn em qua màng nước mắt, mếu máo.
- Thuỷ: đau đớn, kinh hoàng -> tê dại, ráo hoảnh
® Những chi tiết ấy đã tập trung khắc họa tâm trạng đau đớn đến cùng kiệt của hai anh em. Những đứa trẻ đang đau đớn quằn quại trong phút chia ly. Nỗi đau dường như đã quá sức chịu đựng của con trẻ làm cho người đọc không sao cầm được nước mắt. Gấp trang sách lại rồi nhưng hình ảnh của Thủy và Thành còn mãi ám ảnh người đọc với bao xót xa thương cảm.
- Ở đây, tác giả đã tạo nên một sự đối lập: búp bê được ở bên nhau còn hai đứa trẻ, hai anh em ruột thịt sống chung dưới một mái nhà thì phải xa nhau mãi mãi. Nghịch cảnh đó càng làm nổi bật nỗi đau chia ly, tô đậm hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã không đáng có để một lần nữa người đọc phải nhói đau trong tim khi chứng kiến cuộc chia ly này.
Ý 3: Đánh giá:
- Vấn đề: Từ cuộc chia ly này, Khánh Hoài muốn xoáy vào tim người đọc một cuộc chia ly không đáng có. Nhắc nhỏ người lớn hãy lắng nghe tiếng lòng của con trẻ mà bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Tác giả: 
+ Tài năng: Qua cuộc chia tay ở cuối truyện, ta thấy được ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc hợp tâm lý tuổi thơ.
+ Tấm lòng: Đồng thời, cũng hiểu được tấm lòng yêu thương trẻ thơ, cảm thông sấu sắc với bi kịch của trẻ thơ ở tác giả.

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7.doc