Trắc nghiệm và tự luận môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

Câu 1: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?

A. 19 C. 21

B. 20 D. 22

Câu 2: Bác không tham gia sáng lập tổ chức cách mạng nào dưới đây?

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức thế giới.

C. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 3: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã suy tôn Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn" vào năm nào ?

A. 1980 C. 1990

B. 1985 D. 1995

Câu 4: Hồ Chí Minh đã viết những thể loại văn học nào ?

A. Thơ, kịch, truyện ngắn.

B. Tiểu phẩm, nhật kí.

C. Văn chính luận, truyện kí.

D. Cả A, B và C.

Câu 5: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?

A. Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị.

B. Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức.

C. Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật.

D. Cả A, B và C.

 

doc 193 trang cucpham 28/07/2022 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm và tự luận môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm và tự luận môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

Trắc nghiệm và tự luận môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)
0PHẦN I - ĐỀ VĂN
ĐỀ 1
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
A. Phần trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,5 điểm)
Câu 1: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?
A. 19 	C. 21
B. 20 	D. 22
Câu 2: Bác không tham gia sáng lập tổ chức cách mạng nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Pháp.
B. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức thế giới.
C. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 3: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã suy tôn Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn" vào năm nào ?
A. 1980	C. 1990
B. 1985	D. 1995
Câu 4: Hồ Chí Minh đã viết những thể loại văn học nào ?
A. Thơ, kịch, truyện ngắn.
B. Tiểu phẩm, nhật kí.
C. Văn chính luận, truyện kí.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?
A. Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị.
B. Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức.
C. Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương?
A. Hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn.
B. Ngôn từ phải chọn lọc.
C. Phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải là truyện kí?
A. Con người biết mùi hun khói.
B. Lời than vãn của bà Trưng Trắc.
C. Di chúc.
D. Vừa đi đường vừa kể chuyện.
Câu 8: Bác đã sáng tác văn học bằng những thứ văn tự nào?
A. Tiếng Pháp, Hán và tiếng Việt.
B. Tiếng Pháp, Nga và tiếng Việt.
C. Tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt.
D. Tiếng Anh, Nga và tiếng Việt.
Câu 9: Mục đích những tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh là gì?
A. Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù.
B. Phục vụ những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.
C. Thể hiện chất trữ tình đằm thắm và sự hài hước.
D. Gồm A và B.
Câu 10: Lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Hồ Chí Minh là thơ ca. Các tác phẩm hiện còn được in trong mấy tập thơ?
A. 2 tập	C. 4 tập
B. 3 tập 	D. 5 tập
B. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1: Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào? (3,5 điểm)
Câu 2: Trình bày những nét phong cách nghệ thuật nổi bật của Hồ Chí Minh. Chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể. (4 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.án
C
B
C
D
B
D
C
A
D
B
B. Tự luận
Câu 1. Các ý chính:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng chính vì hoàn cảnh, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm hứng cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. 
Hồ Chí Minh là người am hiểu sâu sắc những quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ. Điều này thể hiện trước hết trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người. 
- Người xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng.
- Người đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại cách mạng là đối tượng phục vụ. Bởi vậy, theo Người, khi sáng tác cần quán triệt những định hướng sau: Viết cho ai? (đối tượng), Viết để làm gì? (mục đích), Viết cái gì? (nội dung), Viết như thế nào? (hình thức).
