Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Từ tượng thanh, từ tượng hình

1. Từ tượng hình là gì?

A. Là từ có nhiều nghĩa.

B. Là từ có nghĩa giống nhau học gần giống nhau.

C. Là từ gợi tả hình ảnh của sự vật.

D. Là từ gợi tả, liên tưởng tới các từ khác.

2. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau.

B. Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên.

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau.

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

3. Các từ tượng thanh, tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Tự sự và nghị luận.

B. Miêu tả và nghị luận.

C. Tự sự và miêu tả.

D. Nghị luận và miêu tả.

4. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. Xôn xao C. Rũ rượi.

B. Xộc xệch D. Rồng rộc.

5. Từ nào không phải là từ tượng thanh?

A. Ồn ào C. Rúc rích

B. Xào xạc D. Luộm thuộm.

 

docx 10 trang cucpham 02/08/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Từ tượng thanh, từ tượng hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Từ tượng thanh, từ tượng hình

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Từ tượng thanh, từ tượng hình
LUYỆN TẬP : TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
Từ tượng hình là gì?
Là từ có nhiều nghĩa.
Là từ có nghĩa giống nhau học gần giống nhau.
Là từ gợi tả hình ảnh của sự vật.
Là từ gợi tả, liên tưởng tới các từ khác.
 Từ tượng thanh là gì?
Là từ có hình thức âm thanh giống nhau.
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên.
Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau.
Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Các từ tượng thanh, tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
Tự sự và nghị luận.
Miêu tả và nghị luận.
Tự sự và miêu tả.
Nghị luận và miêu tả.
Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
Xôn xao	C. Rũ rượi.
Xộc xệch	D. Rồng rộc.
Từ nào không phải là từ tượng thanh?
Ồn ào	C. Rúc rích
Xào xạc	D. Luộm thuộm.
Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.
Gợi tả tiếng người cười.
Gợi tả tiếng gió thổi.
Gợi tả tiếng chân người đi
Gợi tả tiếng người nói.
Khi nói: "Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao" có nghĩa là:
Việc dùng từ tượng hình , tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
Việc dùng từ tượng hình , tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
Cả A và B đều đúng.
Đọc đoạn văn sau:
 	Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
 	Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
Xôn xao
Chốc chốc
Vật vã
Mải mốt
Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?
Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?
Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ
Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được một câu giải thích đúng nghĩa của các từ tượng thanh hoặc tượng hình.
A
B
Trầm ngâm là
Có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ sinh động
Thướt tha là
Kiểu cười không nghe tiếng, chỉ trông thấy dáng đôi môi hơi hé và cử động nhẹ.
Long lanh là
Âm thanh cao và trong, phát ra với nhịp mau 
Mủm mỉm là
Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.
Lanh lảnh là
Có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động mềm mại, uyển chuyển
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Câu 1:Có thể thay thế từ "bây chừ" trong đoạn thơ sau bằng từ nào?
"Bây chừ sông nước về ta,
Đi khơi đi lọng thuyền ra thuyền vào.
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.
                                                                              (Mẹ Suốt - Tố Hữu)
A. Ngày nay.
B. Bây giờ.
C. Bấy giờ.
D. Hôm qua.
Câu 2:Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì?
A. Tình huống giao tiếp.
B. Nghề nghiệp của người nói.
C. Địa vị của người nói trong xã hội.
D. Tiếng địa phương của người nói.
Câu 3:Từ ngữ địa phương là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
B. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
Câu 4:Từ “u” trong câu: “U nó không được thế!” thuộc từ gì?
A. Biệt ngữ xã hội
B. Từ địa phương
C. Từ mượn
D. Từ toàn dân
Câu 5:Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
D. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Câu 6:Trong bài thơ sau, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tí rau thơm.
Ờ! Thế đó mà một đời xa cách mẹ,
Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm.
                                                                           (Chế Lan Viên)
A. Từ toàn dân.
B. Biệt ngữ xã hội.
C. Từ điạ phương.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7:Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
A. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
B. Để tô đậm màu sắc địa phương của câu chuyện.
