Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập văn bản “Cô bé bán diêm”

Câu 1:Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm.nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?

 A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.

 B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.

 C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.

 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: "Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế" (Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

 A. Khao khát tình thương của bà trao cho.

 B. Muốn được trường sinh bất tử.

 C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

 D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

 A. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

 B. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

 C. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

 

docx 5 trang cucpham 02/08/2022 1040
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập văn bản “Cô bé bán diêm”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập văn bản “Cô bé bán diêm”

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập văn bản “Cô bé bán diêm”
LUYỆN TẬP : VĂN BẢN “CÔ BÉ BÁN DIÊM”
Câu 1:Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?
A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: "Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế" (Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho.
B. Muốn được trường sinh bất tử.
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
A. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người. 
B. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
C. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4:Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình.
B. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.
C. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.
D. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.
Câu 5:Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6:An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?
A. Đan Mạch.
B. Thuỵ Sĩ.
C. Pháp.
D. Thuỵ Điển.
Câu 7:Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra.
B. Khi trời sắp sáng.
C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
D. Khi các que diêm tắt.
Câu 8:Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm" (Cô bé bán diêm)
A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.
B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.
C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.
D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.
Câu 9:An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào?
A. Những thuỷ thủ.
B. Dân nghèo thành thị.
C. Trẻ em.
D. Thị dân.
Câu 10:Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Câu 12: Nét nổi bật nhất trong truyện Cô bé bán diêm là gì?
Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
Tóm tắt: Truyện kể về một em bé bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em có hoàn cảnh rất bất hạnh, bà nội và mẹ mất từ khi em còn nhỏ. Giờ đây, em phải sống cùng vói người bố nát rượu cộc cằn, thô lỗ ở một gác xép sát mái nhà. Cả ngày em chẳng bán được que diêm nào trong khi ngoài trời giá rét dữ dội, mọi nhà đềju sáng rực ánh đèn và mùi thức ân thơm phức. Em đánh liều quẹt lần lượt các que diêm, những mộng tưởng tươi sáng hiện ra như lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en, bà nội hiện lên mỉm cười... Nhưng mỗi lần diêm tất, thực tế lại là bức tường lạnh lẽo, rét mướt và một mình em cô đơn, tội nghiệp. Sáng hôm sau, em đã chết rét với đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mỉm cười trước sự thờ ơ, lạnh lùng của người qua đường.
Cảm nghĩ về kết thúc truyện “Cô bé bán diêm”
Truyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. 
Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, toại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu.
Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. 
Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc. Em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em. Em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường. Đó là cái chết đau đớn, tê tái nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. 
Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm, tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. 
Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của con người đặc biệt là các em bé. 
Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người. Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Cảm nhận về cô bé bán diêm: An đéc xen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị cho trẻ thơ trong đó có “Cô bé bán diêm”. Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh em bé bán diêm.
Hoàn cảnh:
Mẹ mất sớm, bà nội người yêu thương em nhất cũng qua đời, em phải ở cùng người cha nghiện ngập, độc ác trong căn nhà trọ tồi tàn. Hằng ngày phải đi bán diêm kiếm sống.
Trong đêm giao thừa, cô bé đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Cô không bán được bao diêm nào nhưng không dám về nhà vì sợ cha mắng. 
Điều này chứng tỏ em bé không chỉ khốn khổ về vật chất mà còn thiếu thốn về tinh thần. 
Hoàn cảnh của cô bé thật đáng thương biết nhường nào!
"Trong cuộc đời này, còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời mùa đông giá rét" Bởi vậy mà đọc truyện, lòng ta như thắt lại một cảm xúc đau thương, xót xa cho số phận bất hạnh của em bé. 
Em đã lần lượt đốt từng que diêm và mộng tưởng thấy một chiếc lò sưởi hiện ra trước mắt, thấy bàn ăn thịnh soạn, thấy một cây thông Noen lớn lộng lẫy, thấy bà đang mỉm cười, rồi em thấy bà cầm tay bay lên cao không còn đói rét đau buồn nào đe dọa em nữa..
Có thể nói mỗi lần đốt diêm là mỗi lần em bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Em ước mơ được mặc ấm, được ăn no, được vui chơi, được sống trong tình yêu thương của gia đình. 
Ước mơ ấy của em thật bình dị gắn liền với tuổi thơ trong sáng của em. 
Hình như mỗi lần đốt diêm cũng là một lần ngọn lửa yêu thương của nhà văn cháy lên, sưởi ấm động viên em.
Thực tế, em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm trong một ngày đầu năm trước sự thờ ơ, lạnh lùng của mọi người.
Qua nhân vật đầy bất hạnh ấy, tác giả đã thức tỉnh biết bao tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người trên thế giới này. Những số phận như cô bé bán diêm rất cần, được yêu thương đùm bọc để chẳng còn những thảm cảnh xảy ra nào khác nữa.
Để thể hiện thành công điều này, tác phẩm đã có cách kể truyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, thủ pháp tương phản được sử dụng hiệu quả.
Cảm nhận về cô bé bán diêm: An đéc xen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị cho trẻ thơ trong đó có “Cô bé bán diêm”. Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh em bé bán diêm.
Hoàn cảnh:
Mẹ mất sớm, bà nội người yêu thương em nhất cũng qua đời, em phải ở cùng người cha ngiện ngập, độc ác trong căn nhà trọ tồi tàn. Hằng ngày phải đi bán diêm kiếm sống.
Trong đêm giao thừa, cô bé đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Cô không bán được bao diêm nào nhưng không dám về nhà vì sợ cha mắng. 
Điều này chứng tỏ em bé không chỉ khốn khổ về vật chất mà còn thiếu thốn về tinh thần. 
Hoàn cảnh của cô bé thật đáng thương biết nhường nào!
"Trong cuộc đời này, còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời mùa đông giá rét" Bởi vậy mà đọc truyện, lòng ta như thắt lại một cảm xúc đau thương, xót xa cho số phận bất hạnh của em bé. 
Em đã lần lượt đốt từng que diêm và mộng tưởng thấy một chiếc lò sưởi hiện ra trước mắt, thấy bàn ăn thịnh soạn, thấy một cây thông Noen lớn lộng lẫy, thấy bà đang mỉm cười, rồi em thấy bà cầm tay bay lên cao không còn đói rét đau buồn nào đe dọa em nữa..
Có thể nói mỗi lần đốt diêm là mỗi lần em bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Em ước mơ được ăn no, mặc ấm, được vui chơi, được sống trong tình yêu thương của gia đình. 
Ước mơ ấy của em thật bình dị gắn liền với tuổi thơ trong sáng của em. 
Hình như mỗi lần đốt diêm cũng là một lần ngọn lửa yêu thương của nhà văn cháy lên, sưởi ấm động viên em.
Thực tế, em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm trong một ngày đầu năm trước sự thờ ơ, lạnh lùng của mọi người.
Qua nhân vật đầy bất hạnh ấy, tác giả đã thức tỉnh biết bao tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người trên thế giới này. Những số phận như cô bé bán diêm rất cần, được yêu thương đùm bọc để chẳng còn những thảm cảnh xảy ra nào khác nữa.
Để thể hiện thành công điều này, tác phẩm đã có cách kể truyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, thủ pháp tương phản được sử dụng hiệu quả.

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_lop_8_luyen_tap_van_ban_co_be_ban_diem.docx