- Hồ Chí Minh luôn quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm văn chương phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
Câu 2. Các ý chính:
- Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc và nhuần nhuỵ mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Hơn nữa, ở trong mỗi thể loại sáng tác, Người lại có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
- Trong Truyện và kí, ngòi bút Nguyễn Ái Quốc rất chủ động và sáng tạo; khi là lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và giàu tính hiện đại.
- Thơ ca của Hồ Chí Minh có phong cách đang dạng: có nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, lại có những bài là lời kêu gọi, chúc mừng, thăm hỏi, giáo huấn,... thể hiện sự linh hoạt trong việc vận dụng thơ ca vào việc phục vụ các mục đích cách mạng. 
- Lựa chọn những nét tiêu biểu trong các tác phẩm đã học hoặc đã đọc về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ những luận điểm nêu trên một cách linh hoạt.
ĐỀ 2
VI HÀNH (NGUYỄN ÁI QUỐC)
A. Phần trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm)
Câu 1: "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc thuộc thể loại nào ? 
A. Kịch	C. Truyện ngắn 	
B. Bút kí	D. Tùy bút 	
Câu 2: "Vi hành" được viết bằng loại văn tự gì ?
A. Pháp	C. Hán	
B. Nôm	D. Quốc ngữ
Câu 3: "Vi hành" được đăng trên báo:
A. Nam Phong	C. Phong Hóa
B. Nhân đạo 	D. Ngày Nay
Câu 4: "Vi hành" được đăng báo ra vào ngày nào ?
A. 19- 02 - 1920	C. 19 - 02 - 1922	
B. 19 - 02 - 1921	 	D. 19 - 02 - 1923
Câu 5: "Vi hành" viết về chuyến đi của ai ?
A. Khải Định 	C. Vua Thuấn
B. Vua Pie	D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 6: Đối tượng châm biếm, đả kích của "Vi hành" là :
A. Khải Định.	
B. Bọn quan thầy và chính phủ Pháp.	
C. Quần chúng pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nét độc đáo nổi bật nhất của nghệ thuật châm biếm trong "Vi hành" là gì ?
A. Nghệ thuật chơi chữ.	
B. Tình huống truyện.
C. Nghệ thuật liên hệ tương đồng, tương phản.
D. Những lời bình luận của người viết.
Câu 8: Nhân vật luôn xuyên suốt trong "Vi hành" là nhân vật nào ?
A. Nhân vật "Tôi".	
B. Nhân vật "Đôi thanh niên".	
C. Nhân vật Khải Định.
D. Nhân vật "Cô em họ".
Câu 9: "Vi hành" có cùng chủ đề với tác phẩm nào ?
A. Kịch "Con rồng tre".	
B. "Lời than vãn của bà Trưng Trắc".	
C. Bài báo "Sở thích đặc biệt".
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Giọng văn chủ đạo của "Vi hành" là :
A. Giọng mỉa mai châm biếm.	
B. Giọng đồng cảm sẻ chia.	
C. Giọng trữ tình sâu lắng. 
D. Giọng giễu cợt nhẹ nhàng.
Câu 11: Mâu thuẩn cơ bản của truyện "Vi hành" là gì ?
A. Mâu thuẫn giữa chế độ thực dân nửa phong kiến với nhân dân Việt Nam.
B. Mâu thuẩn giữa địa vị tôn nghiêm của một vị vua với thực chất một tên vua bình thường lố bịch.
C. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với nhân dân Pháp. 
D. Mâu thuẫn giữa vua quan phong kiến với tầng lớp quần chúng cách mạng.
Câu 12: Tên nhan đề của truyện ngắn này được dùng theo ý nghĩa nào?
A. Chỉ chuyến đi thị sát dân tình để điều chỉnh đường lối lãnh đạo đất nước.
B. Chỉ chuyến đi lén lút vì mục đích mờ ám của đấng quân vương.
C. Chỉ chuyến đi nhỏ lẻ, lén lút.
D. Chỉ chuyến đi kín đáo.
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Vi hành. (1 điểm)
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (1 điểm)
Câu 3: Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Vi hành. (5 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án 
C
A
B
D
A
D
B
C
D
A
B
B
B. Tự luận
Câu 1:
Đầu năm 1923, chính phủ Pháp mời Khải Định sang Macxây dự đấu xảo thuộc địa nhằm phục vụ cho chiêu bài tán dương chính phủ Pháp và ru ngủ quần chúng Pháp. Để vạch mặt Khải Định và bọn quan thầy Pháp, đồng thời cũng cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ đoạn xảo trá của bọn cai trị ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn Vi hành. Vi hành viết bằng Pháp văn, đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 19-2-1923. Tác phẩm được viết bằng bút pháp hiện thực phê phán trào phúng rất hợp với sở thích của độc giả Pháp thời kì đó.
Câu 2. Các ý chính:
- Giải thích ý nghĩa thực mang tính tích cực của cụm từ "Vi hành" (chỉ những chuyến đi bí mật của vua chúa ngày xưa nhằm tìm hiểu đời sống dân tình và để điều chỉnh đường lối cai trị của mình sao cho phù hợp với nguyện vọng chung).
- Vi hành còn có nghĩa: chỉ những chuyến đi nhỏ lẻ, lén lút, mục đích mờ ám. Nhan đề tác phẩm dùng theo ý nghĩa châm biếm này. Chính vì thế mà ngay từ đầu, sự băn khoăn về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm đã khiến cho người đọc cố gắng đi tìm ý nghĩa thực của nó. Đó cũng chính là sức cuốn hút của tác phẩm ngay từ nhan đề truyện.
Câu 3. Các ý chính:
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
- Truyện được xây dựng trên cơ sở một sự nhầm lẫn độc đáo, thú vị và đầy sáng tạo (đôi trai gái Pháp nhầm lẫn người kể chuyện là Khải Định).
- Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước. 
2. Hình thức nghệ thuật của truyện:
- Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng. Nhờ đó, mà người viết có thể chuyển cảnh đổi giọng, liên hệ tạt ngang và so sánh thoái mái, tự nhiên. Đối tượng châm biếm khá phong phú và hiệu quả nghệ thuật cũng vậy.
- Lựa chọn hình thức viết thư còn chứng tỏ sự thông minh, sắc sảo của người viết. Tất nhiên nó không chỉ có thể đem lại được những hiệu quả châm biếm đả kích đến nhiều đối tượng một cách tối ưu mà còn giúp tác giả tránh được sự dòm ngó và những phiền toái của nhà chức trách. Xét từ khía cạnh mục đích sáng tạo nghệ thuật, thì đây rõ ràng cũng là một sự thành công.
ĐỀ 3
NHẬT KÍ TRONG TÙ (HỒ CHÍ MINH)
A. Phần trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm)
Câu 1: Tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh được viết trong giai đoạn nào ?
A. Từ mùa thu 1940 đến mùa thu 1941.
B. Từ mùa thu 1941 đến mùa thu 1942.
C. Từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
D. Từ mùa thu 1943 đến mùa thu 1944.
Câu 2: "Nhật kí trong tù" được Hồ Chí Minh viết trong hoàn cảnh nào ?
A. Người bị chính quyền Pháp bắt giam.
B. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
C. Người bị Phát - xít Nhật bắt giam.
D. Người bị chế độ Thực dân nửa phong kiến bắt giam.
Câu 3: "Nhật kí trong tù" được viết bằng loại văn tự nào ?
A. Quốc ngữ	C ... lơ phơ gió hắt hiu" như trong thư Nguyễn Khuyến. Cũng chẳng còn một mùa thu với "Khí trời u uất hận chia li" như trong thơ Xuân Diệu. Mà là cả một "rừng tre" đang "phấp phới" trong nắng gió thu chan hoà. Bầu trời thu như khoác một chiếc áo mới và như đang "nói cười thiết tha". Bầu trời phơi phới chính là niềm vui phấp phới trong lòng người và tiếng nói cười thiết tha trong mỗi tâm hồn Việt. Có nhớ lại những ngày thu tháng Tám trong niềm vui quê hương, được giải phóng của Tố Hữu, ta mới thấy hết "tiếng nói cười thiết tha" trong thơ Nguyễn Đình Thi.
	Ôi thiên đường ta miên man lắng nhạc
Đó chính là niềm vui của người thi sĩ dạt dào bất tận, một niềm vui tràn ngập cả bầu trời, không gian. Người đọc cảm nhận được niềm vui ấy qua cách bộc lộ trực tiếp "Tôi đứng vui nghe" và qua mỗi hình tượng, ngôn ngữ thơ, đặc biệt là qua nhạc điệu rộn rã, tươi vui trong sáng của đoạn thơ. Người ta không còn thấy ở đây những hình ảnh thơ thu ước lệ và xa lạ như thơ thu cổ điển. Nó cũng không mang vẻ đài các mùa thu trong thơ mới mà rất đỗi bình dị thân thuộc. Hình tượng đất nước hiện diện trong những hình ảnh mà chúng ta tiếp xúc, chung sống, nhìn ngắm mỗi ngày. Tất cả hội tụ tạo thành không gian thu đầy màu sắc, ánh sáng, âm thanh, đầy ắp sự sống và tràn căng sinh lực.
Từ xúc cảm về mùa thu đất nước, cảm xúc của Nguyễn Đình Thi lại đưa người đọc tới những rung động thơ từ niềm tự hào chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, không gian thơ từ "rừng tre" và "bầu trời" Việt Bắc đã mở rộng ra tới mọi miền Tổ Quốc:
	Trời xanh đây là của chúng ta
	Núi rừng đây là của chúng ta
	Những cánh đồng thơm mát
	Những ngả đường bát ngát
	Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Trong cái nhìn mê say của nhà thơ, đất nước ta nơi nào cũng tươi đẹp, cũng dài rộng bát ngát, cũng màu mỡ phì nhiêu. Điệp cấu trúc câu "của chúng ta" vang lên dõng dạc, tự hào cùng biện pháp tu từ liệt kê "...những những những" như khẳng định thêm một lần nữa chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Rất tự nhiên, cách xưng hô của chủ thể trữ tình có sự chuyển đổi sâu sắc, bắt đầu từ tiếng nói trữ tình của cái "tôi" dần dần chuyển hoá thành cái "ta" cộng đồng dân tộc. Cách gieo vẫn chân âm mở "ta tamátmátsa ta" gợi cảm giác của tiếng reo vui, vang xa như tiếng đồng vọng ngân nga trong lòng người có nhớ lại những cuộc chiến đấu ác liệt giành giật từ tay quân thù, từng góc phố, con đường, từng khúc sông, ngọn núi ta mói hiểu vì sao Nguyễn Đình Thi lại say sưa khẳng định về bầu trời, mặt đất, cánh đồng, dòng sông, con đường - những cái hùng vĩ lớn lao tượng trưng cho đất nước. Có nhớ lại bao đầu rơi máu chảy, có đặt mình vào vị trí của những người dân bị "thằng giặc tây, thằng chúa đất", "đứa đè cổ, đứa lột da", có đặt mình vào địa vị của người chiến sĩ với "những đêm dài hành quân nung nấu" ta mới hiểu được niềm vui sướng tự hào của Nguyễn Đình Thi khi viết những dòng này.
Chỉ một đoạn thơ ngắn, Nguyễn Đình Thi đã góp vào khúc tráng ca về đất nước một bức tranh thu vừa quen thuộc vừa mới mẻ, vừa truyền thống vừa hiện đại. Ta vẫn gặp ở đây những nét, dáng thu chứa đựng bản sắc mùa thu Việt Nam, chứa đựng linh hồn đất nước. Nó là mảng màu hoàn chỉnh về bức tranh đất nước giúp nhà thơ cắt nghĩa và lí giải tâm trạng đầy ngạc nhiên về mạch sống, sức sống dân tộc trong suốt trường kì lịch sử.
ĐỀ 34
"Mình", "ta" và "ai" trong Việt Bắc của Tố Hữu.
Bài viết
Mình và ta là cách xưng hô thân mật của người Việt được sử dụng khá uyển chuyển trong đời sống. Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai. Như vậy mình và ta trong một số trường hợp là một mà thôi. Vì sao có thể như vậy? Vì bản thân đại từ mình là để người nói tự xưng, nhưng mình cũng còn là từ người nói gọi người bạn đối thoại thân thiết. Ta là đại từ để người nói tự xưng, nhưng ta lại cũng bao hàm cả người đối thoại để chỉ người chung một phía, một chí hướng, một mục đích.
Vận dụng cách xưng hô thân thiết của dân gian đó, nhà thơ Tố Hữu tạo ra hai nhân vật trữ tình người đi, người ở với cách gọi mình và ta, tạo ra một cuộc đối đáp đầy tình cảm lưu luyến, bịn rịn. 
Mình về mình có nhớ ta. Mình (người về,người đi) có nhớ ta ( người ở lại)?
Ta về, mình có nhớ ta. Ta ( người về, người đi) không rõ mình ( người ở lại) có nhớ người đi hay không?
Như vậy là hai nhân vật trữ tình hoán đổi cho nhau cách xưng hô. Ta là người ở lại, ta cũng là người ra đi. Mình là người ra đi, mình cũng là người ở lại. Vì thế mà mình với ta như hình với bóng, như bóng với hình. Hơn thế nữa, mình không chỉ là người đi, hoặc người ở mà mình còn bao gồm cả hai: Mình đi mình lại nhớ mình. Ta cũng không chỉ là người đi, hoặc người ở mà ta cũng bao gồm cả hai: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ngoài cách xưng hô mình ta thắm thiết uyển chuyển, nhà thơ còn rất thành công khi sử dụng đại từ ai. Ai để chỉ người ở lại: Tiếng ai tha thiết bên cồn. Ai để chỉ người ra đi: Ai về ai có nhớ không. Và ai là để chỉ một bộ phận người ra đi của ta: Ai về ai có nhớ không. Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng. Ai còn để chỉ một người không rõ tên giữa mình và ta: Rừng thu trăng rọi hòa bình. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.Và ai cũng là để chỉ chung tất cả mọi người, cả mình, cả ta: Mười lăm năm ấy ai quên. Quê hương Cách mạng dựng lên Cộng hòa.
Tóm lại, mình, ta, ai những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo ra sự bâng khuâng , bịn rịn, tưởng như không thể tách rời giữa Việt Bắc và những người đã gắn bó với quê hương Cách mạng, thủ đô gió ngàn.
ĐỀ 35
Văn phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập.
Bài viết
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì lịch sử bền bỉ đấu tranh của dân tộc, đồng thời tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam mới. Một văn kiện lớn lao như thế nhưng được thể hiện trong một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ, lời lẽ có đủ sắc thái trang trọng, điềm đạm, khách quan, dứt khoát, hùng hồn..., thể hiện một quyết tâm của cả dân tộc đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do độc lập.