C. Để tô đậm tính cách nhân vật.
D. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
Câu 8:Các từ in đậm trong bài ca dao sau đây là từ ngữ địa phương (thuộc vùng nào) trên đất nước ta?
 	"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 	Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
 	Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 	Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
A. Vùng Nghệ Tĩnh.
B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
C. Vùng Nam Trung Bộ.
D. Vùng đồng bằng Nam Bộ.
Câu 9:Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
A. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
B. Ngữ pháp, từ vựng.
C. Ngữ âm, từ vựng.
D. Ngữ âm, ngữ pháp.
Câu 10:
 	"Sáng ra bờ suối, tối vào hang 
 	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Từ in đậm trong câu thơ trên là:
A. Từ ngữ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ ngữ toàn dân
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 11:Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào?
A. Sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội
B. Sử dụng rộng rãi trong tất cả các địa phương
C. Sử dụng khi phù hợp với tình huống giao tiếp
D. Sử dụng thường xuyên, càng nhiều càng tốt ở mọi lúc mọi nơi
Câu 12:Đoạn thơ sau có mấy từ địa phương?
"Đồng chí mô nhớ nữa 
Kể chuyện Bình Trị Thiên 
Cho bầy tui nghe ví"
A. Hai từ
B. Ba từ
C. Bốn từ
D. Không có từ địa phương
Câu 13: Từ ngữ địa phương là gi?
Là từ ngữ được phổ biến trong tồn dân.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía nam.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tợc thiểu số phía bắc.
Câu 14: Biệt ngữ xã hội là gì?
Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
Câu 15: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
Tình huống giao tiếp
Tiếng địa phương của người nói.
Địa vị của người nói trong xã hội.
Nghề nghiệp của người nói.
Câu 16: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.
Biệt ngữ của ngững người buôn bán, kinh doanh.
Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa.
Biệt ngữ của sinh viên, học sinh.
Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.
Câu 17: Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa phương;
U, mợ, bầm, mạ, bu, thầy, mế, bủ, bọ, mế, má, ba.
Bầy tui, bầy mi
Thế nào, chi rứa, mô, tê, này, kia
Heo, vịt xiêm, thơm, dứa.
Phương ngữ bắc bộ
Phương ngữ trung bộ
Phương ngữ Nam Bộ
 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A.Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong tiết học h/s sẽ có được:
- Ôn tập đặc điểm, công dụng của Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Nhận diện được 4 loại từ đó trong các ví dụ cụ thể.
- Vận dụng các loại từ đó để tạo lập văn bản và giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, phiếu bài tập.
-Hs : ôn lại kiến thức cơ bản. hoàn thành bài tập buổi trước.
C. Tiến trình lên lớp
I. Ôn lại kiến thức cơ bản.
Từ tượng thanh:là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Từ tượng hìh: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người, sự vật 
Từ ngữ địa phương: được dùng trong một hoặc một số địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội:Những từ được sử dụng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định
lưu ý: Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
II. Luyện tập: 
1.Bài 1 :Điền nội dung miêu tả của các từ tượng hình, tượng thanh vào chỗ trống trong mỗi dòng sau:
....: bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu, tập tễnh, lom khom..
...............chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, hoắm hoắm.
...............chon chót, bềnh bệch, bờn bợt, chói chang, lòe loẹt.
......................róc rách, ào ào, đồm độp, 
.....................thình thịch, lệt sệt, lạch bạch, loẹt quẹt.
G..................ào ào, xào xạc, vi vu, vi vút.
Định hướng
 A. Dáng vẻ B. Chiều cao C. màu sắc D. Âm thanh mưa rơi.
 E. Dáng đi G. Âm thanh tiếng gió thổi.
Bài 2: Tìm từ tượng hình, tượng thanh và nêu tác dụng của các từ đó trong các đoạn văn sau:
 	 a. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
	 b.. Nửa đêm, em bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả, ngả nghiêng trong ánh chớp nháng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ầm ì lúc gần, lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.
c.Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
 d. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 	 Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
Định hướng
Từ tượng hình: ấm áp, mơn man. xinh xắn, thơm tho
Diễn tả cảm xúc hạnh phúc sung sướng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
Diễn tả vẻ đẹp của người mẹ.
b. Từ tượng hình: nhoáng nhoàng, ngả nghiêng, nghiêng ngả.
 - Từ tượng thanh: ầm ầm, xối xả, ầm ì. Rầm rầm
=> Tái hiện cảnh mưa một cách sinh động
Bài 2: Viết vào cột B ít nhất 5 từ tượng hình hoặc tượng thanh có nghĩa như ở cột A
STT
A
B
1
Gợi tả tiếng động mạnh
2
Gợi tả cách ăn uống không lịch sự
3
Gợi tả chuyển động với tốc độ cao
4
Gợi tả sự vắng vẻ
5
Gợi tả sự đáng yêu của em bé
3.Bài 3: Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa phương;
U, mợ, bầm, mạ, bu, thầy, mế, bủ, bọ, mế, má, ba.
Bầy tui, bầy mi
Thế nào, chi rứa,  ... Bộ
 U, mợ, bầm, bu, thầy, mế, bủ.
Thế nào, này , kia
Dứa
 mạ, bọ.
Bầy mi
Chi rứa, mô, tê
 má, ba.
Bầy tui
Heo, vịt xiêm, thơm
 4.Bài 4: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?
 Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chon ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các com lại và nói;
- Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta đã già rồi, không sống mãi ở trên đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám. 
 ( Bánh chưng, Bánh giầy)
Định hướng
 - Từ ngữ là biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến: truyền ngôi, ngai vàng, vua, Tiên Vương, thiên hạ, nối ngôi.
 5. Bài 5: 
 a. Viết đoạn văn khoảng 6 câu tả lớp học khi cô giáo đang giảng bài (trong đoạn văn có dùng từ tượng thanh, từ tượng hình).
 b. ( Dành cho hs khá -giỏi) Viết đoạn văn 6 câu ghi lại tưởng tượng của em về hình ảnh Lão Hạc sau khi lão bán cậu Vàng.(có dùng từ tượng hình).
Định hướng
Hình thức: đoạn văn có 6 câu, có đánh số câu, có dùng từ tượng thanh hoặc tượng hình, không mắc lỗi diễn đạt
Nội dung: triển khai các y sau
a. + Giờ học : không khí như thế nào? 
 +Âm thanh: tiếng giảng bài? đọc bài?
 +Hình ảnh cô giáo? các bạn?
Dựa vào đoạn thuật của Nam Cao:
Nét mặt ? Cử chỉ? ( Méo xệch, mắt ầng ậng)
Lời nói? 
Tiếng khóc của Lão Hạc (khóc như con nít: hu hu
 Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc kiến thức cơ bản.Hoàn thành bài tập 4.
Chuẩn bị bài : liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1/Tìm từ tượng thanh và từ tựng hình trong đoạn văn sau:
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Bài 1: Trong những đoạn thơ sau đây có mấy từ tượng thanh và từ tượng hình?
Trong làn nắng ửng khói mơ tan, 	
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. 	
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 	
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang. 	
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 	
Bao cô thôn nữ hát trên đồi; 	
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, 	
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. 	
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 	
Hổn hển như lời của nước mây, 	
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, 	
Nghe ra ý vị và thơ ngây. 	
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, 	
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:	 
- "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc 	
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Bài 2: 
Sang Thu	
Bỗng nhận ra hương ổi	
Phả vào trong gió se	
Gió chùng chình qua ngõ	
Hình như thu đã về	
Sông được lúc dềnh dàng	
Chim bắt đầu vội vã	
Có đám mây mùa hạ	
Vắt nửa mình sang thu
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 	
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm 	
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! 	
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói 	
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi	
 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A.Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong tiết học h/s sẽ có được:
- Ôn tập đặc điểm, công dụng của Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Nhận diện được 4 loại từ đó trong các ví dụ cụ thể.
- Vận dụng các loại từ đó để tạo lập văn bản và giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, phiếu bài tập.
-Hs : ôn lại kiến thức cơ bản. hoàn thành bài tập buổi trước.
C. Tiến trình lên lớp
I. Ôn lại kiến thức cơ bản.
Từ tượng thanh:là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Từ tượng hìh: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người, sự vật 
Từ ngữ địa phương: được dùng trong một hoặc một số địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội:Những từ được sử dụng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định
lưu ý: Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
II. Luyện tập: 
1.Bài 1 :Điền nội dung miêu tả của các từ tượng hình, tượng thanh vào chỗ trống trong mỗi dòng sau:
....: bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu, tập tễnh, lom khom..
...............chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, hoắm hoắm.
...............chon chót, bềnh bệch, bờn bợt, chói chang, lòe loẹt.