Nói đến bản tuyên ngôn, người ta phải nói đến lập luận chặt chẽ và những luận cứ không ai có thể bác bỏ. Bác đã trích dẫn tuyên ngôn của nước Pháp và nước Mĩ, những tuyên ngôn nổi tiếng mà người Mĩ, người Pháp hiện nay không thể phản bội lại. Từ tuyên ngôn về quyền con người của nước Mĩ, Bác đã suy rộng ra quyền của các dân tộc mà một nhà văn hoá nước ngoài đã đánh giá "Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình".
Trong tuyên ngôn, Bác đã khẳng định dân tộc ta đứng về phe đồng minh chống phát xít. Và như vậy, phe đồng minh không thể không công nhận sự tự do độc lập của nước ta.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã đếm cả bản tuyên ngôn có 20 chữ quyền. Ông giảng giải: " bài văn này là của chính phủ, chính quyền, đứng trong thế đòi các quyền mà viết. Nó tiếp tục bản yêu sách của nhân dân Việt Nam năm 1919 của ông Nguyễn ái Quốc, bản yêu sách có tên là Quyền của các dân tộc. Nó cũng là mở đầu cho điều 1, chương 1 của bản Hiến pháp năm 1980. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩ Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền" ( Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn). Như vậy là Hồ Chí Minh tập trung đòi quyền độc lập, tự do cho nước Việt Nam, vì thế mà người nhắc đến chữ quyền nhiều như thế.
Bản tuyên ngôn còn là một bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp. Mười bốn câu, câu nào cũng nói đến chúng ( thực dân Pháp) với những tội ác hết sức dã man đổ lên đầu dân ta. Bác đã cho thấy thực dân Pháp vừa tàn ác với dân ta, vừa hèn nhát trước phát xít Nhật; chúng không còn một tư cách nào để trở lại Việt Nam.
Để thuyết phục mọi người thì không gì mạnh hơn là sự thật. Vì thế trong bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh luôn luôn láy đi láy lại mấy chữ "sự thật là". Sự thật sẽ bác bỏ mọi lí lẽ nguỵ biện, bác bỏ mọi âm mưu đen tối của thực dân Pháp. Và sự thật cuối cùng là nước Việt Nam đã thành một nước một nước tự do, độc lập.
Xin dẫn lại lời bình của Chế Lan Viên về câu văn của cuối bản tuyên ngôn: " Văn viết: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực tế đã trở thành một nước tự do độc lập chính là nhấn mạnh cả hai phía sự và lí ấy, Đồng minh khó bẻ một li nào" ( Bài đã dẫn).
Văn trong bản tuyên ngôn không chỉ là văn, nó là lời non nước, vì thế mà Bác thấy sung sướng, coi đây là thành công thứ ba trong cả cuộc đời viết văn, làm báo đầy kinh nghiệm của mình. ( Theo Nguyễn Đăng Mạnh - Văn chính luận ở Tuyên ngôn độc lập).
MỤC LỤC
Đề
Nội dung
Trang
Phần I - Đề văn
1
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh
2
Vi hành (Nguyễn ái Quốc)
3
Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)
4
Chiều tối (Hồ Chí Minh)
5
Giải đi sớm (Hồ Chí Minh)
6
Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh)
7
Mới ra tù, tập leo núi (Hồ Chí Minh)
8
Tâm tư trong tù (Tố Hữu)
9
Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
10
Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
11
Đôi mắt (Nam Cao)
12
Tây Tiến (Quang Dũng)
13
Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
14
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
15
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
16
Vợ nhặt (Kim Lân)
17
Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
18
Các vị La Hán chùa Tây Phương (Huy Cận)
19
Mùa lạc (Nguyễn Khải)
20
Tố Hữu
21
Việt Bắc (Tố Hữu)
22
Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)
23
Nguyễn Tuân
24
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
25
Thời và thơ Tú Xương (Nguyễn Tuân)
26
Huệ Chi trước lễ cưới (Nguyên Hồng)
27
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
28
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
29
Sóng (Xuân Quỳnh)
30
Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)
31
Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
32
Một con người ra đời (Măcxim Gorki)
33
Thuốc (Lỗ Tấn)
34
Thư gửi mẹ (Exênin)
35
Enxa ngồi trước gương (Aragông)
36
Đương đầu với đàn cá dữ (Hêminguê)
37
Số phận con người (Sôlôkhôp)
38
Sự phát triển lịch sử của văn học
39
Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học
40
41
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
Phần II – Bài viết tham khảo

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_va_tu_luan_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an.doc