......................róc rách, ào ào, đồm độp, 
.....................thình thịch, lệt sệt, lạch bạch, loẹt quẹt.
G..................ào ào, xào xạc, vi vu, vi vút.
Định hướng
 A. Dáng vẻ B. Chiều cao C. màu sắc D. Âm thanh mưa rơi.
 E. Dáng đi G. Âm thanh tiếng gió thổi.
Bài 2: Tìm từ tượng hình, tượng thanh và nêu tác dụng của các từ đó trong các đoạn văn sau:
 	 a. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
	 b.. Nửa đêm, em bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả, ngả nghiêng trong ánh chớp nháng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ầm ì lúc gần, lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.
c.Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
 d. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 	 Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
Định hướng
Từ tượng hình: ấm áp, mơn man. xinh xắn, thơm tho
Diễn tả cảm xúc hạnh phúc sung sướng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
Diễn tả vẻ đẹp của người mẹ.
b. Từ tượng hình: nhoáng nhoàng, ngả nghiêng, nghiêng ngả.
 - Từ tượng thanh: ầm ầm, xối xả, ầm ì. Rầm rầm
=> Tái hiện cảnh mưa một cách sinh động
Bài 2: Viết vào cột B ít nhất 5 từ tượng hình hoặc tượng thanh có nghĩa như ở cột A
STT
A
B
1
Gợi tả tiếng động mạnh
2
Gợi tả cách ăn uống không lịch sự
3
Gợi tả chuyển động với tốc độ cao
4
Gợi tả sự vắng vẻ
5
Gợi tả sự đáng yêu của em bé
3.Bài 3: Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa phương;
U, mợ, bầm, mạ, bu, thầy, mế, bủ, bọ, mế, má, ba.
Bầy tui, bầy mi
Thế nào, chi rứa, mô, tê, này, kia
Heo, vịt xiêm, thơm, dứa.
Định hướng
Phương ngữ bắc bộ
Phương ngữ trung bộ
Phương ngữ Nam Bộ
 U, mợ, bầm, bu, thầy, mế, bủ.
Thế nào, này , kia
Dứa
 mạ, bọ.
Bầy mi
Chi rứa, mô, tê
 má, ba.
Bầy tui
Heo, vịt xiêm, thơm
 4.Bài 4: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?
 Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chon ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các com lại và nói;
- Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta đã già rồi, không sống mãi ở trên đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám. 
 ( Bánh chưng, Bánh giầy)
Định hướng
 - Từ ngữ là biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến: truyền ngôi, ngai vàng, vua, Tiên Vương, thiên hạ, nối ngôi.
 5. Bài 5: 
 a. Viết đoạn văn khoảng 6 câu tả lớp học khi cô giáo đang giảng bài (trong đoạn văn có dùng từ tượng thanh, từ tượng hình).
 b. ( Dành cho hs khá -giỏi) Viết đoạn văn 6 câu ghi lại tưởng tượng của em về hình ảnh Lão Hạc sau khi lão bán cậu Vàng.(có dùng từ tượng hình).
Định hướng
Hình thức: đoạn văn có 6 câu, có đánh số câu, có dùng từ tượng thanh hoặc tượng hình, không mắc lỗi diễn đạt
Nội dung: triển khai các y sau
a. + Giờ học : không khí như thế nào? 
 +Âm thanh: tiếng giảng bài? đọc bài?
 +Hình ảnh cô giáo? các bạn?
Dựa vào đoạn thuật của Nam Cao:
Nét mặt ? Cử chỉ? ( Méo xệch, mắt ầng ậng)
Lời nói? 
Tiếng khóc của Lão Hạc (khóc như con nít: hu hu
 Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc kiến thức cơ bản.Hoàn thành bài tập 4.
Chuẩn bị bài : liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1/Tìm từ tượng thanh và từ tựng hình trong đoạn văn sau:
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Bài 1: Trong những đoạn thơ sau đây có mấy từ tượng thanh và từ tượng hình?
Trong làn nắng ửng khói mơ tan, 	
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. 	
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 	
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang. 	
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 	
Bao cô thôn nữ hát trên đồi; 	
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, 	
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. 	
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 	
Hổn hển như lời của nước mây, 	
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, 	
Nghe ra ý vị và thơ ngây. 	
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, 	
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:	 
- "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc 	
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Bài 2: 
Sang Thu	
Bỗng nhận ra hương ổi	
Phả vào trong gió se	
Gió chùng chình qua ngõ	
Hình như thu đã về	
Sông được lúc dềnh dàng	
Chim bắt đầu vội vã	
Có đám mây mùa hạ	
Vắt nửa mình sang thu
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 	
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm 	
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! 	
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói 	
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi	

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_lop_8_tu_tuong_thanh_tu_tuong_hinh.docx